Điều tra viên vụ ông Huỳnh Văn Nén nói gì?
“Ông Nén có thể oan cũng có thể không oan” – ông Cao Văn Hùng, nguyên điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án Huỳnh Văn Nén trước đây, nói.
. Phóng viên: Thưa ông, ông nghĩ gì về việc VKSND Tối cao vừa kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén mà ông từng trực tiếp điều tra 14 năm về trước?
Ông Cao Văn Hùng: Mấy hôm nay tôi có xem báo, tôi thấy không khách quan. Tôi chỉ một lần ra Trại giam Sông Cái (Ninh Thuận) và cùng đi với ông Đinh Kỳ Đáp (Phó phòng CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận lúc đó – PV) để làm việc. Trong lúc làm việc đều có hai người và một cán bộ trại. Lời lẽ mà Thành (bị án Nguyễn Phúc Thành lúc ấy, xin xem box bên phải – PV) bảo tôi đe dọa “mày muốn chết…” đúng là chỉ một phía nói không. Việc đó nó chỉ trình bày mình ghi lại thôi, làm sao có chuyện đe dọa rút đơn.
Điều tra hai hướng, sau đó khép lại một hướng
. Theo ông thì ông Huỳnh Văn Nén có oan không?
Cái việc mà người ta kháng nghị là quyền của họ. Người ta thấy có những dấu hiệu mà chưa rõ ràng lắm thì kháng nghị nhưng quá trình xác minh, điều tra có thể oan cũng có thể không oan. Đối với việc liên quan vụ án, tôi có trách nhiệm trình bày với ban chuyên án, với cơ quan điều tra.
. Ông nghĩ sao khi ông Bùi Minh Đăng (nguyên phó Công an xã Tân Minh, hiện là phó chủ tịch UBMTTQ xã Tân Đức, Hàm Tân, Bình Thuận – PV) ngay từ đầu đã xác định Th. và V. có mặt tại thời điểm vụ án xảy ra chứ không ngoại phạm như báo cáo của ông?
Bây giờ tôi mới nói, tổ điều tra đó không phải riêng cá nhân tôi. Khi thành lập ban chuyên án rất đông người chứ không phải một mình tôi. Việc xác minh Th. và Lộc (?) (anh ruột Th. – PV) từ trước thời điểm chưa phát hiện ra Huỳnh Văn Nén. Lúc đó điều tra theo hai hướng, một tổ theo hướng cướp của giết người; tổ còn lại điều tra theo hướng thù tức cá nhân. Khi lập danh sách, chúng tôi đã đưa những đối tượng hình sự này vào chứ không phải loại ngay từ đầu. Kết quả xác minh được biết cả hai không có mặt tại địa phương tại thời điểm xảy ra vụ án nên không đưa vào diện đi sâu để làm rõ thêm. Thế nhưng một năm sau, ông Đăng làm văn bản báo cáo cho rằng việc xác minh là sai, cả hai có mặt tại địa phương vào thời điểm vụ án xảy ra. Tài liệu này ông Đăng đúng hay sai thì anh em tự tìm hiểu, tôi không thanh minh chuyện đó.
Ông Huỳnh Văn Nén cởi áo tại phiên tòa xử vụ án “ vườn điều” để mô tả bị điều tra viên dùng nhục hình và ép cung. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Video đang HOT
“Thấy ngoại phạm nên không xác minh”
. Một mình ông Nén nhưng lại sử dụng cùng lúc hai con dao? Có bao giờ khi nhìn lại vụ án ông thấy mâu thuẫn không?
Đối với hai con dao, tình tiết Nén khai rất rõ ràng. Đó là dùng một con dao để cắt dây và dấu vết nham nhở trên dây hoàn toàn phù hợp với lời khai là do dao cùn. Vì không cắt được dây nên khi đi qua hàng rào Nén ném đi rồi vào lấy con dao khác để cắt. Do đó mới biết tại sao một mình Nén lại sử dụng hai con dao. Toàn bộ đều được khai rõ ràng, rất hợp lý. Đó là chuyện bình thường.
. Vậy còn điều không bình thường là có tới hai dấu chân kích cỡ khác nhau. Đây là điều trái với với khoa học điều tra hình sự nếu cho rằng chỉ có một người?
Hai dấu chân, một cái ở nền hiên nhà, một cái trên ghế nệm. Cái ghế nệm mút đấy khi giẫm phải sẽ rối lên. Đương nhiên hai dấu chân để lại ở hai điều kiện khác nhau thì phải khác nhau chứ. Bây giờ, xin lỗi, mình cũng rất đau đầu.
. Trong quá trình điều tra, có lần nào ông đến tiệm vàng TP ở Xuân Lộc, Đồng Nai – nơi nghi ngờ Th. và V. bán vàng cướp được để xác minh chưa?
Cái đó là không, không xác minh. Khi thấy có căn cứ ngoại phạm thì thôi.
“Lời khai của Nén là tự nguyện” (!?)
. Không xác minh những tình tiết được xem là quan trọng của vụ án? Ông có thể khẳng định lại việc bắt Huỳnh Văn Nén là oan hay không oan?
Việc oan hay không oan để cơ quan chức năng người ta làm. Bây giờ tôi có nói thì bảo tôi tự bảo vệ mình. Còn tôi khẳng định một điều chắc chắn là tôi không dùng nhục hình, bức cung để buộc Nén khai. Lời khai của Nén là tự nguyện trên cơ sở không còn cách nào khác, bởi về mặt tiêu thụ thời gian bất minh, không hợp lý nên cuối cùng phải khai ra. Đây là lời khai tự nguyện chứ tôi không bày vẽ hay áp đặt (!?).
. Vậy thưa ông, “lời khai tự nguyện” của ông Nén trong vụ án “vườn điều” cũng do ông điều tra đã dẫn đến chín người, ba thế hệ trong một gia đình bị bắt giam oan thì sao?
Cái vụ “vườn điều” là do quan điểm, oan hay không là do quan điểm. Còn tôi với tư cách là người trực tiếp làm nên khẳng định chính xác chứ không oan gì hết. Còn quan điểm xử lý có người thì cho rằng có căn cứ để buộc tội, có người nói chưa đủ. Cuối cùng một số người cho là oan. Việc oan hay không cơ quan chức năng đã kết luận rồi, tôi có nói ngược lại cũng không được gì.
. Trở lại vụ Huỳnh Văn Nén, ông có thấy mâu thuẫn và bất hợp lý không khi chính mình là người trực tiếp điều tra vụ án, kết tội ông Nén, sau đó lại đi xác minh đơn tố cáo hai nghi can khác để minh oan cho ông Nén?
Việc tôi đi xác minh là được phân công của thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, còn việc bên ngoài đánh giá là việc của người ta chứ…
. Xin cám ơn ông.
Đi xác minh để… phủ nhận chính mình Như đã thông tin, sau hơn 16 năm ngồi tù, mới đây ông Huỳnh Văn Nén được VKSND Tối cao kháng nghị đề nghị hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận kết án chung thân ông hơn 14 năm về trước.
Vụ án này đáng lẽ đã được xem xét ngay sau khi TAND tỉnh Bình Thuận tuyên án chung thân ông Nén (ngày 31-8-2000). Bởi lúc ấy, anh Nguyễn Phúc Thành (người cùng xã với ông Nén và nạn nhân, lúc ấy đang thụ án tại Trại giam Sông Cái, Ninh Thuận) đã viết đơn tố giác hai người bạn của mình mới chính là hung thủ, còn ông Nén bị oan.
Theo đơn của Thành thì chính Nguyễn Th. và Hồ Văn V. (đều ngụ xã Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) đã giết chết bà Lê Thị Bông. Sau khi gây án, Th. và V. đã kể lại cho Thành biết mình đã giết bà Bông rồi cướp vàng, sau đó nhờ Thành gọi xe ôm chở Th. đến tiệm vàng ở Xuân Lộc (Đồng Nai) bán vàng… Đơn tố giác này hết sức phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, trùng khớp với việc quản lý nhân khẩu của Công an xã Tân Minh. Theo đó, Nguyễn Th. đã đi khỏi địa phương từ cuối tháng 4-1998, còn Hồ Văn V. rời khỏi địa phương từ đầu tháng 9-2000 (sau khi ông Nén bị xử tù chung thân).
Nội dung đơn tố giác của anh Thành đã được chuyển cho Cục V26 – Bộ Công an. Sau đó Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cử điều tra viên Cao Văn Hùng đi xác minh. Gặp anh Thành, điều tra viên Hùng cho rằng anh tố cáo sai và yêu cầu anh rút đơn, nếu không sẽ phải ở tù lâu hơn. Anh Thành phản ứng và yêu cầu được gặp các nhân chứng có liên quan nhưng điều tra viên không đồng ý. Vẫn theo lời anh Thành, khi anh đề nghị viết ý kiến của mình dưới biên bản, ông Cao Văn Hùng quát: “Ai cho mày viết hả, mày muốn chết tao cho mày chết!”.
Toàn bộ thái độ hung hăng của điều tra viên sau đó đã được anh Thành báo cáo cho cán bộ trại giam. Tuy nhiên, theo anh Thành, từ đó không thấy có cán bộ nào đến hỏi anh về vụ việc trên. Vụ án tạm thời khép lại, ông Nén tiếp tục ngồi tù.
Sau khi ra tù, ngày 20-11-2013, anh Thành tiếp tục viết đơn tố giác gửi đến TAND Tối cao và VKSND Tối cao. Sau đó, đại diện Bộ Công an và VKSND Tối cao đã đến gặp anh làm việc. Mới đây nhất, VKSND Tối cao đã kháng nghị yêu cầu lật lại vụ án.
Theo PHƯƠNG NAM
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Bắt kẻ trói tay, siết cổ người phụ nữ trong vườn điều
Sáng 27.10, Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH (PC45) công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành bắt và đưa đối tượng Hà Minh Biên (22 tuổi; trú tại: Hải Dương) để điều tra làm rõ về hành vi giết người và cướp tài sản.
Đối tượng tại cơ quan điều tra
Như Lao Đông đã đưa tin, sáng 16.10, Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH (PC45) phối hợp công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án giết người cướp tài sản xảy ra tại khu rừng điều thuộc xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc. Nạn nhân trong vụ án là bà Trương Thị Liên (SN 1964, ngụ ấp 10, Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được phát hiện chết trong tư thế tay bị trói chặt ra phía sau, cổ bị siết, miệng bị bịt. Chiếc xe máy, điện thoại của nạn nhân biến mất khỏi hiện trường.
Tại cơ quan điều tra, Biên khai nhận mình từng bị đi tù vì tội trộm cắp tài sản. Tháng 5.2014 Biên ra tù rồi từ Hải Dương vào Bà Rịa-Vũng Tàu làm việc tại một lò rèn dao búa của người quen. Biên cho rằng làm tại đây không có tiền nên muốn bỏ việc.
Khoảng 10 giờ sáng 15.10, Biên xách ba lô âm thầm đi khỏi nhà người thân. Trước khi đi Biên có cắt một đoạn dây dù từ chiếc võng. Đi tới khi vực vườn điều, nơi xảy ra án mạng, thấy bà Liên đang cắt cỏ và rút điện thoại di động ra nghe, Biên nảy sinh ý định cướp tài sản. Sau khi bà Liên cho điện thoại vào trong túi, bó cỏ để cho lên xe chở về thì Biên chạy tới dùng liềm cắt cỏ của nạn nhân dí sát lên cổ và nói cướp đây. Bà Liên la lên thì Biên xé chiếc khăn của nạn nhân buộc mồm lại, sau đó y dùng chiếc dây dù chói quặt tay nạn nhân ra phía sau và siết cổ nạn nhân cho tới khi bà Liên không cử động nữa.
Biên lục túi nạn nhân lấy đi hơn 1 triệu đồng tiền măt, 2 chiếc điện thoại di dộng cùng chiếc xe máy mang biển số 60H8-6278 đã cũ (theo người nhà trị giá 1 triệu đồng) lao ra khỏi khu vườn điều, hướng về phía quốc lộ 1 phóng thẳng về nhà mình tại Hải Dương trong vòng 4 ngày. Khi vừa ra khỏi nơi gây án, Biên bị ngã xe phải vào trạm y tế rửa, khâu vết thương.
Trên đường đi, Biên bán 2 điện thoại của nạn nhân, 1 điện thoại của mình để lấy tiền đổ xăng cho xe máy. Biên ăn ngủ tại các quán cơm ven đường. Sau một vài ngày trốn ở quê nhà Biên bị công an bắt giữ. Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Theo LDO
Hung thủ siết cổ thiếu phụ trong vườn điều bị bắt Giết bà Liên cướp hai điện thoại và một triệu đồng làm lộ phí về quê, Biên bị bắt khi trốn cách hiện trường khoảng 2.000 km. Ngày 28/10, Công an đã di lý Hà Minh Biên (22 tuổi, Hải Dương) về Bà Rịa - Vũng Tàu để điều tra hành vi giết bà Trương Thị Liên (50 tuổi) và cướp tài sản....