Điều tra án tham nhũng cứ giảm dần đều…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga: Báo cáo nêu bảy bộ,ngành, địa phương tự đánh giá tham nhũng của mình là ít nghiêm trọngnhưng không nói rõ là đơn vị nào.
Ngày 11-9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) tiếp tục phiên họp toàn thể với việc thẩm tra báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2015 của Chính phủ để trình QH kỳ họp tháng 10 tới. Đây là báo cáo về công tác PCTN cuối cùng của nhiệm kỳ này.
Năm nay phát hiện chủ yếu là tham nhũng vặt
Trình bày tại phiên họp, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết nhận thức, quyết tâm của xã hội với công cuộc chống tệ nạn tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực.
Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động chuyên môn, thanh tra các cấp đã phát hiện 100 vụ/172 đối tượng – tăng 46 vụ/85 đối tượng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kết quả của cơ quan điều tra các cấp chỉ phát hiện, khởi tố mới được 178 vụ/317 bị can – giảm 78 vụ/276 bị can.
Nhận xét về báo cáo này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nói: “Điều tra án tham nhũng năm năm qua cứ giảm dần đều như vậy là vì sao? Ta đã quyết liệt củng cố bộ máy, hoàn thiện thể chế… mà kết quả lại như vậy thì đó là câu hỏi lớn của nhân dân”.
Điều hành phiên thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng bày tỏ băn khoăn: “Giảm dần ấy là do nỗ lực đấu tranh của Đảng, Nhà nước thì tốt quá. Chứ ngược lại, tình hình tham nhũng không giảm, thậm chí nhiều hơn mà phát hiện, xử lý ít đi thì lo lắm”. Ông Hiện cũng nhận xét án tham nhũng lớn chủ yếu các năm trước, còn tham nhũng phát hiện năm nay chủ yếu là vặt vãnh.
Tới đây sẽ có cơ chế chủ động giám sát, phong tỏa tài sản tham nhũng ngay từ khi bắt đầu thanh tra, điều tra. Ảnh minh họa: HTD
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn từ báo cáo con số mới chỉ có 19/86 bộ, ngành, địa phương có báo cáo về công tác PCTN của chính mình. Nó phản ánh phần nào tính hời hợt trong công tác này. Cũng như vậy, mặc dù nghị quyết của QH đã yêu cầu khi báo cáo công tác phải nêu rõ địa chỉ, xem ở đâu có tiến bộ, ở đâu còn hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên, trong báo cáo này chỉ nêu con số bảy bộ, ngành, địa phương tự đánh giá tham nhũng của mình là ít nghiêm trọng. “Đấy là những đơn vị nào? Ít nghiêm trọng ấy đánh giá trên căn cứ, cơ sở nào? Đã đối chiếu với các nghiên cứu xã hội học phản ánh cảm nhận thực tế của người dân, của doanh nghiệp (DN) chưa?” – bà Nga hỏi.
Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng
Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, thời gian tới nguy cơ tham nhũng sẽ tiềm ẩn trong chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, nhất là những DN đang quản lý, sử dụng tài sản khó định giá như tài nguyên, khoáng sản, hạ tầng viễn thông; một số dự án, công trình quy mô lớn; trong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và cả trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng…
“Đảng, Nhà nước đã thấy sớm tình hình, chỉ đạo làm nhiều lần, quyết liệt nên mới được như ngày nay. Nhưng rõ ràng còn nhiều việc phải làm và còn phải làm lâu dài, quyết liệt hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa, bền bỉ và kiên trì” – ông Lượng báo cáo.
Video đang HOT
Với nhận định ấy, báo cáo của Chính phủ chủ trương năm tới sẽ tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTN để sửa đổi toàn diện. Trong đó những vấn đề lớn sẽ phải giải quyết như thu hồi tài sản tham nhũng, cơ chế để chủ động giám sát, phong tỏa tài sản tham nhũng ngay từ khi bắt đầu thanh tra, điều tra chứ không như lâu nay đợi đến khi tòa tuyên án có hiệu lực thì tài sản tham nhũng đã tẩu tán hết.
22 người nộp lại quà tặng, giá trị 89 triệu đồng
Tín hiệu tích cực cùng thấy trong việc kê khai tài sản, thu nhập. Số bản kê khai được công khai theo quy định đạt 98,3% – tăng 8,8% so với năm trước. Đặc biệt, có tới 1.225 trường hợp được yêu cầu xác minh tính chính xác của việc kê khai – con số bất ngờ so với 2014, cả năm chỉ có năm trường hợp.
Tuy nhiên, kết quả xác minh lại chỉ phát hiện được năm người không trung thực: Một người ở Bộ GTVT bị khiển trách, một ở Thanh Hóa bị cảnh cáo, chuyển công tác khác; và hai trường hợp ở Cà Mau, một ở Bình Thuận đang trong quá trình xem xét, xử lý.
Cũng giống như các năm trước, cả kỳ thống kê này chỉ có 22 người nộp lại quà tặng mà tự thấy là trái quy định với tổng giá trị vỏn vẹn 89 triệu đồng. Con số này khá tương phản với kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ thực hiện hồi giữa năm. Chỉ với 512 DN vừa và nhỏ làm mẫu nghiên cứu, đã có 48% thừa nhận có tặng quà cho cán bộ, công chức trong một năm trước đó…
Năm 2012, trong một khảo sát xã hội học, chỉ có gần 43% người dân nói sẵn sàng tố cáo nếu thấy chuyện bất bình. Tới khảo sát công bố tháng 8 -2015, con số này là 77,6%.
Theo Nghĩa Nhân
Pháp luật TPHCM
Quyết định 13 của Chánh án TAND TP Hà Nội: Lạ lùng vì sao?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẳng định, Quyết định ban hành Quy định báo cáo nghiệp vụ xét xử giải quyết các vụ án của Chánh án TAND TP Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc độc lập xét xử quy định trong Hiến pháp.
Minh họa: khều
Trao đổi với Tiền Phong về Quyết định ban hành Quy định báo cáo nghiệp vụ xét xử giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các khiếu kiện hành chính với Chánh án TAND TP Hà Nội do ông Nguyễn Đức Bình, Chánh án TAND TP Hà Nội ký ban hành ngày 23/1/2013, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẳng định Quyết định này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc độc lập xét xử quy định trong Hiến pháp.
Can thiệp vào sự độc lập của thẩm phán
Tại cuộc họp của Ủy ban Tư pháp, bà đã nêu Quyết định số 13 của Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội là một "Quyết định lạ lùng". Vậy bà có thể nói rõ hơn về những điều "lạ lùng" của Quyết định này?
Tôi cho rằng Quyết định 13 của Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã trái với tinh thần của Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013, theo đó "Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm". Nguyên tắc độc lập xét xử này cũng đã được quy định trong Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa trong các luật về tố tụng hiện hành.
Để đảm bảo nguyên tắc này, thẩm phán phải được độc lập trong hoạt động nghiệp vụ xét xử, đồng thời cũng phải đảm bảo mối quan hệ giữa chánh án, phó chánh án với thẩm phán, giữa tòa án cấp trên với tòa án cấp dưới sao cho phân biệt rạch ròi nội dung gì là quản lý thẩm phán về mặt tổ chức theo sự phân cấp của Chánh án TANDTC, nội dung gì là thực hiện nhiệm vụ "tổ chức công tác xét xử" thuộc tòa án cấp mình.
Tuy nhiên Quyết định 13 đã có nhiều khả năng dẫn đến hoạt động xét xử của thẩm phán, không chỉ của Tòa án thành phố Hà Nội (là Tòa mà theo luật, ông chánh án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử) mà đến cả thẩm phán Tòa án cấp dưới (thuộc thẩm quyền tổ chức công tác xét xử của chánh án cấp huyện) khó có thể đảm bảo tính độc lập.
Vài minh chứng thể hiện sự "lạ lùng", không bình thường hay nói đúng hơn là trái pháp luật của Quyết định 13:
Hoạt động bình thường của Tòa án Trao đổi với Tiền Phong, Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Đức Bình, người ký Quyết định 13/QĐ-CA, Ban hành quy định báo cáo nghiệp vụ xét xử, giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các khiếu kiện hành chính với Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết "Đây là hoạt động bình thường của Tòa án".
Về mục đích của báo cáo nghiệp vụ(điều 2) "đảm bảo việc đánh giá chứng cứ khách quan, áp dụng pháp luật chính xác", theo luật thì thẩm quyền, trách nhiệm này phải thuộc về hội đồng xét xử, kết quả đánh giá chứng cứ như thế nào, áp dụng pháp luật như thế nào không thể quyết định trước khi xét xử mà còn phải căn cứ vào diễn biến tranh tụng tại phiên tòa, theo đó "phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa", để đảm bảo nguyên tắc độc lập thì không ai được can thiệp, định hướng, lãnh đạo vấn đề này.
Về đối tượng và trình tự báo cáo, điều 4: Trước khi báo cáo nghiệp vụ với Chánh án (TAND thành phố Hà Nội) "các vụ án do cấp huyện thụ lý thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải báo cáo nghiệp vụ với Chánh án Tòa án nơi công tác. Sau đó, Thẩm phán, Chánh án Tòa án đã thụ lý vụ án báo cáo nghiệp vụ với Chánh tòa chuyên trách và Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố về nội dung vụ án"; "Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách, Trưởng phòng Phòng Giám đốc - Kiểm tra, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố phải chuẩn bị....... ý kiến về những vướng mắc khi giải quyết vụ án và quan điểm của Thẩm phán, lãnh đạo về hướng giải quyết".
Về các loại vụ án báo cáo nghiệp vụ gồm cả "...các vụ án hình sự sơ thẩm dự kiến xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn hoặc cho bị cáo được hưởng án treo; các vụ án dân sự về thừa kế có kỷ phần chỉ được hưởng bằng giá trị;... các vụ án liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, Quyết định này còn mở rộng đến mức "các vụ án khác mà Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thấy cần thiết".
Đối với các loại vụ án này, pháp luật đã quy định khá rõ về những căn cứ để giải quyết nên tôi không giải thích được lý do gì mà Quyết định 13 lại yêu cầu báo cáo không những trong phạm vi tòa cấp huyện mà còn phải báo cáo lên cả 2 tầng nấc của Tòa cấp trên?
Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ảnh: C.K
Lo ngại về "án bỏ túi"
Hiện nay dư luận rất lo ngại và bức xúc về thực trạng "duyệt án" hay "án bỏ túi", vậy bà đánh giá thế nào về quyết định 13?
Quyết định 13 đặt ra nghĩa vụ phải báo cáo án qua rất nhiều cấp, đối với nhiều loại án, trong nhiều trường hợp rất tùy tiện, bất kể thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có nhu cầu xin ý kiến, xin tư vấn về những khó khăn vướng mắc hay không. Tôi cho rằng đây là một quyết định can thiệp rất rõ ràng, trái pháp luật vào sự độc lập của thẩm phán, ảnh hưởng đến tính độc lập của hội đồng xét xử cũng như không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng.
Quyết định này cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc "hai cấp xét xử", vì nếu Tòa chuyên trách cấp tỉnh đã cho ý kiến về đường lối xét xử thì việc sau này khi có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì cấp này lại xem xét lại chính đường lối của mình thì liệu nhiệm vụ của cấp phúc thẩm là "xem xét lại tính đúng đắn của quyết định sơ thẩm" có còn ý nghĩa?
Về bản chất Quyết định 13 này đã quy định về "duyệt án", "chỉ đạo án" qua nhiều nhiều cấp, nhiều tầng nấc.
Chánh án tòa án cấp tỉnh, thành phố có quyền ban hành quyết định này không thưa bà?
Theo quy định của luật, Chánh án tòa án cấp tỉnh không có quyền ban hành quy định ảnh hưởng tới quyền độc lập xét xử của thẩm phán, ảnh hưởng đến nguyên tắc tranh tụng, đến nguyên tắc hai cấp xét xử.
Qua những phân tích của bà có thể thấy Quyết định 13 đã trái luật. Vậy phải xử lý với Quyết định 13 như thế nào?
Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc về độc lập xét xử, ngăn chặn những sai phạm trong hoạt động tố tụng, đảm bảo quyền con người, quyền công dân và quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động về tư pháp không chỉ đối với riêng Tòa án Hà Nội.
Về các bước xử lý, trước tiên phải yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo về việc này. Ngay tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp tôi đã đề nghị Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn báo cáo lại vấn đề này với Chánh án Trương Hòa Bình để yêu cầu TAND TP Hà Nội giải trình về cơ sở pháp luật khi ban hành những quy định trên và chính Chánh án TANDTC phải trả lời Ủy ban tư pháp về tính hợp pháp của Quyết định này.
Rà soát lại toàn bộ tòa án trên cả nước
Theo thông tin chúng tôi nhận được, ngày 17/9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có văn bản "đề nghị Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao tiến hành kiểm tra xem xét tính hợp pháp của Quyết định số 13 của Chánh án TAND TP Hà Nội.
Đồng thời chỉ đạo kiểm tra các TAND trên cả nước xem có quy định tương tự như ở TAND TP Hà Nội hay không để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm thi hành đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Ủy ban Tư pháp đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thông báo cho Ủy ban Tư pháp biết kết quả xử lý Công văn này trước khi bắt đầu kỳ họp Quốc hội (ngày 20/10/2014)".
Theo Công Khanh
Tiền phong
Tranh cãi quanh đề nghị bỏ án tử với tội tham nhũng Tại hội thảo "Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung dự án Bộ luật Hình sự sửa đổi" được tổ chức vào ngày 3/8 tại TPHCM có nhiều ý kiến về vấn đề nên bỏ hay giữ lại án tử hình đối với tội tham nhũng. Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải VN, Nguyên Cục trưởng...