Điều tra bà Clinton sát bầu cử, Giám đốc FBI lạm quyền?
Giám đốc FBI James Comey công bố thông tin về việc điều tra email cá nhân của bà Clinton trước khi cơ quan này có giấy phép chính thức và ông Comey cũng không hề biết nội dung trong những email mới phát hiện là gì.
Giám đốc FBI James Comey.
Theo New York Times, ông Comey đã tạo ra cơn địa chấn mới trong dư luận Mỹ sau khi thông báo với Quốc hội rằng ứng viên tổng thống Hillary Clinton đang nằm trong diện điều tra.
Có nhiều tranh cãi về quyết định của Giám đốc FBI trong bối cảnh bầu cử Tổng thống Mỹsắp diễn ra. Theo nguồn tin, ông Comey đã công khai việc điều tra bà Clinton trước khi FBI chính thức có được giấy phép. Đáng chú ý, chính ông Comey đã tuyên bố ngừng các hoạt động điều tra về bê bối email của bà Clinton từ nhiều tháng trước.
Giấy phép chỉ mới được Bộ Tư pháp Mỹ ban hành hai ngày sau khi giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey tiết lộ về các email tìm thấy trong máy tính xách tay của cựu nghị sĩ Anthony Weiner. Ông Weiner từng là chồng của Huma Abedin, một trong những cố vấn hàng đầu của bà Clinton
New York Times cho rằng, trong bối cảnh bầu cử Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, ông Comey lẽ ra cần phải giữ bí mật về quá trình điều tra cho đến khi người dân Mỹ đã hoàn thành xong việc bỏ phiếu. Nhiệm vụ của FBI là điều tra chứ không phải tác động đến kết quả của bầu cử.
Tờ Newsweek bình luận, quyết định công bố của Giám đốc FBI là hành vi mang tính thủ tục hơn là mang mục đích chính trị. Ông Comey được cho là bắt buộc phải làm như vậy bởi lời hứa sẽ thông báo với Quốc hội Mỹ nếu có diễn biến mới liên quan đến bê bối email của bà Clinton.
Hiện không rõ liệu ông Comey có chủ ý muốn tác động đến bầu cử Mỹ hay không bởi việc thông báo điều tra bà Clinton khi chưa biết rõ vấn đề là đáng lo ngại.
Giám đốc FBI cho rằng, ông muốn thông báo với Quốc hội vì phải cân bằng nghĩa vụ với các nhà lập pháp, để họ biết cuộc điều tra tưởng như đã kết thúc thì nay lại được tiếp tục. Ông Comey cũng thừa nhận rằng, FBI không thể khẳng định ngay là các email này quan trọng thế nào, cũng như quá trình tìm hiểu sẽ kéo dài bao lâu.
Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ ở Phoenix, bang Arizona.
Ngay cả trong quá trình tố tụng Mỹ, các công tố viên cũng tránh đưa ra những tuyên bố công khai không cần thiết với những người đã có tiền án, đó là chưa kể bà Clinton chưa từng bị buộc tội, New York Times phân tích.
Do đó, báo Mỹ cho rằng hành động của ông Comey là lạm dụng quyền lực, công bố thông tin về cuộc điều tra của ứng viên tổng thống trong khi cuộc tranh cử đang diễn ra, một cách không cần thiết.
Trong khi đó, quyết định gây tranh cãi của FBI đã giúp cho Donald Trump có cơ hội trở lại cuộc đua trở thành Tổng thống Mỹ lần thứ 45. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy ông Trump đã rút ngắn khoảng cách với bà Clinton xuống còn 2 điểm.
Video đang HOT
Ông Trump cũng ca ngợi việc FBI và Bộ Tư pháp điều tra các email, cho rằng đây là một hành động “đáng tôn trọng”. “Hillary Clinton đang hủy hoại linh hồn nước Mỹ và điều này cần phải chấm dứt”, ông Trump nói trước những người ủng hộ ở Arizona.
Tỷ phú Mỹ gọi bà Clinton là “tội phạm và có những hành vi sai trái” trong khi những người ủng hộ ông Trump hô vang: “Hãy tống giam bà ấy”.
“Đây là vụ tai tiếng chính trị lớn nhất từ sau vụ Watergate. Đúng ra Hillary phải bị truy tố từ lâu rồi. Khi chúng ta chiến thắng vào ngày 8.11, chúng ta sẽ đến Washington và sửa chữa sai lầm này”, ông Trump hùng hồn tuyên bố.
Theo Đăng Nguyễn – New York Times, SCMP (Dân Việt)
Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh
Với hơn 1.500 xe tăng lao vào nhau bắn giết tơi bời trong vùng đất chật hẹp, trận chiến vòng cung Kursk cho đến nay được coi là trận đấu xe tăng đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh.
Tái hiện trận đại chiến xe tăng Vòng cung Kursk.
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực... Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Sau thất bại nặng nề ở Stalingrad vào mùa đông năm 1942-1943, trùm phát xít Đức Adolf Hitler hối thúc các tướng lĩnh mở chiến dịch tấn công mới nhằm thay đổi cục diện Mặt trận phía Đông vốn đang bất lợi cho Đức. Địa điểm tấn công được lựa chọn tại Kursk, mỏm đất nằm cách thủ đô Moscow hơn 500 km về phía nam.
Đây là khu vực vùng đồng bằng với dải đất nhô cao do Liên Xô kiểm soát. Dải đất nhô ra rộng 193 km và dài 144,8 km cho đến khu vực quân Đức kiểm soát.
Quân Đức toan tính dùng 2 mũi tấn công theo hướng bắc nam để có thể cắt rời mỏm đất này khỏi phần lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát. Không may cho quân Đức, chiến lược này đã sớm bị Liên Xô phán đoán và có động thái chuẩn bị trước.
Ngày 17.2.1943, trùm phát xít Hitler trực tiếp bay đến chiến trường để bàn kế hoạch tác chiến với thống chế Erick von Manstein trong 3 ngày. Khu vực này gần nơi chiến sự đến mức một số xe tăng T-34 Liên Xô có thể nã đạn vào sân bay, nơi máy bay chở Hitler hạ cánh.
Bởi vì kế hoạch đã bại lộ, Mainstein muốn tấn công càng sớm càng tốt, thậm chí là ngay từ đầu tháng 3. Nhưng chiến dịch Citadel đã bị trì hoãn bởi Hitler muốn chờ cho tuyết tan hết và và phát xít Đức có thể bổ sung thêm nhiều xe tăng Tiger đến tiền tuyến. Khi đó, Đức chỉ có thể sản xuất 12 chiếc Tiger mỗi tuần.
Xe tăng Tiger 1 với vượt trội hoàn toàn trước xe tăng Mỹ hay Liên Xô ở thời điểm đó.
Xe tăng Tiger được coi là mẫu xe thiết giáp vượt trội ở thời điểm đó. Với giáp trước dày 100 mm, giáp trước tháp pháo dày 120 mm, xe tăng Tiger có thể chống chọi hỏa lực xe tăng Liên Xô và Mỹ ở tầm xa và chỉ chịu khuất phục ở cự ly gần hoặc bị bắn xuyên giáp ở phần hông.
Ngược lại, xe tăng Đức dễ dàng hạ gục xe tăng M4 Sherman của Mỹ hoặc T-34 của Liên Xô từ khoảng cách 1 km hoặc xa hơn bằng một phát đạn trúng đích. Chi phí sản xuất lớn cùng với thời gian chế tạo hoàn chỉnh một chiếc Tiger chính là lý do phát xít Đức không thể hoàn toàn dựa vào sức mạnh của loại xe tăng này để giành chiến thắng trên chiến trường.
Đức đã huy động 900.000 lính, 10.000 khẩu pháo, 2.700 xe tăng và 2.000 máy bay cho chiến dịch tấn công Kursk. Một phần ba sức mạnh quân sự Đức tập hợp ở Kursk. Đơn vị tinh nhuệ nhất cũng sẵn sàng tham chiến.
Trong khi đó, Nga đã có thời gian xây dựng thế trận phòng ngự bất khả xâm phạm tại khu vực này. Ở một số nơi, Liên Xô bố trí hơn 20.000 khẩu pháo, trong đó có hơn 6.000 súng chống tăng 76,2 mm và 920 bệ phóng hỏa tiễn Katyusha.
Ngoài ra, các khẩu pháo và bom xuyên giáp từ các máy bay Shturmovik Ilyushin II-2 cũng là hiểm họa lớn với các xe tăng Đức. Trên mặt đất, Hồng quân Liên Xô đào hơn 4.828 km chiến hào, bố trí hơn nửa triệu mìn chống tăng và gần 440.000 mìn chống bộ binh để cản bước quân Đức. Một số khu vực còn gắn dây thép gai dẫn điện và súng phun lửa tự động.
Đại chiến xe tăng
Trong bối cảnh hai bên ráo riết chuẩn bị cho trận chiến ở Kursk, lực lượng Liên Xô đã bắt được một số tù binh Đức. Từ lời khai rằng quân Đức sẽ tấn công vào ngày 5.7, Liên Xô đã mở đợt tấn công phủ đầu ngay từ 2 giờ sáng bằng hỏa lực pháo binh và hỏa tiễn Katyusha.
Quân Đức toan tính dùng 2 mũi tấn công theo hướng bắc nam.
Điều này có tác động mạnh mẽ đến ý chí chiến đấu của quân Đức bởi rõ ràng là kế hoạch đã bại lộ. Sau gần 2 giờ phải hứng chịu pháo kích, quân Đức mới có thể tổ chức lại đội hình chiến đấu.
4h30 sáng ngày 5.7, quân Đức bắt đầu tấn công với hỏa lực pháo binh. Mũi tấn công chính bao gồm các xe tăng hạng nặng đi tuyến đầu, được hỗ trợ bằng xe tăng hạng trung và bộ binh phía sau. Quân Đức cố gắng phá vỡ phòng tuyến Liên Xô 4 lần, giành được 9,65 km đất trong 24 giờ giao tranh đầu tiên, nhưng phải trả giá bằng 25.000 lính thương vong, 200 xe tăng và pháo tự hành cùng 200 máy bay bị phá hủy.
Kịch bản tương tự diễn ra vài ngày sau đó. Cuộc tấn công dữ dội của quân Đức bị giáng trả bằng hỏa lực mạnh không kém từ Liên Xô. Đến ngày 10.7, quân đoàn số 9 của phát xít Đức đã thiệt hại tới hai phần ba xe tăng. Ngay cả xe tăng hiện đại nhất như Tiger cũng trở thành nạn nhân của vũ khí chống tăng Liên Xô.
Các chỉ huy Nga nhanh chóng nhận ra để hạ gục xe tăng Tiger, Liên Xô cần phải tấn công vào phần giáp hai bên, vốn mỏng hơn và dễ bị tấn công hơn.
Trận đấu xe tăng khốc liệt nhất bắt đầu diễn ra ngày 12.7 gần Prokhorovka, khi lực lượng tăng thiết giáp hai bên tử chiến cho trận quyết đấu hủy diệt lẫn nhau.
Theo một số tư liệu, đội hình xe tăng hai bên lên tới tổng cộng 1.500 chiếc (800 xe tăng Liên Xô và 700 xe tăng Đức) rải trên chiến trường chỉ dài 20 km.
Nhớ lại ngày chiến đấu đẫm máu hôm đó, người hùng Liên Xô Evgeny Shkurdalov nói: "Các đội hình chiến đấu xáo trộn vào với nhau. Xe tăng bị trúng phát đạn chí mạng nổ tung ngay khi đang lao đi với tốc độ cao. Tháp pháo bị thổi bay vào không khí. Loạt pháo đồng loạt khai hỏa tạo nên tiếng gầm đinh tai nhức óc".
Quân Liên Xô và xe tăng T-34 tấn công vào đội hình phát xít Đức trong trận Kursk.
"Có lúc khói bốc lên dày đặc khiến cho những người lính Liên Xô chỉ phân biệt được xe tăng Đức nhờ cái bóng. Nhiều lính xe tăng bị thiêu cháy cố gắng nhảy ra khỏi xe tăng và lăn lộn trên mặt đất", ông Shkurdalov nói thêm.
Hàng ngàn lệnh chỉ huy qua radio bằng 2 thứ tiếng Nga và Đức, chứa đựng cả những lời chửi rủa và tràn ngập lòng hận thù đến độ người ta có cảm giác như vậy cũng đủ để giết chết người.
Có những lúc xe tăng hai bên chỉ đơn giản húc thẳng vào nhau, lao đè lên nhau. Mọi thứ đều bốc cháy. Chưa từng có điều gì như thế này xảy ra trong lịch sử loài người", cựu binh Abram Ekhilevsky nhớ lại những khoảnh khắc khủng khiếp ở Prokhorovka.
Chỉ riêng ngày 12/7 đó, hai phe đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều người lính đã bị thiêu sống trong chiến xa hoặc đơn giản là tan xác hoàn toàn sau khi trúng phải những loạt đạn pháo.
Cho đến khi đêm xuống, quân Đức không đạt được bất cứ bước tiến đột phá nào. Phát xít Đức tổn thất 350 xe tăng và 10.000 binh sĩ. Sư đoàn Panzer số hai của Đức cũng bị tổn thất nặng nề do bị quân đoàn tăng số hai của Liên Xô phản công ở phía nam Prokhorovka.
Liên Xô phản công
Quân Đức chỉ cầm cự được đến đêm ngày 17.7. Bởi Hitler quyết định hủy Chiến dịch Citadel sau khi lực lượng Anh-Mỹ đổ bộ lên Sicily (Italy). Toàn bộ đơn vị xe tăng Panzer tinh nhuệ được rút về Italy.
Xe tăng Đức bị phá hủy trong trận Vòng cung Kursk.
Cho đến ngày 23.7, quân Đức không còn nhuệ khí chiến đấu và bị đẩy lùi về đúng nơi bắt đầu phát động chiến dịch. Thế chủ động trên chiến trường thuộc về Liên Xô và quân Đức buộc phải rút lui. Ước tính trong trận đấu tăng ở Provkhorovka, Liên Xô mất 500 xe tăng và pháo tự hành.
Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở mặt trận phía nam, Liên Xô với quân số vượt trội đã chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài ở thành phố Kharkov. Ngày 23.8, thành phố này được giải phóng, đánh dấu chấm hết cho trận chiến ở Kursk.
Với thất bại sau trận chiến Kursk, phát xít Đức không đạt được mục tiêu và chịu thiệt hại hết sức nặng nề. 500.000 quân thương vong, 1.500 xe tăng, 3.000 khẩu pháo và 3.700 máy bay bị bắn hạ hoặc phá hủy trong chiến dịch. Ngoài ra, phát xít Đức phải rút lui thêm về phía Tây hàng trăm km.
Đây là lần cuối cùng Đức phát động cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga ở Mặt trận phía Đông. Sau trận chiến này, quân Đức chỉ còn ở thế phòng ngự, kết hợp một số trận phản công nhỏ và hầu hết đều thất bại cho đến khi đầu hàng lực lượng đồng minh vào tháng 5.1945.
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)
TQ: Chiều bạn gái, trèo vào sở thú vật nhau với gấu trúc Không phải màn thể hiện trước bạn gái nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp như ý muốn của người thực hiện. Một nam thanh niên khoảng 20 tuổi có chuyến du ngoạn vườn thú ở Giang Tây (Trung Quốc) cùng hai cô gái trẻ. Để tạo ấn tượng với bạn gái, chàng trai đã treo qua hào sâu vào chuồng của...