Điều tra vụ Việt kiều ‘quậy’ buộc cảnh sát nổ súng
Liên quan đến vụ một Việt kiều say xỉn vi phạm luật giao thông, tông xe vào CSGT rồi bỏ chạy, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang xem xét có thể khởi tố vụ án “Chống người thi hành công vụ”.
Ngày 2/5, thượng tá Trần Tiến Đạt, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết đang tạm giữ ông Nguyễn Văn Hùng (58 tuổi, Việt kiều Mỹ) để làm rõ về hành vi lái xe tốc độ cao, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe còn tông vào CSGT rồi bỏ chạy.
Uống rượu, đại náo trên đường
Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng 14 giờ 30 phút ngày 30-4, trong lúc tổ CSGT thuộc đội CSGT số 2 (PC 67 – Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) do trung úy Nguyễn Bảo Khánh làm tổ trưởng đang làm nhiệm vụ trên Quốc lộ 20 thì phát hiện ông Hùng lái ô tô có dấu hiệu vi phạm tốc độ nên ra hiệu lệnh dừng xe nhưng ông Hùng nhấn ga bỏ chạy về hướng tỉnh Lâm Đồng.
CSGT dùng mô tô đuổi theo đồng thời gọi báo cho một tổ tuần tra khác chặn đường. Tổ công tác đón đầu dùng ô tô chuyên dụng tiếp ứng đồng đội nhưng vẫn không dừng được chiếc ô tô đang phóng với tốc độ kinh hoàng. Lúc này, tổ CSGT phải gọi điện nhờ người dùng ô tô chắn ngang đường để chặn chiếc xe “điên”, đồng thời báo Công an huyện Định Quán yêu cầu hỗ trợ.
Ông Nguyễn Văn Hùng bỏ ra ghế sau ngồi, không hợp tác với lực lượng chức năng
Khi phát hiện ô tô chắn ngang trước mặt, ông Hùng cho xe tông trực diện rồi tiếp tục bỏ chạy. Một mô tô của cảnh sát liền vượt lên, ép xe ông Hùng vào lề thì bất ngờ ông lùi lại, húc vào mô tô khiến chiến sĩ ngồi trên xe ngã xuống đường. Buộc lòng, CSGT phải nổ súng chỉ thiên cảnh cáo.
Cùng lúc, Công an huyện Định Quán có mặt. Lúc này, ông Hùng mới dừng lại. Tuy nhiên, ông không hợp tác, tiếp tục chửi bới, thách thức CSGT. Dù người nồng nặc mùi rượu nhưng ông Hùng không chịu kiểm tra nồng độ cồn, nhoài người đổi chỗ ra ghế sau, không xuống xe, không thừa nhận mình cầm lái, nói… không biết lái xe!
Video đang HOT
Thích… quậy!
Theo Công an tỉnh Đồng Nai, ông Hùng đang sinh sống, làm ăn tại huyện Thống Nhất – Đồng Nai. Năm 2011, ông Hùng từng có hành vi tương tự trên xa lộ Hà Nội. Lúc đó, cũng có hơi men, ông Hùng lái ô tô va quệt với với một người đi đường rồi bỏ chạy.
Bị người dân đuổi theo, ông Hùng lạng lách va quệt với nhiều xe máy khác, lách qua cả những chiếc taxi chắn ngang đường ngăn cản và đâm gãy barie của trạm thu phí trên đường. Chỉ đến khi cơ quan chức năng đuổi theo, đến ngã 3 Tân Vạn – Đồng Nai, gặp kẹt xe, ông Hùng mới chịu dừng xe.
Trong lần “làm loạn xa lộ” này, ông Hùng bị Công an quận 9 – TPHCM phạt hành chính 10 triệu đồng về hành vi “không chấp hành hiệu lệnh giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Thượng tá Trần Tiến Đạt cho biết do tính chất sự việc mang yếu tố nước ngoài nên Công an huyện Định Quán đã bàn giao lên Công an tỉnh Đồng Nai thụ lý, đồng thời trao đổi với Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM để phối hợp.
“Hiện chúng tôi đang giám định mức độ hư hại phương tiện và làm rõ chi tiết các vụ việc liên quan để xem xét có thể khởi tố vụ án. Dù người nước ngoài mà vi phạm pháp luật Việt Nam thì cũng bị xử lý như đối với công dân Việt Nam” – ông Đạt khẳng định.
Có thể bị xử lý hình sự
Theo luật sư Ngô Đình Hoàng (Đoàn Luật sư TPHCM), về mặt khách quan, hành vi của ông Hùng có dấu hiệu dùng vũ lực để cản trở người thi hành công vụ. Về mặt chủ quan, đây là lỗi cố ý vì ông Hùng nhận thức được hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ nhưng vẫn thực hiện.
Về mặt khách thể, hành vi này đã xâm phạm đến việc quản lý hành chính, trật tự xã hội của những người đang thi hành công vụ. Về mặt chủ thể, ông Hùng đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, đã đủ các yếu tố cấu thành tội “Chống người thi hành công vụ”, được quy định tại điều 257 Bộ Luật Hình sự (BLHS).
Còn theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TPHCM), ông Hùng điều khiển ô tô tông thẳng vào các chiến sĩ công an gây thương tích, tông vào xe đang cản đường đến mức làm chiếc xe quay ngược lại là đã phạm vào tội “Cố ý gây thương tích” (điều 104 BLHS), thậm chí là tội “Giết người” (điều 93 BLHS) nếu có hậu quả chết người xảy ra.
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, người lái xe có hành vi chống đối quyết liệt, gây ra hàng loạt hành động ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác, phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với hậu quả gây ra.
Ở đây, việc dùng ô tô trên đường tháo chạy từ sự truy đuổi của lực lượng chức năng, cố ý tông vào ô tô khác đang chặn đường còn là hành vi “Hủy hoại tài sản” nhưng hành vi này lại có dấu hiệu của tội “Cố ý gây thương tích” với khung hình phạt tăng nặng.
Theo vietbao
CA chỉ được nổ súng khi bị uy hiếp tính mạng
"Hiểu dự thảo Nghị định theo hướng cho phép CSGT được nổ súng khi người tham gia giao thông vi phạm là hoàn toàn sai".
Ngày 22/3, tại hội nghị sơ kết tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT), PCCC..., Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định như trên khi nói về Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ (THCV).
Nổ súng ngăn chặn là cần thiết
Trung tướng Ngọ nói nổ súng để ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ là cần thiết. Đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phải làm. Trong tình hình tội phạm gia tăng như hiện nay, cần thiết phải trao quyền phòng vệ chính đáng cho người đang THCV.
"Khi nào người THCV được nổ súng vào đối tượng chống người THCV? Dự thảo đơn thuần chỉ dùng để áp dụng cho tội phạm chứ không áp dụng đối với mọi tầng lớp nhân dân. Người THCV chỉ được rút súng khi tội phạm dùng súng, mã tấu uy hiếp trực tiếp tính mạng người THCV hoặc người dân cùng tham gia vây bắt tội phạm. Nhiều trường hợp tội phạm rất manh động, nhất là tội phạm về ma túy, họ dùng hung khí hoặc rút súng ra bắn thẳng vào lực lượng công an, chẳng lẽ công an chỉ được bắn chỉ thiên mà không thể nổ súng trực tiếp vào đối tượng đang uy hiếp tính mạng mình?" - ông Ngọ nói.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ tại hội nghị. Ảnh: LÊ XUÂN
Theo ông Ngọ, nếu hiểu theo cách cứ có hành vi chống người THCV là có quyền rút súng ra bắn hoặc lập luận rằng một cảnh sát vừa ra trường, học trung cấp không được dùng súng bắn vào tội phạm nguy hiểm là hoàn toàn sai vì họ đã đủ 18 tuổi, được đào tạo bài bản. "Cái quan trọng là phải quy định rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể, không thể nổ súng tràn lan được. Khi có nghị định của Chính phủ rồi, chúng tôi sẽ cụ thể hóa bằng các thông tư đối với từng trường hợp cụ thể khi áp dụng. Ngoài ra, người THCV cũng là một công dân và cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khi thi hành nhiệm vụ anh làm sai. Một điểm quan trọng khác đó là lựa chọn ai được nổ súng, nếu là lực lượng công an thì phải được tập huấn đầy đủ từ tình huống, hoàn cảnh đến loại đối tượng tội phạm được nổ súng" - Trung tướng Ngọ cho biết.
Đưa xe khách vào diện kinh doanh có điều kiện
Cũng tại hội nghị, đề cập đến vấn đề bảo đảm ATGT đường bộ, nhất là đối với xe khách hiện nay, Trung tướng Ngọ nói: Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng CSGT phải tuần tra kiểm soát chặt chẽ các phương tiện tham gia giao thông, tập trung vào các tuyến trọng điểm và phương tiện trọng điểm, trong đó có xe khách. "Theo tôi, nên đưa xe khách vào diện quản lý có điều kiện, đưa những người kinh doanh xe khách vào diện kinh doanh có điều kiện. Không thể chấp nhận pháp luật chỉ xử lý người đi lái thuê trong khi chủ phương tiện không có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, để giảm thiểu tai nạn giao thông phải có một sự đồng bộ ngay từ các ngành ra các nghị định, nó phải sát với tình hình thực tế, chú trọng từ những khâu nhỏ nhất. Phải xem xét từ khâu đào tạo lái xe, xem có đảm bảo chất lượng hay không. Lực lượng CSGT phải kiểm tra có bao nhiêu phần trăm những người điều khiển phương tiện điều khiển phương tiện không nắm rõ luật, tay lái non hoặc không học mà vẫn được cấp bằng lái. Chúng tôi sẽ kiến nghị lên Ủy ban ATGT Quốc gia, các địa phương, những trung tâm đào tạo lái xe nào để xảy ra tai nạn nhiều mà lỗi do người điều khiển giao thông thì cần thiết phải đình chỉ hoạt động của trung tâm đó" - Trung tướng Ngọ nói.
Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc làm 12 người chết tại Khánh Hòa ngày 8-3, Trung tướng Ngọ cho biết: "Qua báo cáo sơ bộ, hiện đã giải mã được hộp đen của xe Quảng Ngãi, ghi nhận xe này chạy quá tốc độ khi xảy ra tai nạn (90/70 km/giờ) nhưng cơ quan điều tra phải làm rõ hết tất cả tác nhân có thể dẫn đến vụ tai nạn trên. Trong vụ tai nạn này còn có nguyên nhân gián tiếp là chất thải bùn mía rơi vãi và phải làm rõ nguyên nhân gián tiếp này để xử lý chứ không thể đổ lỗi cho người chết được (tài xế xe Quảng Ngãi đã tử vong - PV)".
Trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, lực lượng CSGT và cảnh sát đường thủy công an các địa phương đã kiểm tra, xử lý 987.482 trường hợp, tạm giữ 4.416 ô tô, 102.860 xe máy, xử lý 138.208 trường hợp vi phạm. Công an các địa phương đã phát hiện 233 vụ phạm pháp hình sự, 282 vụ vận chuyển hàng cấm, trốn thuế, bắt giữ 482 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật và hàng hóa. Trong chín ngày tết đã xảy ra 373 vụ tai nạn giao thông làm chết 314 người, bị thương 387 người...
Theo 24h
CA được nổ súng: Chặt chẽ vẫn lạm quyền "Mỗi viên đạn được bắn ra khỏi nòng không chỉ có trách nhiệm giải trình mà còn gắn với lương tâm. Nếu người thực thi công vụ cố tình vi phạm thì quy định có chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra lạm quyền". Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công...