Điều tra nguyên nhân bí thư huyện ủy lái xe gây tai nạn
Sáng 21/10, Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xác nhận, đơn vị này đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông do ông Trần Báu Hà, Bí thư huyện Nghi Xuân lái xe gây tai nạn làm một người nhập viện.
Chiếc xe ôtô do ông Trần Báu Hà – Bí thư huyện Nghi Xuân gây tai nạn làm một người bị thương
Thiếu tá Đặng Quyết Thắng, Đội trưởng CSGT công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 20h ngày 19-10, ở phía nam cầu Bến Thủy thuộc khối 2 thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) xảy ra vụ tai nạn giao thông.
Chiếc xe ôtô màu trắng biển số 30A -210.56 do ông Trần Báu Hà – Bí thư huyện Nghi Xuân điều khiển lưu thông hướng Nghi Xuân – TP Vinh. Khi đến đầu cầu Bến Thủy, ôtô của bí thư huyện ủy đã va quẹt với chiếc xe máy biển số 35H2 -3212.
Hậu quả người điều khiển xe máy là bà Ngô Thị Hà, 44 tuổi, ở huyện Nghi Xuân, bị thương nặng ở chân, được đưa đến Bệnh viện Ba Lan (Nghệ An) cấp cứu. Tại hiện trường, xe ôtô bị nổ lốp trước, xe máy bị hư hỏng nặng.
Theo Thiếu tá Đặng Quyết Thắng, nguyên nhận vụ tai nạn đang được các cơ quan chức năng tập trung phân tích những dấu vết của hiện trường. Còn việc đo nồng độ cồn đối với ông Hà ở vụ tai nạn không được thực hiện. “Nguyên nhân tai nạn có thể do lỗi hỗn hợp hoặc là lỗi ở ông Hà, hiện chúng tôi đang làm rõ”, Thiếu tá Thắng nói.
Ông Trần Báu Hà, Bí thư huyện Nghi Xuân, cho biết, ông lái xe gây ra vụ tai nạn làm một nạn nhân bị gãy chân được đưa đi cứu chữa và đang chờ cơ quan công an kết luận…
Video đang HOT
Theoanninhthudo
Theo_Giáo dục thời đại
Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam: Tôi nghi ngờ cán bộ tiếp tay cho lâm tặc
Vào điểm nóng kiểm tra về tình trạng phá rừng, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nghi ngờ có việc cán bộ tiếp tay cho lâm tặc nên yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm.
Liên quan đến tình trạng phá rừng tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thuộc lâm phận Rừng phòng hộ Sông Tranh mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 5-10, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam dẫn đầu đoàn công tác gồm lãnh đạo các cơ quan ban ngành băng rừng lội suối vào thị sát "điểm nóng" phá rừng.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ngồi sau xe đầu) cùng đoàn công tác tiến vào lâm phận rừng phòng hộ Sông Tranh
Con đường độc đạo dẫn vào rừng
Vượt gần trăm cây số từ TP Tam Kỳ lên trung tâm xã Trà Bui, do đường xấu nên đoàn công tác buộc phải bỏ lại ô tô tại trụ sở xã để đi xe máy vào rừng. Mất hơn nửa giờ vật lộn trên con đường nhão nhoẹt bùn đất, đoàn công tác được chính các cán bộ bảo vệ rừng dẫn vào khu vực rừng bị tàn phá ở thôn 2, xã Trà Bui.
Dọc đường đi, không khó để phát hiện những phách gỗ đã cưa xẻ được lâm tặc cất giấu, chờ cơ hội để đưa đi tiêu thụ. Những thân gỗ lớn hai người ôm không xuể nằm ngổn ngang, dấu cũ dấu mới đều có. Khu vực đoàn công tác tiếp cận ở thôn 2 xã Trà Bui dù chỉ nằm ở bìa rừng nhưng khung cảnh hết sức hoang tàn, những cây gỗ lớn như chò, dỗi bị đốn hạ không thương tiếc.
Nhiều cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ vứt ngổn ngang
Kiểm tra tại hiện trường, đại diện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Nam nhận định, có thể lâm tặc dùng cưa lốc để cưa xẻ gỗ rồi thuê trâu kéo lên đường, sau đó đưa xe tải vào vận chuyển đi tiêu thụ.
Đại diện Phòng Cảnh sát ĐTTP về quản lý kinh tế và chức vụ công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra tại hiện trường
Điều đáng nói, đi vào khu vực rừng bị phá chỉ có một con đường độc đạo lại có đến 2 trạm bảo vệ rừng thuộc BQLRPH Sông Tranh nhưng không hiểu sao gỗ lậu vẫn có thể tuồn được ra khỏi rừng. "Điều này cho thấy việc quản lý của các cơ quan quản lý, bảo vệ rừng hết sức lỏng lẻo và không loại trừ có tiêu cực. Tôi đề nghị phải điều tra làm rõ, nếu huyện không điều tra được thì hãy chuyển lên cho công an tỉnh làm" - vị cán bộ công an, cho biết.
Gỗ lậu được vận chuyển về nhà dân chờ đưa đi tiêu thụ
Dù đại diện Hạt Kiểm lâm RPH Sông Tranh cũng như ông Đoàn Tất Chẩn, Giám đốc BQLRPH Sông Tranh đưa ra các lý do để biện hộ như rừng rộng, lực lượng mỏng, lâm tặc tinh vi... nhưng với những gì ghi nhận từ thực tế và từ lời "tố cáo" của cán bộ huyện, xã, ông Lê Trí Thanh cho rằng có nhiều dấu hiệu nghi vấn cán bộ tiếp tay cho lâm tặc.
Có đến 2 trạm bảo vệ rừng trong khi chỉ có một con đường độc đạo nhưng lâm tặc vẫn có thể vận chuyển gỗ ra khỏi rừng
Ông Thanh chỉ rõ, để xảy ra tình trạng phá rừng do BQLRPH và Hạt Kiểm lâm RPH Sông Tranh thiếu trách nhiệm. Ông Thanh yêu cầu BQL và Hạt Kiểm lâm tổ chức kiểm điểm nghiêm khắc đồng thời kiểm tra xem có tiêu cực hay không. "Nếu kiểm điểm mà không có tiêu cực, sau này điều tra ra thì lãnh đạo ban và hạt phải chịu trách nhiệm. Tôi yêu cầu lực lượng kiểm lâm, công an hoàn chỉnh lại hồ sơ, vụ nào xử lý hình chính thì làm, vụ nào xử lý hình sự thì phải khởi tố. Phải làm cương quyết, bất kỳ ai vi phạm cũng phải xử lý nghiêm" - ông Thanh nói.
Tin-ảnh: Tr. Thường
Theo_Người lao động
Dân tố cáo nguyên Phó bí thư huyện ủy chứa gỗ lậu Sau khi phát hiện một xe cẩu chở gỗ loại lớn nghi là gỗ lậu chất phía sau sân nhà ông nguyên Phó bí thư huyện ủy Ea Kar (Đắk Lắk), người dân đã nhanh chóng ghi hình, ghi âm lại vụ việc và báo cáo cơ quan chức năng. Ngày 1/9, ông Phan Đức Thành - Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm...