Điều tra vụ khu bảo tồn thuê người đốn hạ cây rừng tự nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai thuê người chặt phá, đốn hạ hàng chục cây rừng tự nhiên để trồng dược liệu. Hiện công an đã vào cuộc điều tra làm rõ.
Công an tỉnh Đồng Nai hôm nay đang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai xác minh, điều tra dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai.
Cây rừng tự nhiên bị chặt hạ trong Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai
Cùng ngày, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cũng đã có báo cáo việc phát dọn, chặt hạ cây rừng tự nhiên trong Khu bảo tồn này lên cấp trên để xin ý kiến xử lý.
Trước đó, cuối tháng 11, Trạm kiểm lâm Phú Lý (thuộc Hạt Kiểm lâm Vĩnh Cửu) phát hiện một số người phát dọn, chặt hạ cây rừng tự nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) do Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai quản lý, sử dụng.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận có 0,98ha cây rừng tự nhiên đã bị phát dọn, chặt hạ, chỉ còn lại một số ít cây có đường kính nhỏ, nhiều cây gỗ lớn đường kính hơn nửa mét bị đốn hạ, cắt thành nhiều khúc. Ngoài ra, một số cây gỗ cao hàng chục mét mới bị đốn hạ chưa được cắt khúc nằm ngổn ngang trong rừng.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng tiến hành ngăn chặn, làm việc với những cá nhân và đơn vị liên quan.
Video đang HOT
Bước đầu, Khu bảo tồn này thừa nhận thuê 3 người dân phát dọn, chặt hạ cây rừng tự nhiên trên để trồng thí nghiệm các loài cây thuốc bản địa vào đầu mùa mưa năm 2020 theo đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu bảo tồn gen cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm vùng Đông Nam bộ tại Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai”.
Tuy nhiên, lực lượng chức năng khẳng định khu bảo tồn này đã không thực hiện theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; không có phương án trình cấp thẩm quyền phê duyệt về địa điểm, diện tích, đối tượng được phép thực hiện đề tài trồng thí nghiệm cây dược liệu như trên.
Làm việc với lực lượng chức năng, 3 người dân được thuê chặt cây rừng cho biết được ông Thái Ngô Đức – Hạt phó Hạt kiểm lâm khu bảo tồn thuê tới dùng cưa máy và dao để chặt cây. Quá trình chặt cây được chia thành 2 đợt, đợt 1 vào tháng 7 và đợt 2 vào tháng 11.
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai được thành lập vào năm 2004, là đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc quản lý của UBND tỉnh Đồng Nai. Đơn vị này được giao quản lý trên 100.000ha đất rừng tại các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom và Thống Nhất.
Xuân An
Theo vietnamnet.vn
Nhiều nhân chứng bị Tòa án huyện Vĩnh Cửu ngó lơ?
Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Cửu đã ra bản án sơ thẩm về vụ kiện Tranh chấp hợp đồng nhận khoán hồ giữa ông Trần Hữu Sỹ và Lâm trường Mã Đà.
Liên quan đến vụ kiện Tranh chấp hợp đồng nhận khoán hồ giữa ông Trần Hữu Sỹ (trú tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) với Lâm trường Mã Đà nay là Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai kéo dài gần 20 năm, ngày 3/10 vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Cửu ra bản án sơ thẩm, yêu cầu Khu bảo tồn hoàn trả nguyên vẹn số tiền đầu tư cải tạo hồ là 1,23 tỷ đồng, mà không trả tiền lãi; còn số tiền mua cá thả nuôi lại bị bác bỏ. Bản án khiến dư luận cho rằng vẫn chưa toàn diện, khách quan.
Nơi ông Đồng và nhiều nhân chứng cách đây hơn 20 năm thả cá giờ cỏ mọc um tùm.
Trong các nhân chứng, người đầu tiên mà nhóm phóng viên VOV tìm gặp là kỹ sư thủy sản Trần Lương, chủ cơ sở sản xuất cá giống Bàu Cá 2 (tại Trung Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai). Theo ông Trần Lương, ông Trần Hữu Sỹ có tìm đến cơ sở của ông đặt vấn đề mua cá giống về thả. Là một kỹ sư, cho nên ông muốn thăm hồ nuôi để qua đó còn tư vấn loại cá. Bởi, người nuôi mà làm ăn tốt thì cũng tăng thêm uy tín cho chính cơ sở sản xuất cá giống. Khi thăm hồ, ông Trần Lương tư vấn việc thả nhiều cá chép, bởi đây là hồ tự nhiên, có nhiều sinh vật đáy làm thức ăn theo đặc tính của loại cá này. Sau đó, ông Trần Lương hướng dẫn ông Sỹ mật độ thả, số lượng cá có thể nuôi trong hồ rộng 27 ha.
"Thứ nhất, tôi là người chịu trách nhiệm chính cơ cấu các loại cá trong hồ của ông Sỹ. Thứ hai là giữa ông Sỹ và tôi kí hợp đồng tay với nhau là mua bán cá và thanh toán. Tôi là người trực tiếp chở hai xe tải cá giống thả trên hồ ông Sỹ, đó là cái việc tôi là người chịu trách nhiệm. Tôi là cán bộ về hưu tôi phải có trách nhiệm trước Nhà nước và ông Sỹ", ông Lương cho hay.
Thông qua giới thiệu của kỹ sư Trần Lương, ông Trần Hữu Sỹ còn tìm đến cơ sở sản xuất cá giống của ông Trần Văn Cảnh (Trảng Bom, Đồng Nai) và trại cá giống của bà Lê Thị Thực ở Dĩ An, Bình Dương để mua cá bột.
Riêng trại cá của bà Thực, cung cấp cho ông Sỹ 3 triệu con giống. Cá giống đạt chuẩn từ 150 đến 200 con/kg, cho nên kỹ sư Trần Lương tính toán, thời điểm đó khoảng hơn 1 tấn cá được thả xuống hồ vườn ươm nơi ông Sỹ thuê khoán của Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Các giao dịch mua bán nêu trên đều được ông Trần Văn Cảnh và bà Lê Thị Thực xác nhận trong hồ sơ vụ án kéo dài gần 2 thập kỷ này.
Ông Phạm Văn Đồng - nhân chứng cho biết là người trực tiếp thả cá xuống hồ vườn ươm cách đây hơn 20 năm.
Một nhân chứng hết sức quan trọng là ông Phạm Văn Đồng (SN 1964), người được ông Sỹ thuê làm đầu công để cải tạo hồ, chăm cá, nhưng không được phiên tòa xét xử mới đây xác minh, lấy lời khai, dẫn tới các căn cứ chứng minh quyền lợi của nguyên đơn bị ảnh hưởng. Ông Đồng cho biết, sau khi giúp ông Sỹ coi nhân công cải tạo hồ thì tiếp tục được thuê làm người bảo vệ, chăm nuôi cá trên hồ. Cũng theo người đàn ông 55 tuổi này thì vào một buổi sáng tháng 10 năm 1997, có 3 chuyến xe tải chở cá giống đưa về, và ông Đồng là một trong những người trực tiếp thả cá, sau đó chăm sóc cá bột. Tháng đầu tiên phải chăm sóc cá bằng trứng gà hoặc vịt. Sau hơn 1 tháng thì vãi lân, vãi đạm xuống hồ để tạo tảo làm thức ăn cho cá.
"Ông Sỹ thả cá giống thời điểm tháng 10 năm 1997. Ông Sỹ thuê tôi nuôi cá. Tôi đưa cá giống từ xe xuống thả, hàng ngày cho cá ăn. Tiền công chưa có mà chỉ ứng cho ăn thôi, đến khi nào vét được ao thì trả. Nhưng khi chưa vét được ao thì đã mất hợp đồng rồi", ông Đồng cho hay.
Năm 1998, khi Lâm trường Mã Đà giải thể, chấm dứt hợp đồng thì những người được thuê trông coi hồ cá như ông Đồng đi tìm việc làm khác. Và đến tận bây giờ, ông Sỹ vẫn còn nợ của ông Đồng tiền công chăm nuôi cá.
Đây là hai trong số rất nhiều nhân chứng giúp ông Sỹ thả cá xuống hồ nuôi vườn ươm hơn 22 năm trước. Hiện nay, một số người đã bỏ xứ đi làm ăn nơi khác, còn một số người thì đã chết. Trong các nhân chứng trên thì riêng kỹ sư Trần Lương đã được người của tòa án một số lần gặp, lấy lời khai. Nhưng từ chối việc đến tòa tham gia làm nhân chứng bởi cho rằng, việc ông Trần Hữu Sỹ kiện Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai cũng chỉ như "con kiến đi kiện củ khoai".
Còn ông Phạm Văn Đồng một lần được Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Cửu mời làm nhân chứng, nhưng đã cách đây 16 năm. Đó là lần xét xử đầu tiên vào năm 2003, do Phó Chánh án Lê Hồng Hải làm chủ tọa. Tại phiên tòa đó, ngoài yêu cầu bị đơn bồi thường cho nguyên đơn các chi phí đắp đập, tát hồ, cắt dọn gốc cây ở lòng hồ... thì số lượng cá đã thả nuôi hơn 1 năm cũng được bồi thường 110 triệu đồng, dựa vào giá thời điểm 1997-1998 do Chi cục Thủy sản Đồng Nai cung cấp.
Ông Trần Hữu Sỹ mua cá giống của ai? Số lượng bao nhiêu? Lượng thức ăn nuôi cá là gì, mua ở đâu?Ai là người chăm sóc cá?... Đó là câu hỏi mà VKS đặt ra tại phiên tòa xét xử vụ án Tranh chấp hợp đồng nhận khoán hồ giữa ông Nguyễn Hữu Sỹ và Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Và là một trong những căn cứ để VKS khẳng định, tòa vi phạm thủ tục tố tụng trong xác minh, thu thập chứng cứ.
Tòa án cho rằng, đã thu thập lời khai của những người bán cá và do không có hóa đơn chứng từ nên số tiền cá không được hoàn trả; thời điểm thả cá không thông báo cho lâm trường nên không biết ông Sỹ có thả cá hay không. Việc tòa đưa căn cứ như trên khiến dư luận băn khoăn bởi, ngoài lâm trường còn rất nhiều người tham gia, chứng kiến ông Sỹ thả cá, vậy vì sao lại không được tòa lấy lời khai, không làm cơ sở để xác minh sự việc (?!).
Hệ thống pháp luật dân sự là bảo vệ định chế tài sản và quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức. Thế nhưng, việc quyền lợi người dân trong vụ án này không được bảo đảm khi tòa không yêu cầu bị hại bồi thường tiền lãi kéo dài gần 20 năm, không tính hết giá trị vật chất được nguyên đơn bỏ ra và chưa xem xét toàn diện chứng cứ pháp lý, dễ khiến người dân mất niềm tin vào sự công bằng của pháp luật.
Theo Xuân Ngà- Hoàng Dương -Việt Đức/VOV-TP HCM
Án mạng ở Trảng Bom, Đồng Nai: Nghi can giết vợ đã ra đầu thú Ngày 16.9, Công an xã Đồi 61 (H.Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết nghi can vụ án mạng 'chồng giết vợ' đã đến cơ quan công an đầu thú. Hiện trường vụ án mạng Ảnh: Trung Nguyên Thông tin ban đầu, lúc 23 giờ 30 ngày 15.9, tại ấp Tân Phát, xã Đồi 61 (Trảng Bom, Đồng Nai) đã xảy ra một vụ...