Điều tra vụ con trai dùng kéo đâm chết cha
Sáng 29-8, Công an tỉnh Bình Thuận hoàn tất khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định tử thi vụ án mạng xảy ra tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong khiến ông Võ Minh T. (66 tuổi) tử vong.
Căn nhà xảy ra án mạng – Ảnh: MAI THỨC
Theo thông tin ban đầu, đêm 28-8, ông T. ở thôn 1, xã Phước Thể đang ngồi uống rượu một mình tại nhà.
Cùng lúc này, con trai ông là Võ Minh Tự nhậu ở nơi khác về đến thì giữa hai người xảy ra mâu thuẫn. Tự đã dùng cây kéo đâm vào người ông T..
Video đang HOT
Mặc dù người dân đã đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên ông T. không qua khỏi.
Trong đêm Công an tỉnh Bình Thuận đã tạm giữ Tự để điều tra.
Chị gái ông Nguyễn Đức Chung vay 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả giúp em trai
Theo nội dung đơn của chị gái cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được tòa công bố, thương xót em trai, bà đã vay mượn 10 tỷ đồng nộp khắc phục hậu quả, mong ông Chung được giảm án.
Phiên xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm trong vụ mua chế phẩm Redoxy-3C chiều 20/6 tiếp tục phần xét hỏi. Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Đức Chung vẫn khẳng định việc mua chế phẩm Redoxy-3C là đúng quy trình, đồng thời đề nghị tòa phúc thẩm xem xét về số tiền 10 tỷ đồng gia đình ông đã nộp ở giai đoạn sơ thẩm.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trả lời thẩm vấn chiều 20/6 (Ảnh: CTV).
Theo trình bày của ông Chung, số tiền trên do chị gái của ông nộp, do đó, ông cần trao đổi trực tiếp với chị mình để cân nhắc về việc có đồng ý nộp hay không.
Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn thông báo, bà Nguyễn Thị V., chị gái ông Chung, được triệu tập đến tòa nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. HĐXX đã công bố nội dung đơn của bà V. gửi đến tòa phúc thẩm.
Nội dung đơn cho thấy, bà V. trình bày, quá trình xét xử sơ thẩm, bà thấy em trai mình bị truy tố ở khung hình phạt cao nên rất thương xót. Bà tìm hiểu và được biết, nếu gia đình khắc phục hậu quả thì ông Chung có thể được giảm nhẹ mức án.
Bà V. cho biết, bà đã vay mượn bạn bè, người quen để nộp 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án và đã nhờ luật sư chuyển biên lai nộp tiền cho tòa sơ thẩm để xem xét trước khi tuyên án. Việc nộp tiền này, bà không bàn bạc với ông Chung.
Theo trình bày của bà V., nếu ông Chung tiếp tục bị kết tội thì bà vẫn tự nguyện khắc phục số tiền nêu trên, không đề nghị trả lại.
Trước nội dung này, bị cáo Nguyễn Đức Chung đề nghị các cơ quan tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định thiệt hại của vụ án.
"Nếu có quyết định đúng đắn của cơ quan pháp luật về việc giám định thiệt hại, hết bao nhiêu tiền, xin HĐXX cho tôi gặp vợ và gia đình, kể cả vay mượn tôi cũng khắc phục!" - cựu Chủ tịch Hà Nội nói và khẳng định, "kể cả con số cao hơn tôi cũng sẽ khắc phục ngay".
Bị cáo Chung cho rằng, thiệt hại của vụ án phải do cơ quan giám định xác định. Tuy nhiên, ở giai đoạn sơ thẩm, tòa án đã không trưng cầu giám định mà lại "tự ý kết luận về con số thiệt hại". Theo ông Chung, nếu tòa vẫn tuyên ông phạm tội, ông chấp hành nhưng không bao giờ chấp nhận giá trị thiệt hại như tòa sơ thẩm đã tuyên.
Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn viện dẫn các quy định của pháp luật và khẳng định, vụ án này không thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định thiệt hại nên quy kết của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
Theo bản án sơ thẩm, ngoài hình phạt 8 năm tù, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn bị liên đới bồi thường 25 tỷ đồng trong số hơn 36 tỷ đồng được xác định là thiệt hại trong vụ án.
Vụ nổ súng kinh hoàng ở Thái Nguyên: Nữ nạn nhân bị bắn vào đầu, vẫn hôn mê Trong vụ nổ súng kinh hoàng ở Thái Nguyên, nữ nạn nhân đã bị người hàng xóm bắn vào đầu, đạn xuyên qua thái dương và hiện vẫn chưa tỉnh lại. Thông tin nêu trên được bác sĩ Đặng Quang Dũng - Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, trao đổi với PV Dân trí tối 16/2 ....