Điều tàu hải quân, kiểm ngư tìm kiếm 26 ngư dân
Bộ Quốc phòng sẵn sàng sử dụng máy bay để bay tìm kiếm ngay khi thời tiết cho phép.
Tối 28-10, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV (Nha Trang MRCC, đóng tại TP Nha Trang, Khánh Hòa), cho hay hiện có ba tàu kiểm ngư đang tìm kiếm 26 ngư dân tỉnh Bình Định mất liên lạc và ứng cứu 14 ngư dân tỉnh này bị nạn.
Theo giám đốc Nha Trang MRCC, rạng sáng 28-10, hai tàu kiểm ngư KN467, KN473 xuất phát tại Khánh Hòa ra khơi tìm kiếm 12 ngư dân Bình Định khác bị mất liên lạc trên tàu cá BĐ 96388 TS bị chìm và hỗ trợ 14 ngư dân trên tàu BĐ 98658 TS bị nạn.
“Hiện hai tàu kiểm ngư này đã đến vùng biển có các tàu cá bị nạn nhưng chưa thể tiếp cận do thời tiết quá xấu, gió mạnh, sóng lớn. Chúng tôi liên lạc với các tàu kiểm ngư cũng rất khó khăn” – ông Bình thông tin.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi khảo sát tình hình trú tránh bão của người dân tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT
Trung tướng Nguyễn Trọng Bình tại cuộc họp. Ảnh: TẤN VIỆT
Chiều 28-10, trao đổi với báo chí tại sở chỉ huy tiền phương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay chưa có cơn bão nào mà thời gian lưu gió mạnh kéo dài liên tục hơn 6 giờ đồng hồ như bão số 9. Từ 10 giờ sáng đến 16 giờ cùng ngày, tốc độ gió vẫn là cấp 10, giật cấp 11-12, cho thấy sức tàn phá rất khủng khiếp.
Theo ông Cường, chỉ trong hai ngày, Ban chỉ đạo tiền phương cùng các tỉnh, TP phải thực hiện khối lượng công việc khổng lồ. Từ việc di dời 400.000 người dân ở vùng nguy hiểm đến việc đưa 45.000 tàu, thuyền/300.000 lao động đến nơi an toàn. “Các hoạt động kinh tế của sáu tỉnh tạm thời đóng cửa, một khối lượng công việc khổng lồ phải kiểm tra” – ông Cường nói.
Theo ông Cường, hai tàu cá/26 lao động của Bình Định vẫn đang mất tích. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.
Ông Cường lưu ý: Các địa phương phải điều hành, vận hành các hồ chứa khoa học. Trong 1-2 ngày tới vẫn còn mưa lớn, đặc biệt là khu vực Bắc Trung bộ. Đây là khu vực hệ thống hồ thủy điện, thủy lợi đã đầy nước và tổn thương qua ba đợt lũ vừa rồi.
“Các sông ở Nam Trung bộ cũng đã nhiều nước, hệ thống hồ cũng đầy, nếu xảy ra vấn đề gì nữa thì dễ gây hậu quả khôn lường, chúng ta phải cảnh giác” – ông Cường lưu ý.
Video đang HOT
Trước đó, báo cáo tại cuộc họp của Sở chỉ huy tiền phương cùng ngày, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết Bộ Quốc phòng đã quyết định điều động thêm tàu kiểm ngư 490 cũng từ Cam Ranh xuất phát ra khu vực tàu BĐ 96388 bị chìm lúc 13 giờ 30 ngày 27-10. “Bộ Quốc phòng cũng nghiên cứu phương án sẵn sàng sử dụng máy bay để bay tìm kiếm, thả phao và thông báo cho các lực lượng tàu tìm kiếm nạn nhân trôi dạt trên biển. Đội bay sẽ sẵn sàng ngay khi thời tiết cho phép” – Trung tướng Nguyễn Trọng Bình thông tin.
Về hai tàu có 26 ngư dân của Bình Định bị chìm trên biển ngày 27-10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thống nhất với bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều hai tàu hải quân và hai tàu kiểm ngư từ Cam Ranh ra cứu hộ. Cả máy bay cũng sẵn sàng cho phương án cứu hộ khi thuận lợi.
Điều tra, xử lí nghiêm đường dây móc nối, môi giới đưa tàu cá ra nước ngoài đánh bắt trái phép
"Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài.
Đây là vấn đề quan trọng số 1 trong khuyến nghị của Uỷ ban châu Âu (EC), sớm gỡ "thẻ vàng" cho thuỷ sản Việt Nam" - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống IUU mới đây.
Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) với các bộ ngành và các địa phương ven biển.
Số tàu cá vi phạm giảm, song vẫn phức tạp
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, tính đến 31/8, số lượng tàu cá cả nước đã lắp thiết bị giám sát hành trình là 24.851/30.851 tàu từ 15m trở lên, đạt tỷ lệ 80,61%. Trong đó, số tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên là 2.204/2.600 tàu, đạt tỷ lệ 84,77%.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến trình bày báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: M.H
Tuy nhiên, rất nhiều tàu khi ra khơi đã gỡ thiết bị giám sát bỏ xuống biển, còn tàu thì di chuyển ra chỗ khác để đánh bắt, hoặc tàu cá thường xuyên mất tín hiệu, sơn màu khác, gắn biển số tàu của nước khác...
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, qua kết quả theo dõi xử lý hình ảnh tàu cá ra ngoài vùng biển Việt Nam từ đầu năm đến nay, số tàu cá từ 24m trở lên vi phạm vượt ranh giới là 188 tàu, các tỉnh có số tàu vi phạm nhiều là Kiên Giang 103 tàu, Tiền Giang 26 tàu, Quảng Ngãi 24 tàu, Bến Tre 18 tàu...
Trung bình mỗi ngày phát hiện 90 tàu cá thường xuyên mất tín hiệu giám sát hành trình (VMS).
Đáng lo là từ đầu năm đến nay, vẫn xảy ra 57 vụ/92 tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 53 vụ/89 tàu. Các địa phương có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý tập trung chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang (34 vụ/58 tàu), Cà Mau (5 vụ/8 tàu), Bến Tre (6 vụ/7 tàu)...
Về nguyên nhân, theo Thứ trưởng Tiến là do công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để xử lý vi phạm khai thác IUU qua dữ liệu VMS chưa đạt hiệu quả; tỉ lệ các vụ việc được xử lý vẫn còn rất thấp so với thực tế. Hầu hết các tỉnh chưa hoàn thành việc lắp đặt VMS, đánh dấu tàu cá theo quy định; hiện mới chỉ có tỉnh Bình Định, Ninh Bình, Phú Yên hoàn thành 100%.
Tàu cá của ngư dân Bình Định hoạt động trên biển Đông (ảnh minh họa). Ảnh: Vũ Đình Thung
Về lâu dài, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ NNPTNT cần chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, tăng cường nuôi trồng, nhất là nuôi biển.
Nếu không phát triển được nuôi biển thì không xử lý được tận gốc vấn đề, làm sao để đời sống ngư dân bớt phụ thuộc vào khai thác, đánh bắt.
Hạ quyết tâm gỡ thẻ vàng
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau gần 3 năm bị EC phạt thẻ vàng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị, các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã hoàn thành được khối lượng công việc lớn theo 4 nhóm mà EC khuyến nghị.
Cụ thể là đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, ban hành các nghị định thông tư, các văn bản pháp lý, rất nhiều hoạt động được triển khai tích cực, nghiêm túc từ đăng kí tàu thuyền, lắp thiết bị định vị, quản lý bến cảng, tổ chức khai báo truy xuất nguồn gốc hải sản...
"Từ sau lần kiểm tra thứ 2 đến nay, EC đánh giá tích cực những nỗ lực của Việt Nam, song vẫn chưa đồng tình cao, vì 6 tháng vừa qua vẫn còn ngư dân vi phạm vùng đánh bắt hải sản. EC nói, nếu còn vi phạm thì sẽ kiên quyết không rút thẻ vàng" - Bộ trưởng Cường lo ngại.
Liên quan vấn đề này, đại diện Bộ Công an cho biết, thời gian qua lực lượng công an đã điều tra xử lý việc môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và phát hiện 8 nhóm đối tượng nghi vấn đưa tàu và người dân đi khai thác trái phép.
Tuy nhiên việc thu thập tài liệu, chứng cứ rất khó khăn vì những đối tượng này có thủ đoạn rất tinh vi, ra ngoài khơi thường tắt thiết bị định vị hoặc lấy thiết bị định vị đặt lên tàu khác.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Bình - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay, qua kinh nghiệm của các nước, chỉ có gắn thiết bị điện tử, định vị, giám sát thì mới có thể kiểm soát được tình trạng đánh bắt trái phép. Tuy nhiên, phải nâng cao độ tin cậy, chất lượng của thiết bị định vị.
Lực lượng kiểm ngư tiếp cận tàu cá kiểm tra giấy tờ, thủ tục đánh bắt thủy sản. Ảnh minh hoạ
Phát biểu tại cuộc họp, ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Cương quyết xử lý vẫn là giải pháp số 1. Thời gian qua Bạc Liêu xử lý rất tốt việc tàu cá không có bảo hiểm, không có chứng chỉ thuyền trưởng, không có nhật ký ghi chép... Chúng tôi còn cài đặt luôn phần mềm theo dõi trong điện thoại, có gì nắm bắt được ngay để phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời. Nhờ đó 6 tháng đầu năm, tỉnh Bạc Liêu chỉ có 1 trường hợp phải xử lý".
Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra lúc này đã rất cấp bách, cần tiếp tục có các giải pháp phù hợp, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để sớm đạt được những biện pháp mà EC đặt ra, gỡ "thẻ vàng" cho thuỷ sản Việt Nam.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương từ nay đến cuối năm cần tập trung quán triệt, tổ chức triển khai nghiêm túc các chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NNPTNT. Các địa phương ven biển cần chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, kịp thời báo cáo những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền, nhất là việc xử lý hành vi vi phạm khai thác IUU.
Phó Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và 28 tỉnh, thành phố ven biển kiểm soát chặt chẽ tàu cá trước khi xuất, cập bến, kiên quyết không để các tàu cá không có giấy tờ, trang thiết bị theo quy định được xuất bến.
Bộ Công an tiến hành điều tra, xử lý dứt điểm các vụ việc có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
"Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài. Đây là vấn đề quan trọng số 1 trong khuyến nghị của EC và cũng chính là nguy cơ dẫn tới thẻ đỏ" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phòng chống bão số 9: Đảm bảo an toàn cho người dân là ưu tiên hàng đầu Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng đoàn công tác của Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương phòng chống bão số 9 tiếp tục yêu cầu đảm bảo an toàn cho người dân là yêu cầu lớn và ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là người dân ở các điểm...