Điều tra vụ 2 nhân viên của Samsung bị phơi nhiễm phóng xạ trong nhà máy
Theo hãng tin Yonhap, ngày 29/5, tập đoàn điện tử Samsung cho biết 2 nhân viên tại một trong những nhà máy sản xuất chip của hãng tại Hàn Quốc mới đây đã bị phơi nhiễm phóng xạ.
Chính phủ Hàn Quốc đang điều tra vụ việc này.
Nhà máy Giheung của Samsung ở Yongin. Ảnh: Yonhap News
Theo thông báo, hai nhân viên trên làm việc trong dây chuyển sản xuất chip của nhà máy Giheung của Samsung ở Yongin, cách thủ đô Seoul 42 km về phía Nam. Họ được phát hiện phơi nhiễm tia X ở tay hôm 27/5. Samsung cho biết hai nhân viên này đang được xét nghiệm và tập đoàn sẽ nỗ lực tối đa hỗ trợ việc điều trị và phục hồi của họ.
Video đang HOT
Samsung cũng cho biết ngày 29/5, Ủy ban an ninh và an toàn hạt nhân đã cử nhân viên đến kiểm tra dây chuyển sản xuất để điều tra nguyên nhân vụ việc. Samsung khẳng định sẽ hợp tác đầy đủ với tất cả các cơ quan liên quan và đảm bảo không để tái diễn vụ việc tương tự.
Samsung có 5 nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn tại Hàn Quốc gồm Giheung, Hwaseong, Pyeongtaek, Onyang và Cheonan, và 4 nhà máy tại Mỹ và Trung Quốc. Samsung đang xây dựng một nhà máy trị giá khoảng 40 tỉ USD ở Taylor, Texas, Mỹ.
Hàn Quốc tiết lộ trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới
Hàn Quốc công bố kế hoạch trị giá 473 tỷ USD cho trung tâm bán dẫn lớn nhất thế giới vào năm 2047 do Samsung, SK Hynix dẫn đầu, nhằm thống trị ngành chip toàn cầu.
Mới đây, Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm thành lập một "cụm siêu bán dẫn" ở phía nam Seoul vào năm 2047, nhằm củng cố vị thế của mình trong ngành công nghiệp chip toàn cầu. Kế hoạch này bao gồm khoản đầu tư đáng kể trị giá 622 nghìn tỷ won (tương đương 473 tỷ USD) từ các gã khổng lồ thuộc khu vực tư nhân Samsung Electronics và SK Hynix.
Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch thành lập cái mà họ gọi là "cụm siêu bán dẫn" ở phía nam Seoul vào năm 2047 bằng cách thúc đẩy tổng vốn đầu tư 622 nghìn tỷ won (473 tỷ USD) từ Samsung Electronics và SK Hynix. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Cụm siêu bán dẫn này sẽ được xây dựng trải dài từ Pyeongtaek đến Yongin trên quy mô diện tích 21 triệu mét vuông - một khu vực có diện tích gần bằng diện tích của tiểu bang New Jersey, Mỹ. Đến năm 2030, dự kiến khu vực này sẽ đạt công suất sản xuất hàng tháng là 7,7 triệu tấm wafer.
Samsung Electronics sẽ dẫn đầu khoản đầu tư, cam kết 500 nghìn tỷ won cho dự án, bao gồm ngân sách đáng kể 360 nghìn tỷ won cho 6 nhà máy mới ở Yongin, thêm 120 nghìn tỷ won cho 3 nhà máy mới ở Pyeongtaek và 3 nhà máy nghiên cứu ở Giheung. Còn SK Hynix có kế hoạch phân bổ 122 nghìn tỷ won để xây dựng 4 nhà máy mới ở Yongin.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự đoán rằng, cụm siêu bán dẫn này sẽ tạo ra ít nhất 3 triệu việc làm cả trực tiếp và gián tiếp trong hai thập kỷ tới. Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu tăng thị phần đáng kể, nhằm chiếm 10% thị trường chip toàn cầu vào năm 2030, tăng đáng kể so với ước tính hiện tại là 3%.
Để đảm bảo sự thành công cho dự án này, Chính phủ Hàn Quốc cam kết hỗ trợ khả năng tự cung cấp của chuỗi cung ứng, bằng cách đặt mục tiêu tự cung cấp 50% nguyên liệu, bộ phận và thiết bị chính vào năm 2030. Một cơ sở thử nghiệm cho các nhà cung cấp vật liệu và thiết bị liên quan đến chip dự kiến sẽ được ra mắt tại khu phức hợp Yongin vào năm 2027.
Động thái của Hàn Quốc phù hợp với xu hướng toàn cầu, khi các quốc gia như Nhật Bản và Đài Loan đang tích cực đầu tư vào lĩnh vực chip của họ. Cam kết của Chính phủ Hàn Quốc về giảm thuế cho các công ty chip địa phương nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ một lĩnh vực quan trọng đóng góp khoảng 16% vào kinh ngạch tổng xuất khẩu.
Có thể thấy, kế hoạch xây dựng cụm siêu bán dẫn lớn nhất thế giới của Hàn Quốc là một bước tiến đáng kể trong việc đảm bảo vị thế của nước này trong ngành công nghiệp chip toàn cầu đầy cạnh tranh khốc liệt.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin, với sự đầu tư đáng kể của khu vực tư nhân, sự hỗ trợ của Chính phủ và tập trung vào khả năng tự cung tự cấp, siêu dự án này nhằm mục đích thúc đẩy thị trường bán dẫn trong nước, cũng như đóng góp đáng kể vào việc tạo ra việc làm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Chia sẻ thêm về câu chuyện này, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Ahn Duk-geun nói: "Bằng cách hoàn thành việc xây dựng cụm siêu bán dẫn trong giai đoạn sớm hơn, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được khả năng cạnh tranh hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip, và cung cấp nhiều việc làm có chất lượng cho thế hệ trẻ kế tiếp".
Chêch lệch lương vẫn rất lớn ở các nền kinh tế phát triển Dữ liệu ngày 23/5 cho thấy mặc dù mức lương trung bình của người lao động Hàn Quốc đã đạt mức cao mới, vượt qua 90% mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sự chênh lệch giữa người lao động vẫn là một mối lo ngại, trong đó khoảng cách về lương theo giới là đáng...