Điều tra luận tội: TT Trump “chuyển bại thành thắng”?
Dù đối mặt với cuộc điều tra luận tội, Tổng thống Trump lại đang nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất từ đầu năm đến nay và số tiền quyên góp trực tuyến cho chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của ông Trump trong quý III/2019 cũng đạt kỷ lục.
Ngày 24/9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với Tổng thống Trump, sau khi ông chủ Nhà Trắng bị cáo buộc gây sức ép với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để điều tra con trai của “đối thủ” chính trị Joe Biden – ứng viên hàng đầu của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Tổng thống Trump thừa nhận, trong cuộc điện đàm hồi tháng 7/2019, ông đã nói chuyện với Tổng thống Zelensky về nhà Biden và cũng xác nhận việc tạm rút gói hỗ trợ quân sự gần 400 triệu USD cho Ukraine trước khi gọi điện cho tổng thống nước này. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ phủ nhận cáo buộc ông cố gây sức ép với ông Zelensky.
Dù đối mặt với cuộc điều tra luận tội, Tổng thống Trump lại đang nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất từ đầu năm đến nay và số tiền quyên góp trực tuyến cho chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của ông Trump trong quý III/2019 cũng đạt kỷ lục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Biography.
Khảo sát trong các ngày 28-29/9, gần một tuần sau khi Hạ viện Mỹ tuyên bố điều tra luận tội ông Trump, cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã lên tới 49%, tăng 2 điểm phần trăm so với cuộc thăm dò trước đó được thực hiện vào các ngày 11-12/9. Đây là mức cao nhất với ông Trump kể từ đầu năm tới nay.
Trong khi đó, Tổng thống Trump còn nhận được số tiền quyên góp kỷ lục cho chiến dịch tái tranh cử của mình. Cụ thể, số tiền quyên góp trực tuyến cho chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của ông Donald Trump trong quý III/2019 đạt 45 triệu USD, tăng 29% so với quý trước. Số tiền này do 313.000 cá nhân ủng hộ.
Cho tới nay, tổng số tiền gây quỹ tranh cử trong quý III/2019 của Tổng thống Trump đã vượt xa số tiền gây quỹ của các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, kết quả thăm dò cho thấy dường như việc Hạ viện Mỹ mở cuộc điều tra luận tội đang tạo đà cho Tổng thống Trump củng cố vị thế.
Lịch sử Mỹ từng chứng kiến hai vị tổng thống bị luận tội ở Hạ viện là Tổng thống Andrew Johnson vào năm 1868 và Tổng thống Bill Clinton năm 1998-1999. Tuy nhiên sau đó, họ đều được “giải cứu” tại Thượng viện.
Đáng chú ý, vụ luận tội Tổng thống Bill Clinton năm 1998 đã gây “tác dụng ngược” khi tỷ lệ ủng hộ ông Clinton tăng cao còn các ứng viên của Đảng Cộng hòa chịu tổn thất nặng nề trong cuộc bầu cử sau đó.
Thiên An (T.H)
Theo kienthuc
5 lần phủ quyết gây tranh cãi của các đời Tổng thống Mỹ trong lịch sử
Lần phủ quyết đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ra một làn sóng giận dữ tại Quốc hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump theo bước những người tiền nhiệm dùng quyền phủ quyết. Ảnh: Reuters
Ngày 15/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên dùng quyền phủ quyết của mình kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng nhằm bảo vệ quan điểm mở cửa biên giới sẽ làm tăng tỷ lệ tội phạm, ma túy và buôn lậu vào quốc gia này.
Lần phủ quyết đầu tiên của Tổng thống Trump đã gây ra một làn sóng giận dữ tại Quốc hội sau khi ông tuyên bố sẽ không ký nghị quyết ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia được Thượng viện Mỹ thông qua trước đó một ngày.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 26/3 nhằm vô hiệu hoá quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump. Để đảo ngược được quyền phủ quyết của Tổng thống Trump, lưỡng viện Quốc hội cần đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump bày tỏ tin tưởng rằng quyền phủ quyết của ông sẽ không bị đảo ngược.
Thực tế trong lịch sử nước Mỹ đã có nhiều trường hợp gây tranh cãi khi Tổng thống dùng quyền phủ quyết và bị Quốc hội đảo ngược quyền.
Tổng thống Nixon với chương trình chăm sóc trẻ em quốc gia
Năm 1971, Quốc hội thông qua Dự luật Phát triển Trẻ em Toàn diện. Tuy nhiên, Tổng thống lúc bấy giờ là Richard Nixon đã dùng quyền phủ quyết của mình ngăn chặn dự luật thông qua, khi ông cho rằng một hệ thống chăm sóc trẻ em toàn quốc sẽ tạo ra "cách tiếp cận cộng đồng đối với việc nuôi dạy trẻ em".
Tổng thống Ford phản đối dự luật minh bạch chính phủ
Năm 1974, người kế nhiệm của Nixon, cựu Tổng thống Gerald Ford, đã có quyết định phủ quyết được cho là gây tranh cãi nhất trong lịch sử. Tổng thống Ford tìm cách ngăn chặn một dự luật nhằm củng cố Đạo luật Tự do Thông tin. Được biết đến với tên gọi FOIA, dự luật lần đầu tiên được giới thiệu từ năm 1967 và quy định để người dân dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin của chính quyền. Bất chấp sự phản đối muốn giữ bí mật của chính phủ, Quốc hội đã đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống Ford và nâng câp FOIA thành luật.
Tổng thống Reagan với Đạo luật chống phân biệt chủng tộc toàn diện
6/2/1981, Tổng thống Ronald Reagan phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: Global Look Press/Michael A. W. Evans
Năm 1986, Tổng thống Ronald Reagan phủ quyết Đạo luật Chống phân biệt chủng tộc Toàn diện - một đạo luật đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với chính phủ ủng hộ phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Tổng thống Reagan tuyên bố đạo luật này sẽ gây ra một "cuộc chiến kinh tế". Tuy nhiên, lập luận này đã không thuyết phục được các nhà lập pháp. Quốc hội đã đảo ngược quyền phủ quyết và áp đặt các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Bill Clinton bảo vệ phá thai ở thai kỳ chót
Cuộc tranh luận không có hồi kết về việc nạo phá thai bùng phát vào năm 1996, khi Tổng thống Bill Clinton phủ quyết một dự luật trong đó có nội dung cấm bác sĩ thực hiện thủ thuật "nạo phá thai ở thai kỳ chót". Ông đưa ra lý lẽ thủ thuật này có thể cứu sống thai phụ gặp nguy hiểm tính mạng khi mang bầu. Tuy nhiên, quyền phủ quyết đã gây ra một sự phẫn nộ trong những nghị sĩ bảo thủ.
Tổng thống Obama tìm cách gạt bỏ vụ kiện 11/9 nhằm vào Saudi Arabia
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay với Quốc vương Saudi Arabia Abdullah bin Abdulaziz. Ảnh: Global Look Press/Li Zhen
Tổng thống Barack Obama cũng từng đứng sau một trong những lần phủ quyết kỳ lạ nhất trong lịch sử. Năm 2016, Tổng thống Obama phủ quyết một dự luật cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 kiện Chính phủ Saudi Arabia vì nghi ngờ "đồng lõa" trong vụ tấn công. Tổng thống Obama cho rằng dự luật đó có thể tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, song các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa tại cả Thượng viện và Hạ viện đều phớt lờ mối lo ngại và đảo ngược quyền phủ quyết.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Điều tra luận tội Tổng thống Mỹ : Những diễn biến mới Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai kêu gọi Trung Quốc cũng như Ukraine điều tra đối thủ bầu cử tiềm năng năm 2020 của mình - ông Joe Biden - và chế giễu đảng Dân chủ tìm cách luận tội ông vì đã kêu gọi sự can thiệp từ nước ngoài. Trump: Ukraine và Trung Quốc nên mở cuộc điều tra về...