Điều thêm tàu Hải cảnh 5000 tấn, Trung Quốc cụ thể hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông
Gần đây, Trung Quốc liên tục hạ thủy hoặc biên chế mới các tàu Cảnh sát biển có lượng giãn nước hàng nghìn tấn xuống biển Đông, đặc biệt là những tàu có lượng giãn nước tới 4.000-5.000 tấn.
Giữa lúc căng thẳng đang leo thang tại biển Đông về vụ việc việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) tại khu vực biển Hoàng Sa, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tiếp tục điều tàu Hải Cảnh cỡ lớn lớp 5.000 tấn mang số hiệu 1401 xuống biển Đông huấn luyện.
Được biết, tàu Hải Cảnh 1401 đã rời xưởng đóng tàu Văn Xung, Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, thuộc tỉnh Quảng Châu – Trung Quốc, khởi hành đến một khu vực trên biển Đông, tiến hành 14 khoa mục huấn luyện trong khoảng thời gian 3 ngày.
Tàu Hải Cảnh 1401 đứng sừng sững bên 2 tàu Hải cảnh cỡ 1.000 tấn
Hải Cảnh 1401 thuộc biên chế của phân cục Bắc Hải, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, là loại tàu chấp pháp hải dương đa chức năng, được lắp đặt nhiều thiết bị như vòi rồng, cần cẩu…, có thể đáp ứng tốt mọi yêu cầu nhiệm vụ chấp pháp hải dương.
Tàu có chiều dài 99m, chiều rộng 15,2m, mớm nước 5,6m, tốc độ 19,1 hải lý/h, hành trình liên tục 12.000 hải lý, khả năng tự cung tự cấp 45 ngày, thủy thủ đoàn 57 người. Tuy có cùng kích cỡ như các tàu Hải Cảnh lớp 4.000 tấn khác, nhưng do được trang bị một số thiết bị đặc biệt nên tàu này có lượng giãn nước thực tế lên tới 5.196 tấn.
2 tàu Hải Cảnh cỡ 4.000 tấn là 2401 và 3401 đứng bên nhau
Nhằm tăng cường sức mạnh trên biển, thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông, gần đây Trung Quốc đã không ngừng đóng mới hạ thủy nhiều loại tàu chấp pháp cỡ lớn, bao gồm tàu Hải giám, Hải cảnh, Hải tuần…, trong đó có hàng chục tàu có lượng giãn nước từ 1.000 tấn trở lên, cá biệt là những tàu có trọng tải lên đến 4.000-5.000 tấn.
Video đang HOT
Mới đây nhất, Trung Quốc đã hạ thủy và biên chế tàu chấp pháp lớp 4.000 tấn mới nhất do nước này tự đóng mới mang số hiệu “3402″ cho Tổng đội Hải Cảnh Nam Hải.
Tàu Hải Cảnh 3402
Hải Cảnh 3402 là chiếc thứ 4 trong 4 tàu cùng lớp 4.000 tấn được Trung Quốc đóng mới. Chiếc đầu tiên mang số hiệu 3401 được hạ thủy và biên chế cho tổng đội Hải Cảnh Nam Hải hồi tháng 1-2014. Ngoài ra, còn có chiếc mang số hiệu 2401 được biên chế về cho Tổng đội Đông Hải.
Tàu chấp pháp lớp 4.000 tấn này có chiều dài 99m, rộng 15,2m, cao 7,6m, độ mớn nước 5,6m, lượng giãn nước 4.400 tấn, tốc độ 20 hải lý/h, hành trình liên tục 30 ngày đêm, được trang bị nhiều trang thiết bị chấp pháp tiên tiến. Tùy theo số lượng trang thiết bị đi kèm mà lượng giãn nước của nó có thể tăng lên tới hơn 5.000 tấn.
Vị trí được cho là có thể lắp đặt pháo hạm của tàu Hải Cảnh cỡ 4.000 tấn Trung Quốc
Các tàu Hải Cảnh lớp 4.000 tấn này được chế tạo trên cơ sở tàu cứu hộ viễn dương 8.000KW. Điểm đặc biệt là ở mặt boong phía mũi tàu, có thiết kế một điểm lắp đặt thiết bị hiện đang để trống nhưng có thể lắp đặt thêm pháo hạm bất cứ lúc nào. Đây là điểm rất đáng chú ý, cho thấy ý đồ đằng sau việc đóng mới và hạ thuỷ hàng loạt tàu cực lớn của Trung Quốc, trong âm mưu độc chiếm biển Đông.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc đe dọa sử dụng "biện pháp mạnh" với tàu CSB Việt Nam
Phía Trung Quốc phát loa đưa ra những lời lẽ xuyên tạc về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và đe dọa sử dụng "biện pháp mạnh" nếu tàu cảnh sát biển Việt Nam không chịu rời đi.
5 tàu Trung Quốc bao vây 1 tàu Việt Nam
Hôm qua, ngày 15-6, vùng biển Hoàng Sa thời tiết có phần tốt lên, tàu Kiểm ngư và tàu Cảnh sát biển Việt Nam nhận lệnh cơ động, tiến hành áp sát khu vực giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Các đội tàu của Việt Nam chia thành nhiều mũi đồng loạt tiến vào khu vực giàn khoan, buộc các tàu Trung Quốc phải phân tán lực lượng.
Tại tốp 4, bình thường có từ 10-12 tàu Trung Quốc ra truy cản nhưng trong sáng 15-6 chỉ có 7 tàu Trung Quốc lao ra. Trong số các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ ở tốp 4 thì tàu Cảnh sát biển 4032 bị phía Trung Quốc uy hiếp nhiều nhất vì tàu này có tính cơ động cao, thường xuyên áp sát khu vực giàn khoan.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam trên vùng biển chủ quyền Việt Nam
Trong sáng 15-6, cùng lúc 5 tàu Trung Quốc gồm 3 tàu hải cảnh và 2 tàu đầu kéo tìm cách vây ép tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4032 khi tàu cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8 hải lý.
Đến chiều cùng ngày, phía Trung Quốc tăng cường lực lượng tàu hải cảnh và tàu kéo để ngăn không cho tàu của Việt Nam tiến sâu hơn vào khu vực giàn khoan theo hướng tây - tây nam. Cùng lúc, phía Trung Quốc còn đưa máy bay trinh sát mang số hiệu CMS 3843 bay thấp trên đội hình tàu Việt Nam.
Chiều 15-6, tàu Cảnh sát biển 4033 đã lần thứ 2 tiến sát được vào giàn khoan nhưng các tàu Trung Quốc dàn hàng dọc và hàng ngang dày đặc để chặn hướng di chuyển của các tàu thực thi pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, tàu Cảnh sát biển 4033 liên tục phát loa tuyên truyền phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Ngược lại, phía Trung Quốc phát loa đưa ra những lời lẽ xuyên tạc về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và đe dọa sử dụng "biện pháp mạnh" nếu tàu cảnh sát biển Việt Nam không chịu rời đi. Tuy nhiên, các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn giữ vững đội hình và vị trí, tiếp tục phát loa tuyên truyền.
Sau khi phát hiện tàu Việt Nam gia cố hệ thống cửa kính, phía Trung Quốc gần như hạn chế việc phun vòi rồng mà thay vào đó huy động các tàu kéo có tính cơ động cao để sẵn sàng đâm va, hú còi to nhằm uy hiếp các tàu của ta.
Nhật Bản cáo buộc Bắc Kinh đưa video sai sự thật
Ngày 15-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng trên trang mạng chính thức của họ một thông báo nói họ đã triệu tập tùy viên quân sự tại đại sứ quán của Nhật Bản ở Bắc Kinh để phản đối vụ việc xảy ra giữa các máy bay chiến đấu của hai nước trên biển Hoa Đông.
Căng thẳng leo thang ngày 11-6, khi Tokyo cáo buộc Bắc Kinh đưa các máy bay quân sự tiến quá gần máy bay chiến đấu của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Trung Quốc thì lớn tiếng tố chính các máy bay Nhật đã tìm cách bay quá gần một máy bay Tu-154 của họ, với khoảng cách gần nhất chỉ khoảng 30 mét.
Trong một cuộc họp báo ngày 13-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trưng ra các video và ảnh mà họ cho là bằng chứng cho thấy các máy bay Nhật Bản đã tìm cách can thiệp vào hoạt động của máy bay Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản tiếp tục duy trì lập trường của họ và cho rằng "họ không mắc lỗi gì hết".
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera ngày 13-6 cũng đã yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các đoạn video khỏi trang chủ của Bộ Quốc phòng. Nhà chức trách Nhật Bản cáo buộc Bắc Kinh "đã chọn sai đoạn băng".
Đáp lại, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói yêu cầu của Nhật Bản là "đáng xấu hổ" và "vô lý".
Theo An Ninh Thủ Đô
Chuyện đặc biệt của gia đình Hà Nội ở Hoàng Sa năm 1938 Trong ký ức của ông Bảo, hòn đảo ở Hoàng Sa không rộng nhưng đã có 2 chiếc cột ăngten cao hơn cột điện ở Hà Nội và hàng chục mái nhà... Tiếp chúng tôi tại ngôi nhà riêng trên phố Ngô Sĩ Liên (phường Văn Miếu, Hà Nội), Đại tá Trần Quân Bảo (SN 1934, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm...