Điều tra ‘nhà máy sản xuất trẻ em’ gây chấn động ở Thái Lan
Ngày 22/8, Interpol tuyên bố họ bắt đầu triển khai chiến dịch điều tra về vụ việc mà báo chí Thái Lan gọi là “nhà máy sản xuất trẻ em”.
Một đứa con của Mitsutoki Shigeta và người mẹ đẻ thuê. Ảnh: Bangkokpost
Mitsutoki Shigeta, một doanh nhân 24 tuổi người Nhật Bản, đã tạo ra cho bản thân một “nhà máy sản xuất trẻ em” tại Thái Lan bằng phương pháp mang thai hộ. Ít nhất 16 đứa trẻ đã ra đời bằng phương pháp mang thai hộ trên đất Thái Lan.
Khi cảnh sát ập vào một khu nhà tập thể ở Bangkok hồi đầu tháng 8, họ tìm thấy 9 đứa trẻ và 9 cô bảo mẫu đang sống trong vài căn phòng không có đồ đạc. Sau đó, cảnh sát xác định danh tính của cha 9 đứa trẻ là Mitsutoki Shigeta.
“Đời tôi chưa từng thấy chuyện gì như thế này. Tôi đang cố tìm hiểu xem loại người nào lại muốn có nhiều con như vậy”,Thiếu tướng Apichart Suribunya, giám đốc Interpol Thái Lan cho hay.
Shigeta đã 41 lần tới Thái Lan trong vòng 4 năm qua. Y đã đem 4 đứa trẻ trở về Nhật Bản. Anh ta đang cố đòi nốt 12 đứa trẻ mà cảnh sát Thái Lan đang giữ. Từ Nhật, Shigeta đã gửi mẫu ADN để chứng minh mình là cha ruột của chúng và lý giải một cách đơn giản rằng mình chỉ muốn “có một gia đình lớn” và đang tìm cách thực hiện điều đó.
Shigeta đã thuê 11 cô gái mang thai hộ và trong đó có 4 người sinh ra một cặp song sinh. Tuy nhiên, không ai dám tin vào cái lý giải “gia đình lớn” của người Nhật Bản này. Anh ta khẳng định rằng mình muốn có từ 10 đến 15 đứa con mỗi năm và sẽ thực hiện quá trình này liên tục tới khi mình chết, tức là muốn có hàng trăm đứa con.
Interpol tuyên bố họ đang hướng vào 2 mô-típ, đầu tiên là khả năng buôn bán trẻ em, và thứ hai là lạm dụng trẻ em.
Lãnh đạo phòng khám New Life, những người đã thực hiện các cuộc thụ tinh nhân tạo cho Shigeta, tiết lộ rằng anh ta muốn “thắng trong các cuộc bầu cử và hy vọng có phiếu từ một đại gia đình”. Phòng khám này đã từ chối tiếp tục làm việc với Shigeta sau khi nhận ra vấn đề.
Video đang HOT
Hiện Shigeta không bị khởi tố. Các đứa trẻ đều có giấy khai sinh, có một số tài sản mua dưới tên của vài đứa trẻ, một số đứa có cả tài khoản tiết kiệm. “Nếu anh ta muốn bán chúng, việc gì phải làm vậy?”, luật sư của Shigeta tại Thái Lan nói.
Theo Tri Thức
Chùm ảnh: Đưa 17 trẻ ở chùa Bồ Đề về nhà mới
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội vừa kết với lực lượng chức năng quận Long Biên đưa 30 người, trong đó 17 trẻ, 13 người già ở chùa Bồ Đề về Trung tâm bảo trợ số 2 (Ba Vì, Hà Nội) nuôi dưỡng.
Sáng ngày 22/8, tại chùa Bồ Đề, quận Long Biên Hà Nội, đại diện Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội đã kết hợp với lực lượng chức năng đưa trẻ và người già về Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 nuôi dưỡng. Người dân và khách nước ngoài đã đến theo sự việc.
Ghi nhận của phóng viên, ở cổng vào khu ở của trẻ nhỏ, người già, lực lượng bảo vệ của chùa Bồ Đề luôn túc trực. Phóng viên không được vào bên trong tiếp cận trẻ nhỏ. Khoảng 9h, những em nhỏ được chuyển lên xe khách 20 chỗ ngồi về Trung tâm bảo trợ xã hội.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Bất, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, trong ngày hôm nay, dự kiến chuyển 30 người về Trung tâm bảo trợ số 2, huyện Ba Vì, Hà Nội nuôi dưỡng, trong đó, có 17 trẻ, 13 người già. 1 em nhỏ bị nhiễm HIV cũng được đưa về trung tâm. Bé Tâm Anh bị bệnh cũng được đưa đi khám.
Trước đó, trả lời báo chí, đại diện phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) cho hay, tính đến ngày 20/8, phòng đã nhận được hồ sơ của 34 đối tượng theo kế hoạch chuyển đến các Trung tâm BTXH đợt 1, trước ngày 31/8.
Có 17 trẻ em ở chùa Bồ Đề được chuyển đi trong đợt 1
Trong đó, 1 trẻ bị nhiễm HIV được chuyển đến Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động số 2, còn lại là Trung tâm bảo trợ xã hội số 3 và Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật. Hơn 100 đối tượng còn lại, quận Long Biên và chùa Bồ Đề đang tiếp tục tìm gia đình để đề nghị đón về địa phương nuôi dưỡng.
Sau đó sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa đến các Trung tâm BTXH của thành phố. Tại đây, các đối tượng sẽ được nuôi dưỡng bằng kinh phí của thành phố, mức ăn thấp nhất theo quy định cũng là 700.000 đồng, chi phí khác 100.000 đồng/người/tháng.
Trước đó, chiều 19/8, tại cuộc giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Đỗ Mạnh Hải, Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết, quận Long Biên nhận được văn bản của chùa Bồ Đề đề nghị đưa toàn bộ số đối tượng đang nuôi dưỡng tại chùa vào Trung tâm BTXH của thành phố.
Sở LĐTB&XH Hà Nội đã xác định, các Trung tâm BTXH của TP Hà Nội hiện có khả năng tiếp nhận 180 đối tượng về chăm sóc nuôi dưỡng.
Tính đến giữa tháng 8/2014, tại chùa Bồ Đề có là 194 người. Trong đó, 135 người thuộc đối tượng trẻ em và người tàn tật, người cao tuổi (trẻ em từ 0 đến 5 tuổi là 55 em; từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37 em; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng BHXH 34 người; người tàn tật trên 16 tuổi 7 người; người cao tuổi 27 người). Đối tượng là giúp việc và trẻ em là con, cháu người giúp việc có 59 người (người giúp việc 35 người, trẻ em là 24 trẻ).
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi lại tại chùa Bồ Đề trong sáng nay:
Sáng ngày 22/8, đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa hơn 30 người ở chùa Bồ Đề về Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 ở Ba Vì nuôi dưỡng
Phóng viên phải đứng bên ngoài nhìn qua cửa sắt
Trẻ em ở chùa Bồ Đề được chuyển đi đợt 1
Đưa trẻ em, người già lên xe ô tô khách
Xe ô tô chở trẻ em và người già về Trung tâm bảo trợ xã hội số 2
Sau khi trẻ ở chùa Bồ Đề chuyển đi, lối vào khu vực trẻ ở lại được đóng chặt
Như tin đã đưa, tháng 10/2013, anh Nguyễn Thành Long (Đống Đa, Hà Nội) đến chùa Bồ Đề làm từ thiện và nhận một bé trai sinh tháng 10/2013 làm con đỡ đầu, đặt tên cháu là Cù Nguyên Công. Năm 2014, anh Long lên chùa thì không thấy cháu Công đâu nên đã đến cơ quan công an trình báo. Ngày 3/8/2014, Công an Thành phố Hà Nội đã bắt hai đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, ở Hà Nội) là quản lý nhà mở, giúp sư trụ trì trông trẻ và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, ở Hoàng Mai, HN, là người quen của Trang). Theo cơ quan điều tra, hành vi của Trang và Nguyệt có dấu hiệu của tội Mua bán trẻ em. Cũng theo cơ quan điều tra, sư trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan cũng là một trong những đối tượng điều tra của vụ án.
Cô chỉ là người đàn bà đẻ thuê! Ngày Hương lấy chồng, ai cũng nói hắn là "cứu tinh" của gia đình cô vì cô vừa lấy được chồng "xịn" lại vừa giúp bố thoát con đường tù tội. Mọi người thầm ghen tị với Hương, chỉ có người trong cuộc như cô mới hiểu được sự chua chát và cay đắng của cuộc đời mình, bởi lẽ đó là cuộc...