Điều tra mở rộng đường dây cá độ qua mạng internet cả nghìn tỷ đồng
Đường dây tổ chức đánh bạc của Hải được thiết lập từ nhiều tháng nay, với số tiền cá độ bóng đá qua mạng lên tới hơn 1000 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn qua mạng internet, ngày 10/10, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) cho biết, cầm đầu đường dây này là Nguyễn Ngọc Hải, trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Chuyên án đang được C50 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra mở rộng. Đáng chú ý, theo ước tính ban đầu, tổng giá trị các con bạc tham gia đánh bạc tại đường dây này lên tới cả ngàn tỷ đồng.
Trong vụ án này, Cơ quan Công an đã xác minh, triệu tập hơn 10 đối tượng liên quan đến việc tổ chức đường dây đánh bạc quy mô lớn này. Trong đó, hình thức đánh bạc chủ yếu do Hải và đồng bọn tổ chức cho các con bạc là cá độ bóng đá và chơi lô, đề qua mạng internet.
Video đang HOT
Thực hiện hành vi phạm tội, Hải và đồng phạm tổ chức đánh bạc tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Hải là cầm đầu chính bán mạng cho các đối tượng người Thanh Hóa. Đường dây tại Thanh Hóa do Nguyễn Thành Minh, trú ở thành phố Thanh Hóa làm đầu nậu chính, mua mạng của Hải để bán lại.
Trong số các đối tượng ở Thanh Hóa bị bắt, có đối tượng tên là Linh “Linh cụt”, là đối tượng hình sự, chuyên tổ chức đánh bạc, cá độ nổi tiếng trên địa bàn.
Kết quả xác minh sơ bộ ban đầu cho thấy, đường dây tổ chức đánh bạc của Hải được thiết lập từ nhiều tháng nay, với số tiền cá độ bóng đá qua mạng lên tới hơn 1000 tỷ đồng. Kết quả điều tra ban đầu cũng cho thấy, số tiền các con bạc chơi lô, đề qua mạng do đường dây này tổ chức cũng lên tới hơn 16 tỷ đồng.
Ban Chuyên án thu giữ tang vật của vụ án gồm: 4 xe ô tô đắt tiền, 12 máy tính, 40 điện thoại đi động, 4 ipad và nhiều giấy tờ, sổ sách là những chứng cứ quan trọng liên quan đến hành vi phạm tội của các đối tượng.
Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng./.
Theo TTXVN
Mất cả chục nghìn USD để đổi lấy két sắt chứa... giấy lộn
Tin lời nhóm đối tượng người nước ngoài trên mạng internet, chị V. đã chuyển vào tài khoản của chúng cả chục nghìn USD để nhận về một két sắt chứa giấy lộn.
Theo nội dung vụ án, vào khoảng đầu năm 2014, chị Nguyễn Thị K.V (sn 1986, ngụ quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) làm quen trên mạng internet với một người tên Alex Hopeson (sn 1976, Quốc tịch Mỹ đang làm việc tại Brazil).
Bị cáo Ebubu tại phiên xét xử
Ngày 12-3-2014, Alex liên lạc và nói sẽ gửi 1 két sắt, bên trong có 320 nghìn USD nhờ chị V. nhận giữ giùm, chị V. đồng ý. Việc chuyển két sắt sẽ thông qua Công ty vận chuyển Parceldelivery anh courier services. LTD có trụ sở tại Malaysia. Ngày 14-3-2014, một người tự xưng là Farah - đại diện công ty nêu trên gọi đến cho chị V. yêu cầu chị đóng các loại phí các loại dịch vụ: thuế sân bay, bảo hiểm tiền mặt, chống rửa tiền... với số tiền là 11 nghìn USD.
Từ ngày 14 đến ngày 17-3-2014, chị V. đã chuyển 6 nghìn USD vào tài khoản 060068544346 do Nguyễn Thị Tuyết Nhung (chưa rõ lai lịch) làm chủ qua Ngân hàng Sacombank. Ngày 18-3-2014, chị V. nhận được cuộc điện thoại từ người tự xưng là Douglas James (người được Farah thông báo sẽ tới giao két sắt) yêu cầu chị chuyển tiếp 5 nghìn USD vào tài khoản 4214945601575921 do Lê Thị Phương làm chủ qua Ngân hàng ACB.
Đến tối ngày 20-3-2014, James đi taxi đến nhà chị V. giao 1 két sắt như đã thỏa thuận trước đó. Ngày 21-3, chị V. mở két sắt ra thì thấy bên trong không có tiền mà chỉ có 1 xấp giấy màu xanh lá cây nhạt, kích thước như tờ tiền USD. Chị V. gọi điện thoại hỏi và được James trả lời các xấp giấy đó là tiền nhưng phải qua xử lý bằng hóa chất và hóa chất đó chỉ mua được ở Đại sứ quán Anh hoặc Mỹ. Số tiền mua hóa chất xử lý James yêu cầu là 60 nghìn USD và phải làm gấp vào ngày 23-4.
Chị V. nhận thấy mình bị lừa đảo nên đã đến công an trình báo. Lúc 16h ngày 24-3, đối tượng James bị bắt đang nhận số tiền 55 triệu đồng tiền mua hóa chất tại nhà chị V. Tại cơ quan điều tra, đối tượng khai nhận tên thật là Mbouwe Ebubu (Quốc tịch Nam Phi, sn 1974). Ebubu khai nhận được điện thoại của người bạn bảo đến nhận tiền gửi thì bị bắt quả tang. Ebubu cũng không nhận mình đến nhà chị V. vào tối ngày 20-3. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, cơ quan công an xác định được Ebubu chính là người đến nhà chị V. tối 20-3 và ngày 24-3.
Tại phiên xử sơ thẩm ngày 24-9, trước HĐXX TAND TP Hồ Chí Minh, Ebubu đã khóc và cho rằng mình vô tội, không quen biết đối tượng chủ mưu mà chỉ được nhờ đến lấy tiền, phủ nhận hoàn toàn hành vi nêu trên. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa bác bỏ hoàn toàn những lý lẽ vô căn cứ của Ebubu bằng những bằng chứng xác đáng về hành vi phạm tội của hắn. Đồng thời, HĐXX cũng cảnh cáo chị V. về hành vi của mình khi đồng ý nhận ngoại tệ trái phép vào nội địa. Tại phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bị cáo Ebubu 7 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tiến Thành
Theo_Hà Nội Mới
Hà Nội: "Điểm mặt" các website lừa đảo Các đối tượng lập ra các website mạo danh cá nhân, đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội facebook, zalo, thông báo trúng thưởng tới người dùng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 27/8, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50- CATP Hà Nội) đã công bố danh sách hàng loạt...