‘Điều tối kỵ với người làm phim là không thấy hồn Việt’
Một bộ phim remake thành công, đó là do tác phẩm gốc hay nhưng bộ phim remake chưa thành công, thì đó là phá nát nguyên tác.
Phim Hương vị tình thân do Trịnh Khánh Hà Việt hóa.
Biên kịch Trịnh Khánh Hà sinh năm 1983, từng học khoa Văn ĐH KHXH&NV. Các phim Khánh Hà tham gia viết kịch bản và biên tập gồm: Hương vị tình thân, Mùa hoa tìm lại, Yêu hơn cả bầu trời, Về nhà đi con, Quỳnh búp bê, Chạy trốn thanh xuân, Tình khúc bạch dương, Mùa xuân ở lại, Matxcova mùa thay lá, Mưa bóng mây, Ngược chiều nước mắt, Zippo, mù tạt và em… Cô cũng là người Việt hóa kịch bản phim ‘Hương vị tình thân’ từ bản gốc của Hàn Quốc là ‘My only one’ (2018)…. Trịnh Khánh Hà viết riêng cho VietNamNet chia sẻ cái nhìn của người trong cuộc.
Phim remake là những bộ phim được làm lại dựa trên tác phẩm ra đời trước đó. Hiện nay, remake không còn xa lạ, thậm chí đã trở thành xu hướng trên toàn thế giới.
Điều này cho thấy remake phim có những ưu việt riêng của nó. Lựa chọn remake lại một tác phẩm đã có, nhà đầu tư, nhà sản xuất thường tính toán dựa trên mức độ thu hút khán giả của tác phẩm gốc, bao gồm khán giả và truyền thông.
Như vậy bộ phim chưa ra đời lập tức đã được quan tâm, hứa hẹn có một lượng người xem đáng kể.
Đối với những thành phần tham gia làm nên tác phẩm, nhất là biên kịch, việc dựa trên một cốt truyện và hệ thống nhân vật có sẵn thông thường sẽ giúp nhà làm phim bỏ qua được giai đoạn ban đầu là tìm đường. Họ bắt tay vào luôn quá trình sáng tác, thậm chí đã có một hệ thống nhân vật và những sự kiện lớn có sẵn, tùy thuộc vào mức độ “tái tạo” của ekip làm phim.
Có những bộ phim gần như lấy lại toàn bộ tác phẩm gốc. Song ở không ít bộ phim, những người sáng tác chỉ lấy bản gốc như cảm hứng ban đầu.
Mặt khác, remake lại phim cũng gặp không ít khó khăn. Gián tiếp, đó là sự quan tâm và kỳ vọng của khán giả đối với tác phẩm ban đầu dẫn đến sự đánh giá có phần khắt khe đối với tác phẩm ra đời sau nó.
Video đang HOT
Đa phần khán giả có sự tiếp xúc với tác phẩm gốc sẽ bị ấn định bởi câu chuyện và hình dung về nhân vật nên khi tiếp nhận tác phẩm mới đều lấy tác phẩm gốc làm thước đo xem có giống hay không, có hay bằng hay không. Điều này vô hình tạo áp lực với những người đi sau, quá bám sát tác phẩm gốc thì nội dung câu chuyện không còn gì mới mẻ, phóng tác quá nhiều thì bị đánh giá xa rời tác phẩm gốc.
Một bộ phim remake thành công, thì đó là do tác phẩm gốc hay, nhưng bộ phim remake chưa thành công, đó là phá nát nguyên tác.
Trên thực tế, tôi đã gặp trường hợp nhiều khán giả không hề xem bản gốc nhưng mang sẵn định kiến với tác phẩm mới, “bịa” ra rất nhiều phiên bản gốc khác nhau để so sánh với bản phim remake. Tất nhiên đây chỉ là một bộ phận nhỏ, chúng tôi vẫn nhận được sự quan tâm ủng hộ và đồng hành của phần lớn khán giả nên remake đến hiện tại vẫn được chuộng.
Remake không hề dễ dàng. Mỗi bộ phim ra đời đều mang đậm dấu ấn bản địa của đất nước nơi nó sinh ra. Người làm phim phải mất quá trình tìm hiểu đời sống văn hóa, xã hội, con người trong bộ phim gốc, từ đó mới có sự “dịch chuyển” phù hợp qua tác phẩm mới. Làm lại một bộ phim của nước ngoài nhưng điều tối kỵ nhất với người làm phim Việt Nam là xem phim không thấy hồn Việt ở đó.
Đối với sự chuyển ngang cùng bối cảnh thời đại, chuyện này đã khó, có những bộ phim được remake lại sau hàng chục năm, vài chục năm, bối cảnh xã hội, con người đều đã khác còn khó hơn. Về cơ bản, dòng phim tâm lý xã hội, gia đình, tình yêu được đánh giá là dễ remake hơn nhưng chúng ta cũng thấy, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người phương Tây khác, Hàn Quốc khác, Nhật khác… Quan niệm đó sẽ ảnh hưởng đến từng chi tiết hành động, đến lựa chọn của từng nhân vật trong phim. Để hợp lý hóa được tình huống đó đã là khó khăn không nhỏ.
Đó là chưa kể đến những bộ phim có đề tài liên quan đến ngành nghề, những bộ phim có yếu tố chính trị, pháp luật, hầu như các tình huống trong phim phải “sáng tác” lại toàn bộ, cái giữ được chủ yếu là các mốc sự kiện và hồ sơ nhân vật.
Một khó khăn khác nữa của công tác remake ở Việt Nam, đó là việc sản xuất. Như chúng ta đã biết, để bộ phim được chọn remake lại, phần lớn đều là những tác phẩm có tiếng vang. Và đến nay, những phim Việt hóa đều được mua lại từ những đất nước có nền truyền hình, công nghệ làm phim tiên tiến, hiện đại hơn chúng ta nhiều.
Những thứ họ có từ tài chính, điều kiện sản xuất đa phần đều cao hơn chúng ta, đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp cũng đông đảo hơn chúng ta. Làm lại bộ phim trong bối cảnh điều kiện sản xuất của bản gốc cái gì cũng hơn chúng ta, để hay hơn bản gốc, hoặc ít nhất là thu hút hơn bản gốc chắc chắn áp lực, thử thách đối với người làm phim là hoàn toàn không nhỏ.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc remake phim là dấu hiệu cho thấy sự cạn kiệt về mặt ý tưởng. Nếu phủ định điều này thì câu hỏi đặt ra là vậy tại sao chúng ta không sáng tác tác phẩm mới mà lại làm lại tác phẩm của người khác. Từ góc độ của người làm nghề, tôi cho rằng, bản thân thường không quá hứng thú với remake kịch bản.
Ý tưởng remake thường đến từ nhà đầu tư, nhà sản xuất và chúng tôi ban đầu thực hiện công việc này xuất phát từ yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy nhiên không thể nói rằng, trong quá trình sáng tác lại đó, chúng tôi không tìm được sự hứng thú. Việc tìm ra chìa khóa để đưa một tác phẩm nước ngoài thành một bộ phim mang đậm hơi thở Việt Nam, biến câu chuyện xa lạ thành câu chuyện của mình cũng là quá trình kích thích và đầy thử thách về mặt nghề nghiệp.
Bình An tự nhận là "thánh thất tình", "thánh đổ vỏ" trên phim
Bình An có lẽ là nam diễn viên "đen" nhất trên phim Việt khi liên tục rơi vào cảnh thất tình và "đổ vỏ".
Một cảnh trong phim "Tình khúc bạch dương" của Bình An và Huỳnh Hồng Loan
Bình An thuộc lớp diễn viên trẻ của phim truyền hình Việt. Anh từng theo học tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Nam diễn viên sinh năm 1993 góp mặt trong hàng loạt phim Việt trên sóng giờ vàng của VTV: Zippo, Mù tạt và Em, Đi qua mùa hạ, Ngược chiều nước mắt, Tình khúc bạch dương, Chạy trốn thanh xuân, Những cô gái trong thành phố, Mối tình đầu của tôi, Tiệm ăn dì ghẻ, Yêu hơn cả bầu trời, 11 tháng 5 ngày, Mặt nạ gương, Ga-ra hạnh phúc và Đừng làm mẹ cáu. Có một điểm chung là phần lớn các vai diễn Bình An đảm nhận đều có số phận tương tự nhau. Nam diễn viên cũng tự nhận mình là "thánh thất tình", "thánh đổ vỏ" trên màn ảnh nhỏ.
Trên trang cá nhân của mình, Bình An viết: "Để được đóng những vai "tra nam" một phim yêu 3 - 4 cô như bây giờ thì liệu các bạn có nhớ mình cũng từng là thánh thất tình, thánh đổ vỏ trong một khoảng thời gian rất dài không?
- Zippo, Mù tạt và Em (2015): Tỏ tình thất bại sau đó chứng kiến cậu bạn thân yêu crush của mình;
- Đi qua mùa hạ (2016): Cùng người yêu lên thành phố lập nghiệp, bị người yêu cắm sừng, cặp với ông già để lấy tiền, sau đó có chửa và bị bỏ, vẫn chấp nhận người yêu quay lại và làm bố nuôi của đứa bé (thánh đổ vỏ);
- Ngược chiều nước mắt (2017): Crush yêu bạn thân, vẫn chấp nhận và vẫn làm bố nuôi (tiếp tục thánh đổ vỏ);
- Tình khúc bạch dương (2018): Người yêu say rượu ngủ với bạn thân có bầu rồi lấy nhau".
Thống kê thú vị này của Bình An khiến nhiều fan đồng tình và để lại những bình luận trêu chọc nam diễn viên: "2021 (11 tháng 5 ngày) bị Nhi từ chối quay sang yêu Á hậu Phương Nga nữa ạ", "An tuần lộc", "2022 bỏ Sơn Ca đi lái máy bay", "Thánh lái máy bay nữa, toàn máy bay hạng nặng phú bà không", "Thôi, âu cũng là cái số em ạ", "Ga-ra hạnh phúc đã được cắm sừng người yêu... thiệt thòi gì đâu"... Tuy nhiên, khán giả cũng phát hiện ra Bình An có chút nhầm lẫn ở bộ phim Đi qua mùa hạ bởi ở bộ phim này, nhân vật của Bình An không hề "đổ vỏ" khi người yêu lúc đó đã bị sảy thai. Đáp lại bình luận của fan, Bình An cười bảo "bị loạn rồi".
Gia đình của Bình An trong "Đừng làm mẹ cáu"
Sau hàng loạt vai diễn "thánh thất tình", "thánh đổ vỏ", "thánh phi công", hiện tại, vai diễn Khôi của Bình An trong Đừng làm mẹ cáu mang tới cho khán giả một hình ảnh hoàn toàn mới, từ ngoại hình tới tính cách. Khôi dù đã kết hôn với Vy (Lương Quỳnh) nhưng vẫn thường xuyên cặp kè với những cô gái trẻ đẹp. Vy vì không có tình cảm với Khôi nên cũng không hề cấm cản chồng chuyện này. Cả hai có một cuộc hôn nhân "không mặn, không nhạt" vô cùng lạ lùng. Tạo hình "bad boy" của Bình An trong phim này giúp anh tạo được dấu ấn mới với khán giả phim Việt.
Sau 4 tập Đừng làm mẹ cáu đã lên sóng, bé Voi - con trai của Khôi và Vy - luôn bị ông bà nội nghi ngờ về huyết thống. Điều này khiến khán giả cũng lo lắng Bình An sẽ một lần nữa "đổ vỏ" trên màn ảnh nhỏ. Liệu rằng Khôi có nghe lời bố mẹ đi làm xét nghiệm ADN với bé Voi? Cuộc hôn nhân của Khôi và Vy đến cuối cùng sẽ ra sao?
Cùng dõi theo các tập tiếp theo của Đừng làm mẹ cáu phát sóng vào 21h40 thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần trên kênh VTV3!
Huỳnh Hồng Loan kiêu sa trong bộ ảnh mới Mới đây, nữ diễn viên sinh năm 1994 Huỳnh Hồng Loan vừa chia sẻ bộ ảnh mới khoe vẻ đẹp đằm thắm. dịu dàng. Huỳnh Hồng Loan là một diễn viên trẻ đầy triển vọng. Cô tham gia khá nhiều phim từ Nam ra Bắc như: Gia đình ngũ quả, Mạc gia ký, Tình khúc bạch dương, Sứ mệnh trái tim, Tiệm ăn...