Điều tra vụ vợ chồng Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát bị tố lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Liên quan đến vụ vợ chồng Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát (VKS) bị tố lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng mà Báo CAND đã thông tin, sáng 17/8, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk xác nhận, đã thụ lý và giao Phòng CSHS điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Thức (43 tuổi, Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Krông Ana, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Ea H’leo) cho rằng, gia đình mình là nạn nhân. Những người tố cáo có hành vi cho vay lãi nặng khiến gia đình ông kiệt quệ nên đã có đơn tố cáo ngược.
Cơ quan Công an làm việc với các hộ dân.
Trong khi đó, trao đổi với các hộ dân trước thông tin bị phó viện trưởng tố ngược lại, nhiều người tỏ ra bức xúc. Bà Nguyễn Thị Thu Hiếu (37 tuổi, trú tại thôn 2A, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo) cho biết, bà rất ngạc nhiên khi nghe tin ông Nguyễn Công Thức tố ngược bà Hiếu là người cho vay lãi nặng. “Tôi thật không ngờ ông Thức lại có thể nói ra những lời trắng trợn như vậy”.
Video đang HOT
Bà Hiếu cho biết, vào khoảng đầu năm 2017, bà bắt đầu làm ăn với điểm thu mua, sau đó là Công ty TNHH XNK nông sản Đăng Anh (Công ty Đăng Anh) do bà Nguyễn Thị Thúy Kiều (vợ ông Thức) làm giám đốc. Quá trình làm ăn ban đầu diễn ra rất suôn sẻ. Đến năm 2021, bà Kiều còn lưu kho của bà Hiếu hàng trăm tấn tiêu, cà phê. Hai bên chốt công nợ tương đương số tiền hơn 22 tỷ đồng.
“Cuối tháng 4-2021, bà Kiều nói cần huy động một lượng lớn hạt tiêu để trả hợp đồng nên nhờ tôi thu gom trong dân đưa đến đại lý của bà chốt bán, ăn chênh lệch. Trong hai tháng, tôi gom được gần 121 tấn hạt tiêu đem đến công ty bà Kiều chốt bán bằng 10 phiếu ký gửi (có chữ ký bà Kiều, tương đương 14,7 tỷ đồng). Đến ngày 21-10-2021, bà Kiều nói đi ngân hàng rút tiền, trả nợ cũ lẫn nợ mới là 36,7 tỷ đồng. Nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán. Đến trước thời điểm tuyên bố “phá sản” (23-3-2022), bà Kiều cho người đem hai tờ “giấy vay tiền” đến nhà tôi. Một tờ có số nợ 14,7 tỷ đồng (ghi ngày 1-1-2022), tờ còn lại hơn 22 tỷ đồng (ghi ngày 8-3-2022), khớp với số nợ tiền hàng bà Kiều đang nợ tôi. Cả hai tờ “giấy vay tiền” chỉ có chữ ký, điểm chỉ của bà Kiều”, bà Hiếu kể.
Cũng theo bà Hiếu, đối với các giấy vay tiền khác, bà đã cộng dồn công nợ thành “giấy vay tiền” theo ý bà Kiều. “Công an sao kê tài khoản của tôi rồi. Rất mong Công an điều tra nhanh, xem tôi cho vay nặng lãi ra sao, tài sản ông Thức, bà Kiều đã tẩu tán như thế nào để dân còn đòi lại tiền”, bà Hiếu đề nghị.
Cũng theo người dân, sau khi đã “hợp thức hóa” toàn bộ phiếu ký gửi, chốt bán cà phê, hồ tiêu thành “giấy vay tiền” thì vợ chồng ông Thức tuyên bố “phá sản”.
Tại buổi “tuyên bố phá sản” ngày 23-3-2022, ông Thức thừa nhận việc làm ăn của vợ chồng có thua lỗ, chủ động viết giấy cam kết sẽ bán hết tài sản để trả nợ cho dân. “Thế nhưng, bây giờ ông Thức lại nói trên báo mình không liên quan gì việc kinh doanh, mua bán của vợ”, bà Hiếu bức xúc nói.
Theo tài liệu phóng viên có được, tại giấy cam kết ghi ngày 23-3-2022 (ngày vợ chồng ông Thức tuyên bố vỡ nợ – PV), ông Thức ghi: “Tôi (là chồng) chấp nhận bán hết tài sản của cá nhân để vợ trả nợ cho dân. Toàn bộ tài sản sẽ được tòa án phát mãi (theo Luật công ty năm 2014) trong thời gian sớm nhất. Sau khi tòa án phát mãi, toàn bộ tài sản sẽ được trả cho bà con, số nợ còn lại vợ chồng tôi sẽ có phương án để thanh toán cho bà con”.
Ngày 10-8, sau khi có thông tin trên báo chí về việc người dân tố cáo vợ chồng phó viện trưởng lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, ông Thức lên tiếng trên một tờ báo rằng, việc vợ ông lập công ty hay vay mượn, mua bán nông sản ông đều không tham gia. Ông Thức còn nói vợ ông đã có đơn gửi Công an tố cáo hành vi cho vay lãi nặng của một số người dân. Ngoài ra, ông Thức cho biết “vợ ông một mình ký đơn gửi tòa án đề nghị giải quyết ly hôn”. Tuy nhiên, người dân cho biết, dù nói đã ly hôn, hằng tuần ông Thức vẫn từ huyện Krông Ana về nhà sống với “vợ cũ” tại huyện Ea Hleo. Sau thời gian tuyên bố “vỡ nợ”, ông Thức và “vợ cũ” vẫn vô tư mua xe hơi tiền tỷ để đi lại như chưa có chuyện gì xảy ra khiến người dân hết sức bức xúc. Phóng viên tiếp tục nhiều lần liên hệ với ông Thức, bà Kiều nhưng đều không được hồi âm.
Công ty Đăng Anh do bà Nguyễn Thị Thúy Kiều làm Giám đốc chuyển từ Khánh Hòa đến Đắk Lắk hoạt động từ ngày 17-3-2021. Công ty này hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu nông sản. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ khi chuyển về hoạt động trên địa bàn, doanh nghiệp này chưa có hoạt động kê khai thuế tại Đắk Lắk.
Tái diễn thủ đoạn giả danh cơ quan điều tra để lừa đảo
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, tình trạng các đối tượng dùng dịch vụ giả mạo số điện thoại của cơ quan Công an, Viện kiểm sát... gọi điện tự xưng cán bộ Công an, Viện kiểm sát hoặc Tòa án thông báo người dân có liên quan đến vụ án đang điều tra tiếp tục gia tăng số vụ và nạn nhân...
Bọn chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng cung cấp để phục vụ công tác điều tra, xử lý. Khi người dân lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp thì chúng chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác và chiếm đoạt.
Anh Vũ Viết Hưng (SN 1996, ngụ phường Thạnh Lộc, quận 12) bức xúc: "Tôi đang làm công trình xây dựng ở quận Bình Tân thì nhận được cuộc gọi điện thoại lạ. Đối tượng yêu cầu tôi phải tìm chỗ kín đáo để nói chuyện. Sau đó, đối tượng nói tôi liên quan đến vụ tai nạn giao thông chết người mà Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án và yêu cầu phải chuyển hơn 200 triệu đồng vào tài khoản của chúng. Tôi nói mình chưa từng được ra đến mảnh đất TP Đà Nẵng, thì làm sao lại liên quan đến vụ tai nạn chết người. Tôi yêu cầu chúng phải gửi giấy mời đến nơi cư trú thì chúng cúp máy ngay. Tôi gọi lại thì thuê bao không liên lạc được".
Để phòng ngừa tình trạng trên, Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị, người dân phải hết sức cảnh giác, thận trọng, bình tĩnh, dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại; yêu cầu những người tự xưng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ đến Công an địa phương nơi mình cư trú. Người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn như, bấm phím số trên máy điện thoại, xác minh số điện thoại...; không cung cấp số tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai; tuyệt đối không chuyển tiền dưới bất cứ hình thức nào (nếu đã chuyển phải báo ngân hàng phong tỏa ngay số tài khoản đã chuyển); báo cho người nhà biết và thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để xử lý.
Thủ đoạn mới trong cho vay lãi nặng Chỉ trong vòng 2 tháng qua, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Cơ quan Công an đã phát hiện và triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm "tín dụng đen". Và đáng nói, các đối tượng đã sử dụng các phương thức, thủ đoạn mới để "thích ứng", nhằm qua mặt cơ quan chức năng... Quay lại clip thay cho việc "cầm"...