Điều thủy phi cơ ra Trường Sa cấp cứu một quân nhân
Quân chủng Hải quân và Tổng Cục hậu cần – Bộ Quốc phòng điều thủy phi cơ từ Cam Ranh bay ra Trường Sa cứu nạn một quân nhân bị chấn thương vùng đầu do vấp ngã.
Đến chiều ngày 18-9, Đại úy Nguyễn Hữu Thanh (SN 1985), Trưởng trạm Ra-đa 11 trên đảo Trường Sa, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đang được các bác sĩ Bệnh viện 87 thuộc Tổng Cục hậu cần – Bộ Quốc phòng tiếp tục điều trị tích cực sau chuyến bay cứu nạn từ Trường Sa về đất liền.
Thủy phi cơ đưa bệnh nhân về đến sân bay Cam Ranh. Ảnh: Thế Anh
Trước đó vào lúc 2h30′ sáng ngày 15-9, Đại úy Nguyễn Hữu Thanh bị trượt chân té ngã trong lúc bước lên cầu thang tại Trạm Ra-đa 11 trên đảo Trường Sa. Sự cố tai nạn khiến cho nạn nhân chấn thương vùng đầu do va đập cầu thang và được đưa đến Bệnh xá đảo Trường Sa để cấp cứu.
Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện 87 ở TP Nha Trang. Ảnh : Thế Anh
Theo chỉ đạo của Quân chủng Hải quân và Tổng Cục hậu cần – Bộ Quốc phòng, sáng ngày 17-9, môt tổ công tác của Phi đội 2, Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 vận hành thủy phi cơ DHC-6 rời sân bay Cam Ranh đưa ê-kíp y, bác sĩ Bệnh viện 87 ra Trường Sa tiếp nhận, chuyển tải Đại úy Thanh về đất liền. Kết quả chẩn đoán hình ảnh và hội chẩn của Bệnh viện 87 tại TP Nha Trang cho thấy bệnh nhân chấn thương sọ não, máu tụ ngoài vùng cứng, trên mí mắt có vết thương phần mềm. Đến sáng ngày 18-9, Đại úy Thanh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không đau đầu chóng mặt nên chưa chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Video đang HOT
Hưu Toan
Theo cand
Thấy cháu đi khập khiễng, ông mua canxi cho uống nhưng tình trạng ngày càng tồi tệ vì thứ dị vật mặc kẹt trong người suốt 6 năm
Dù được ông cho uống nhiều viên canxi đắt tiền nhưng tình trạng của bé Tiểu Đỗ vẫn không khá hơn mà ngày càng thêm tồi tệ.
Ông Điền ở Hà Nam (Trung Quốc) có một cháu trai 8 tuổi, tên Tiểu Đỗ. Từ năm Tiểu Đỗ 2 tuổi, cậu bé được đưa về cho vợ chồng ông Điền chăm sóc. Lúc đó Tiểu Đỗ mới học đi, nhưng khi đứa trẻ dần lớn lên, ông Điền phát hiện chân của cháu 1 chân to 1 chân bé, khi đi trên đường thường hay vấp ngã. Ông Điền nghĩ cháu bị thiếu canxi nên mua rất nhiều viên canxi giá cao cho Tiểu Đỗ uống.
Tuy nhiên, 6 năm sau tình trạng của Tiểu Đỗ vẫn không tiến triển, ngược lại còn nghiêm trọng hơn, các triệu chứng xấu đã lan từ chân đến cổ. Ông Điền nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề nên đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi tỉnh Hà Nam để kiểm tra. Sau khi chụp CT, gia đình đều bị sốc bởi kết quả.
Bên trong người bé Tiểu Đỗ có 3 cây kim thép chèn ép dây thần kinh.
Ông Điền bây giờ mới biết, Tiểu Đỗ không phải là do thiếu canxi, mà là trong cơ thể có dị vật là 3 cây kim thép đã chèn ép dây thần kinh. Bác sĩ đã tìm thấy 3 vật kim loại ở phía trước, phía sau và bên trong xương sống thắt lưng. Hiện tại Tiểu Đỗ bị khập khiễng và đi không vững, khi càng lớn, sẽ xuất hiện tình trạng liệt nửa người, thậm chí là liệt toàn thân.
Nghe đến đây, ông Điền vô cùng sợ hãi, ông nghĩ rẳng bản thân đã cẩu thả trong việc chăm sóc nên mới khiến cháu trai bị tổn thương nặng như vậy. Bác sĩ nói với ông Điền, vị trí của 3 chiếc kim rất gần với khí quản và động mạch cảnh, vì vậy việc phẫu thuật vô cùng khó khăn. Nếu trong quá trình phẫu thuật dẫn đến tổn thương khí quản và động mạch thì rất nguy hiểm đến tính mạng của Tiểu Đỗ.
3 cây kim cộng lại có chiều dài 5cm.
May mắn thay, sau hơn 7 giờ phẫu thuật, 3 cây kim thép trong người của Tiểu Đỗ đã được đưa ra ngoài một cách suôn sẻ và đứa trẻ cũng vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Đáng ngạc nhiên, 3 kim thép lấy ra từ cơ thể của Tiểu Đỗ khi ghép lại bằng một chiếc kim may, có chiều dài gần 5cm. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là ba cây kim này đã ở trong cơ thể Tiểu Đỗ 6 năm. May mắn thay, ca phẫu thuật đã thành công và cháu trai của ông Điền được xuất viện khỏe mạnh.
Sau khi xảy ra sự việc, bác sĩ hỏi gia đình ông Điền tại sao chiếc kim lại nằm trong cơ thể đứa trẻ, ông Điền thực sự không biết và cho rằng đó có thể là do sự bất cẩn của người lớn.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần phải có biện pháp an toàn, đặc biệt chú ý đến các loại vật dụng sau đây:
1. Tránh xa các vật sắc nhọn: kéo, kim khâu, dao có thể được gọi là "ba kẻ giết người" của trẻ, thứ mà trẻ em dễ dàng tìm thấy là kéo và dao. Nếu các vật nhỏ, sắc nhọn như kim khâu bị kẹt trong cơ thể trẻ, nhìn chung không thể phát hiện, vì vậy cha mẹ nên để những vật dụng này tránh xa tầm tay trẻ em.
May mắn thay ca phẫu thuật để lấy kim ra khỏi người bé Tiểu Đỗ đã thành công tốt đẹp.
2. Tránh xa các sản phẩm hóa học và các loại thuốc: Các nhu yếu phẩm và thuốc sử dụng hàng ngày có rất nhiều màu sắc bắt mắt, trẻ còn nhỏ vẫn chưa biết phân biệt, nên chúng có thể sẽ cho vào miệng bất cứ thứ gì. Do đó, cha mẹ cần phải để những thứ này tránh xa tầm mắt của trẻ, nếu trẻ lớn một chút thì cần phải cảnh báo cho trẻ biết tác hại khi nuốt phải các sản phẩm hóa chất và thuốc đặc trị, không cho phép trẻ được động vào.
3. Tránh xa độ cao: Trẻ nhỏ mới biết đi luôn thích thử thách bản thân, leo lên những nơi cao như ban công, cửa sổ hoặc cầu thang, tuy nhiên những điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ té ngã. Để ngăn trẻ em ngã, cha mẹ nê chặn hết các lối lên cầu thang, đóng cửa ban công... để giảm thiểu những rủi ro.
Tất nhiên, cha mẹ không thể ngăn chặn hết những rủi ro có thể đến với trẻ, nhưng nếu muốn con tránh được những tổn thương nghiêm trọng do tai nạn, cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ giám sát trẻ cẩn thận.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Selma Blair gây xúc động khi đăng ảnh đầu trọc do căn bệnh đa xơ cứng Selma Blair được chẩn đoán mắc căn bệnh này hồi tháng 8 năm ngoái, sau nhiều năm nghĩ rằng do vụng về mà đã đánh rơi đồ đạc và vấp ngã. Khi xác định bệnh đa xơ cứng thì bệnh tình của nữ diễn viên 47 tuổi đã khá nặng. Cô buộc phải đi bộ bằng gậy, sau đó là một chiếc xe...