Điều trị bướu cổ không cần phẫu thuật
Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa triển khai kỹ thuật đốt vi sóng xử lý khối bướu mà không cần mổ, thời gian xử lý chỉ trong vòng 15 phút và ra viện ngay trong ngày. Đây là phương pháp điều trị đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và một số bệnh viện lớn tại Việt Nam.
Bác sĩ Phạm Văn Phương thăm khám cho người bệnh đầu tiên sau thủ thuật đốt vi sóng.
Cô Nguyễn Thị Kim Liên (55 tuổi, ở quận Ninh Kiều) là một trong hai nữ bệnh nhân đầu tiên được tiếp cận kỹ thuật mới, kể: “Tôi bị bướu cổ lâu rồi, khối bướu ngày càng to làm khó thở, ăn uống khó khăn và ngày càng ốm. Nhiều lần đi khám bệnh, bác sĩ chỉ định mổ, nhưng vì sợ, nên khất lần. Sức khỏe ngày càng suy kiệt, cứ phải vô bệnh viện hoài. Mới đây, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị mới, có cách xử lý khối bướu cổ mà không cần phẫu thuật, nên tôi đồng ý làm ngay”. Theo cô Liên, nghe nhiều người nói mổ bướu cổ thì có tai biến, khàn giọng, mất tiếng nên cũng sợ, không biết phương pháp mới này ra sao. Nhưng giờ nói chuyện, nghe giọng vẫn bình thường, cô rất mừng.
Bác sĩ CKII Phạm Văn Phương, Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cũng dặn dò, tư vấn cho bệnh nhân Liên trước khi xuất viện, về nhà theo dõi sức khỏe. Trong tuần đầu sau thủ thuật, chỗ khối bướu có thể to lên do phản ứng sưng, nhưng sau một tháng thì sẽ teo nhỏ lại và sau 3 tháng thì hầu như biến mất, chỉ còn vết sẹo. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn tái khám định kỳ của bác sĩ. Thông qua hình ảnh siêu âm các lần tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi được hiệu quả điều trị triệt để khối bướu.
U tuyến giáp lành tính, dân gian gọi là bướu cổ, chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp – một tuyến nhỏ nằm trước vùng cổ, ngay trên xương ức. Tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi, thường gặp nhiều ở nữ. Theo bác sĩ CKII Phạm Văn Phương, đa phần người dân phát hiện bệnh khi đã có triệu chứng khàn giọng, nuốt nghẹn, sờ ở cổ thấy khối u ngày càng to mới đến bác sĩ thăm khám chứ chưa chủ động tầm soát bệnh định kỳ. Trước đây, việc điều trị bướu cổ và các u tuyến giáp lành tính, bác sĩ thường mổ mở hoặc nội soi từ ngực hoặc nách. Khi phẫu thuật, phải gây mê bệnh nhân, nằm viện lâu ngày và để lại sẹo mổ. Chưa kể, việc phẫu thuật tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng như khàn giọng hay suy giáp.
Video đang HOT
Hiện nay, việc ứng dụng nhiệt trong điều trị các khối u rất hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần được gây tê tại chỗ khoang quanh tuyến giáp và vẫn tỉnh táo suốt quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật. Các bác sĩ đưa một kim nhỏ vào vùng nhân giáp và sử dụng nhiệt của vi sóng để đốt, phá hủy toàn bộ nhân giáp. Tiến bộ của kỹ thuật này là không phải rạch da, nên sau đốt vi sóng, bệnh nhân chỉ cần nằm lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi vài giờ và xuất viện trong ngày. Phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp và hạn chế thấp nhất tỷ lệ biến chứng so với phẫu thuật.
Theo các bác sĩ, dù xử lý khối bướu bằng đốt vi sóng hay phẫu thuật, đều có khả năng tái phát, trừ việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp. Do vậy, người có tiền sử có bướu giáp cần dự phòng ngăn ngừa bệnh, bằng cách tầm soát sức khỏe định kỳ, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung muối I-ốt, ăn hải sản, hạn chế ăn rau cải trắng… Bác sĩ lưu ý, tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ nên rất dễ nhận ra những biểu hiện khác thường. Mọi người hãy đi khám ngay khi thấy các triệu chứng: sờ thấy khối u ở cổ, nổi hạch to ở cổ, ho mạn tính kéo dài, khàn giọng, khó nuốt, khó thở, đau trong họng hoặc vùng cổ.
Kỹ thuật đốt vi sóng điều trị bướu giáp lành tính đã được triển khai ở một số bệnh viện trong nước và được bảo hiểm y tế thanh toán. Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới triển khai kỹ thuật này, đã đăng ký với Sở Y tế, thực hiện quy trình thủ tục để đưa vào danh mục kỹ thuật được thanh toán bảo hiểm y tế giúp người bệnh trong vùng được tiếp cận kỹ thuật cao với chi phí hợp lý.
Bài, ảnh: THU SƯƠNG
Theo baocantho
Hơn 15.000 ca mắc ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Mỗi năm ở nước ta có 164.671 sô ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm tỉ lệ 9,2%).
Vừa qua, Bệnh viện K cũng phối hợp cùng Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng tổ chức khám sàng lọc ung thư vú miễn phí cho gần 300 phụ nữ tại cơ sở Quán Sứ của Bệnh viện.
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ bước sang tuổi 40 nên tiến hành tầm soát ung thư vú thường xuyên.
Đây là hoạt động thiết thực để chị em phụ nữ yêu thương bản thân mình, giữ gìn sức khỏe và vẻ đẹp tư tin để hoàn thành sứ mệnh cao cả làm vợ, làm mẹ, cống hiến cho xã hội.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) năm 2018, mỗi năm ở nước ta có 164.671 sô ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm tỉ lệ 9,2%).
Tuy nhiên, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỉ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) rất quan trọng.
Theo Giám đốc Bệnh viện K, hiện phương pháp điều trị ung thư vú đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Chất lượng điều trị do đó hiện được cải thiện đáng kế. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
"Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn", GS.TS. Trần Văn Thuấn khẳng định.
Các chuyên gia y tế cho biết, ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Các chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng. Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa và chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán:
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, bạn cần lưu ý như độ tuổi (ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 tuổi); mắc bệnh lý về tuyến vú như xơ vú, áp xe vú...; yếu tố di truyền; phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi); béo phì; lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học; phơi nhiễm phóng xạ...
D.Ngân
Theo baohaiquan
Vật lộn để ăn sau khi phẫu thuật cắt dạ dày khiến người phụ nữ qua đời sau 1 tuần nhập viện Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày đang là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng nhưng nó cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường mà bạn không ngờ đến. Kimberley Wall (44 tuổi) là một người mẹ 3 con đến từ Rochdale, Greater Manchester (Anh) từng nặng tới 146kg. Vì quá tự ti với...