Điều thú vị ở nơi Obama phát biểu về Syria
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua bất ngờ đổi địa điểm phát biểu trước quốc dân về Syria, gây ra nhiều đồn đoán cho báo giới nước này.
Tổng thống Obama bước đến bục phát biểu tại Phòng Đông của Nhà Trắng hôm 10/9. Ảnh: AFP
Theo Fox News, Nhà Trắng ban đầu thông báo rằng ông Obama sẽ phát biểu từ Phòng Bầu dục, nhưng vào tối 10/9, bài phát biểu lại diễn ra tại Phòng Đông. New Yorker thì dẫn lời John Favreau, người từng soạn bài diễn văn của tổng thống, cho biết ông Obama không sẵn lòng “phát biểu ở Phòng Bầu dục”, vốn là căn phòng các tổng thống Mỹ thường chọn để ngồi bên bàn làm việc rồi phát biểu trước nhân dân trong các dịp hệ trọng.
Báo này cho rằng phát biểu tại Phòng Bầu dục tạo cảm giác kỳ quặc cố hữu. Nó khiến người xem cảm giác như thể họ đang xâm phạm không gian riêng tư của tổng thống, để thấy ông ngồi một mình bên bàn, xung quanh là ảnh gia đình ông, những lá cờ của ông và chiếc máy nhắc bài (hiển thị nội dung bài phát biểu).
Bản thân Obama cũng từng hai lần phát biểu tại đây. Lần đầu tiên là về vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon năm 2010 ở vùng Vịnh Mexico. Obama có bài phát biểu thứ hai tại đây về việc chính thức chấm dứt chiến tranh Iraq cũng trong năm 2010. Một vài người phỏng đoán rằng ý nghĩa của việc ngồi phát biểu ở bàn làm việc phòng Bầu Dục như có hàm ý: “Tôi ở đây. Tôi chờ các bạn. Các bạn đến đây và tôi sẽ nói”. Những người khác lại cho rằng việc ông Obama ít sử dụng phòng Oval chỉ càng khiến những bài phát biểu đưa ra từ đó thêm quan trọng.
Vị trí Phòng Đông (East Room) tại Nhà Trắng. Đồ họa: Whitehouse
Video đang HOT
Tuyên bố về Syria hôm qua là diễn văn thứ 9 của Obama trước toàn dân Mỹ, và dường như ông thích Phòng Đông hơn, đây là lần thứ 4 ông phát biểu tại căn phòng này.
Tại Phòng Đông, tổng thống Mỹ đương nhiệm từng đưa ra những tuyên bố quan trọng: về cái chết của trùm khủng bố Bin Laden, về tương lai của Afghanistan và về trần nợ công của nước Mỹ.
Tuyên bố về cái chết của bin Laden, được truyền hình trực tiếp, thu hút 57 triệu người xem, là mức cao nhất đối với một bài phát biểu quốc gia của Obama.
Cách sắp đặt đường vào Phòng Đông tạo không khí giống như một cuộc họp báo, và nó từng được dùng cho mục đích này trước đây. Tổng thống không cài mic ở ngực, đứng trên bục phát biểu. Tiếng nói của ông có sự vang vọng, giống như một diễn đàn mở, một sự xuất hiện trước công chúng. Chỉ khác một điều là không có công chúng bằng xương bằng thịt trước mặt ông.
Lần xuất hiện nào của tổng thống tại Phòng Đông cũng có kịch bản giống nhau. Ông bước vào hành lang, đứng phát biểu tại một vị trí đặc biệt trong sảnh, hút ánh mắt của người xem vào trung tâm của khuôn hình. Phát biểu xong, ông quay người, bước đi.
Toàn bộ sự xuất hiện của Obama như muốn nói với người dân Mỹ rằng: “Tôi là tổng thống. Các bạn chờ tôi. Tôi vừa nói tất cả những điều tôi muốn nói, và giờ tôi đang bước đi. Công việc của tôi là ở nơi khác. Và tôi phải trở lại làm việc”.
Obama thích Phòng Đông nhiều khả năng là vì ông thích bài trí của nơi này, với hai hàng cột cao đôi bên, những chiếc ghế mạ vàng lấp lánh, cũng như muốn đứng và thể hiện cử chỉ điệu bộ một cách thỏa mái. Việc này khó có thể thực hiện đằng sau chiếc bàn lớn trong Phòng Bầu dục, các hãng tin Mỹ phỏng đoán.
Theo VNE
Bin Laden sống nhởn nhơ vì Pakistan "kém cỏi và bất cẩn"
Một tài liệu của chính phủ Pakistan bị rò rỉ về vụ tiêu diệt Osama bin Laden vào năm 2011 đã cáo buộc các cơ quan tình báo nước này "kém cỏi và bất cẩn", khiến trùm khủng bố có thể sống gần 10 năm tại Pakistan mà không bị phát hiện.
Trùm khủng bố Osama bin Laden.
Một phiên bản của báo cáo về vụ tiêu diệt Bin Laden bị rò rỉ với đài truyền hình Al-Jazeera cũng nói rằng việc lực lượng Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố là "một hành động giết người" theo lệnh của tổng thống Mỹ.
Báo cáo còn tiết lộ các chi tiết về nơi ẩn náu của thủ lĩnh al-Qaeda và cuộc sống thường ngày của y sau khi chạy trốn khỏi Afghanistan vào năm 2001.
Bin Laden đã bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt ở đông bắc Pakistan tháng 5/2011.
Những nghi ngờ của Mỹ về nơi ẩn náu của Bin Laden trước đó đã bị phía Pakistan bác bỏ. Tuy nhiên, việc phát hiện dinh thự của tên này tại thị trấn quân sự Abbottabad và vụ tiệt sau đó của Mỹ đã gây căng thẳng trong hệ giữa hai hước.
Sau cuộc đột kích của Mỹ, quốc hội Pakistan đã kêu gọi thành lập Ủy ban Abbottabad để mở một cuộc điều tra độc lập nhằm xác định xem liệu các thất bại của chính phủ Pakistan nhằm phát hiện Bin Laden là do sự kém cỏi hay thông đồng với al-Qaeda.
Ủy ban cũng được giao nhiệm vụ điều tra thất bại của các cơ quan tình báo nhằm phát hiện hoạt động của CIA trên đất Pakistan trước cuộc đột kích của Mỹ "vốn làm bẽ mặt nhân dân Pakistan".
Ủy ban đã phỏng vấn các quan chức quân sự và dân sự và 3 bà vợ góa của Bin Laden trước khi họ bị trục xuất về Ả-rập Xê-út.
Nhưng các kết quả của cuộc điều tra đã bị giữ bí mật cho tới khi Al-Jazeeracông bố chúng vào hôm qua và sự chỉ trích mạnh mẽ trong bản báo cáo càng khiến giới chức quân sự và tình báo Pakistan "ê mặt".
Các tài liệu bị rò rỉ đã chỉ trích chính phủ Pakistan và quân đội, miêu tả sự kém cỏi và bất cẩn đáng trách của tất cả các quan chính phủ.
Mặc dù ủy ban không tìm thấy bằng chứng về sự thông đồng, nhưng tài liệu cho biết ủy ban không loại trừ khả năng về "sự đồng lõa bên trong hoặc ngoài chính phủ".
Báo cáo cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ cuộc đột kích của Mỹ vào Abbottabad, miêu tả đó là "một hành động chiến tranh của Mỹ" và "sự xỉ nhục lớn nhất đối với Pakistan".
Báo cáo đã dẫn lời các quan chức nói rằng các máy bay không quân Pakistan đã được điều động để bắn hạ các trực thăng Mỹ nhưng quá muộn.
Tài liệu dài 336 trang là kết quả của các cuộc phỏng vấn 200 nhân chứng. Báo cáo đã được chuyển giao cho chính phủ Pakistan hơn 6 tháng trước và được giữ bí mật kể từ đó.
Theo Dantri
Bin Laden tại "pháo đài" lẩn trốn dưới mắt người Pakistan Kết thúc cuộc điều tra kéo dài một năm rưỡi về sự có mặt của Osama bin Laden tại Abbottabad trước khi bị tiêu diệt, một ủy ban điều tra độc lập của Pakistan đã gửi bản báo cáo lên chính phủ. Dù vậy nội dung của nó nhanh chóng bị chỉ trích. Tòa nhà nơi bin Laden ẩn náu những ngày cuối...