Điều sai luồng tuyến, Sở GTVT Hà Nội đẩy bến xe vào khó khăn?
- Ông Nguyễn Văn Lập – Giám đốc Bến xe Nước Ngầm cho rằng, chính việc Sở GTVT Hà Nội điều chỉnh luồng tuyến vận tải sai quy định đã đẩy Bến xe Mỹ Đình vào tình trạng quá tải, còn Bến xe Nước Ngầm lại… thiếu xe.
Theo kiến nghị của Công ty CP Đầu tư phát triển ngành nước và môi trường (đơn vị quản lý Bến xe Nước Ngầm), tháng 12/2014 UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề nghị của công ty này về việc bổ sung tuyến vận tải hành khách cho Bến xe Nước Ngầm.
Ông Nguyễn Hoàng Linh (giữa) chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn cho Bến xe Nước Ngầm ngày 19/3.
Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho Bến xe Nước Ngầm ngày 19/3, ông Nguyễn Văn Lập cho biết: Hiện nay Bến xe Nước Ngầm gặp khó khăn duy nhất là lượng xe về ít. Nguyên nhân do cơ quan quản lý – Sở GTVT Hà Nội điều chuyển luồng tuyến sai quy định.
Ông Lập dẫn chứng: Khi bến xe chưa mở rộng Sở GTVT Hà Nội cấp phép công suất tối đa của Bến xe Nước Ngầm là 350 lượt xe/ngày, Bến Mỹ Đình 800 lượt xe/ngày/Bến Giáp Bát 900 lượt xe/ngày…
Thực hiện điều chỉnh tuyến của Cục đường bộ VN từ 4/2007, Bến xe Giáp Bát dừng tiếp nhận các tuyến xe Nghệ An, Hà Tĩnh và chuyển các tuyến này sang Bến xe Nước Ngầm.
Tuy nhiên, chỉ sau 5 tháng thì Sở GTVT Hà Nội lại điều xe đang hoạt động ở Bến xe Nước Ngầm về Bến xe Mỹ Đình trong khi bến xe Mỹ Đình lượng xe chỉ 100 lượt xe/ngày.
Theo ông Lập, chính vì Sở GTVT Hà Nội chuyển xe từ Bến Nước Ngầm sang bến Mỹ Đình “tự do” nên đến tháng 10/2009, Bến xe Mỹ Đình rơi vào tình trạng quá tải và buộc Sở GTVT phải ra văn bản nêu rõ: Bến xe Mỹ Đình đã quá tải, phải tạm dừng toàn bộ các tuyến vận tải ở phía Nam vào bến Mỹ Đình.
“Theo công bố bến Mỹ Đình chỉ được 800 lượt xe/ngày nhưng Sở GTVT Hà Nội đã “tự do” điều chuyển lên tới 1.100 lượt xe/ngày. Rõ ràng do Sở GTVT điều hành chưa phù hợp nên mới dẫn đến tình trạng quá tải ở bến xe này”, ông Lập nói.
Video đang HOT
Giám đốc Bến xe Nước Ngầm cũng cho biết thêm: Dù Bến xe Mỹ Đình đã tuyên bố quá tải và yêu cầu không cho thêm xe vào bến, nhưng thực tế đến tháng 5/2013, thông qua văn bản số 607, Sở GTVT Hà Nội vẫn chấp thuận cho xe của Công ty CP vận tải Thanh Xuân vào bến Mỹ Đình.
Ông Lập cho rằng: Việc điều chuyển luồng tuyến sai quy định đã đẩy Bến xe Nước Ngầm vào tình trạng thiếu xe.
Trước ý kiến của ông Lập, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Từ năm 2007 đến khi ban hành Thông tư 18 của Bộ GTVT, việc chấp thuận luồng tuyến nằm ngoài tầm của Sở GTVT. Sau đó, Sở GTVT Hà Nội đã ra văn bản cảnh báo Bến xe Mỹ Đình đến ngưỡng quá tải để không chuyển thêm luồng tuyến về đó
“Nếu anh Lập bảo tôi cho phép xe từ bến này sang bến kia thì cần phải xem lại quy định pháp luật trong thời gian này. Từ năm 2009 chúng tôi đã có văn bản đề nghị Sở GTVT các tỉnh chỉ đạo các DN vận tải hành khách không nên đăng ký vào bến xe Mỹ Đình nữa vì đã ở ngưỡng quá tải”, ông Linh nói.
Tuy nhiên, ông Lập đưa ra lập luận: Theo Quyết định 16 của Bộ GTVT tháng 3/2007 quy định thẩm quyền công bố tuyến vận tải khách là do Cục đường bộ VN thực hiện. Từ 2007 – 2010 quy định thẩm quyền công bố tuyến dưới 1.000 km thuộc về Sở GTVT.
Thế nhưng, tháng 9/2007, khi Tổng Cục đường bộ (cơ quan có thẩm quyền công bố tuyến) chưa công bố tuyến Bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thì Sở GTVT Hà Nội đã cho xe từ Bến Nước Ngầm sang Bến Mỹ Đình tại văn bản 2580/GTCC.
“Rõ ràng xảy ra tình trạng bến xe Mỹ Đình quá tải và Bến Nước Ngầm ít xe là do người có trách nhiệm điều chuyển luồng tuyến của Sở GTVT không làm đúng theo quy định”, ông Lập khẳng định.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Xác minh tin lái xe khách lao xuống vực nghiện ma túy
Ngày 7/9, cơ quan chức năng cho biết đang xác minh liệu lái xe Nguyễn Hữu Thọ, người điều khiển chiếc xe Sao Việt bị lao xuống vực tại Lào Cai, có nghiện ma túy hay không.
Xe khách Sao Việt ghi rõ hành trình Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa
Rà soát kết quả kiểm tra ma túy
Sở GTVT Lào Cai và Hà Nội đang xác minh nguồn tin báo về việc lái xe Nguyễn Hữu Thọ có tiền sử nghiện ma túy. Theo quy định hiện nay, nếu nghiện ma túy, lái xe không được điều khiển xe khách.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 7/9, Giám đốc Sở GTVT Lào Cai Nguyễn Trọng Hài cho biết, sau khi nghe phản ánh từ Ủy ban ATGT Quốc gia, Sở GTVT đã rà soát danh sách lái xe. Kết quả cho thấy, lái xe Thọ không nằm trong danh sách nhân viên tại trụ sở chính của Cty Minh Thành Phát (sở hữu hãng xe Sao Việt) tại Lào Cai, có thể thuộc quản lý của chi nhánh Cty Minh Thành Phát tại Hà Nội.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Linh, cho biết đã liên lạc với doanh nghiệp Minh Thành Phát để tìm hiểu. Sở chỉ quản lý tổng số lái xe, không quản lý tên tuổi và tình trạng sức khỏe của từng lái xe. "Việc lái xe có nghiện ma túy hay không là việc của doanh nghiệp, Sở GTVT không làm thay", ông Linh nói.
Liên quan thông tin bất nhất rằng trên xe Sao Việt lúc gặp tai nạn có 48 hay 53 người, ông Đỗ Hữu Bằng vẫn khẳng định trên xe có 48 người từ lúc xuất bến và không bắt thêm khách cho đến khi gặp nạn. Một nguồn tin cho biết, trên xe Sao Việt có lắp 2 camera; việc trích xuất dữ liệu sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy hơn.
Ông Đỗ Hữu Bằng, Giám đốc hãng xe Sao Việt, nói rằng, đã kiểm tra hồ sơ khám sức khỏe ngày 9/7 của lái xe Thọ tại bệnh viện 500 giường tỉnh Lào Cai, kết quả là âm tính với ma túy.
Ông Bằng cũng đã hỏi lái xe Nguyễn Hải Vân và phụ xe Trần Quyết Thắng và hai anh này đều khẳng định anh Thọ không sử dụng ma túy.
"Khi tuyển lái xe, chúng tôi kiểm tra rất kỹ. Giờ lái xe nhiều, chúng tôi không dại gì đi tuyển lái xe nghiện ma túy. Trong quá trình lao động, hằng năm, chúng tôi đều kiểm tra định kỳ sức khỏe, trong đó có kiểm tra ma túy ", ông Bằng nói.
Tuy nhiên, một bất cập được nhiều lãnh đạo Sở GTVT chỉ ra là việc kiểm tra lái xe nghiện ma túy được giao cho doanh nghiệp chủ động thực hiện. Nhược điểm của cách làm này là mức độ chính xác không cao; lái xe biết lịch khám và chủ động ngưng ma túy trước khi bị kiểm tra.
Lãnh đạo Bến xe Mỹ Đình: Sao Việt chạy sai lộ trình
Trao đổi với Tiền Phong về thủ tục cấp phép cho chiếc xe Sao Việt gặp nạn, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) cho biết, phù hiệu và lệnh tăng cường được cấp cho chiếc xe này chỉ có lộ trình đi từ Mỹ Đình đến thành phố Lào Cai; việc xe này chạy lên Sapa là sai lộ trình.
Tuy nhiên, chủ hãng xe Sao Việt lại đưa ra công văn trước đó xin chấp thuận chạy tăng cường có ghi rõ là đi Sapa. "Trong các thủ tục chấp thuận, cơ quan quản lý nhà nước chỉ ghi là xe chạy lên Lào Cai, có thể hiểu là có thể chạy lên Sapa. Ngoài ra, công văn xin chấp thuận cũng thể hiện rõ là chúng tôi muốn chủ động chạy lên Sapa", ông Bằng nói.
Về điểm này, ông Tiến trao đổi lại như sau: Quy ước về cách ghi thủ tục của Sở GTVT Hà Nội là ghi tên bến xe, không ghi tên địa phương. Với phù hiệu và lệnh xuất bến của xe Sao Việt ghi Mỹ Đình - Lào Cai có nghĩa chạy từ Bến xe Mỹ Đình đến Bến xe Lào Cai tại thành phố Lào Cai.
Ông Tiến nói rằng, do nhu cầu vận chuyển cao điểm, bến xe thường rất thông thoáng trong việc cấp điểm đến cho các phương tiện tăng cường. Nếu Sao Việt xin cấp đi Sapa thì Sở GTVT Hà Nội và Bến xe Mỹ Đình vẫn hoàn toàn có thể cấp.
Ông Tiến cho biết, hiện nay, Sở GTVT vẫn chấp thuận cho Cty Hải Vân (một doanh nghiệp vận tải có xe giường nằm với số lượng lớn) chạy từ Mỹ Đình đi Sapa. Hầu hết các xe từ Hà Nội đi Lào Cai đều chạy thẳng lên Sapa. Ngay cả Sao Việt, việc bán vé đi Sapa đã diễn ra từ lâu; trên thành xe, hãng này cũng ghi rõ hành trình đi Sapa.
Theo nhóm PV Kinh tế
Tiền phong
Hà Nội sẽ dẹp bãi xe "xẻ thịt" lòng đường, vỉa hè Được "cởi trói", các điểm trông giữ xe mọc lên như nấm trên hè phố các quận nội thành, gây ùn tắc giao thông, cản trở người đi bộ. Từ tồn tại trên, các sở ngành sẽ rà soát lại bãi xe theo hướng cái nào không hợp lý thì loại bỏ. Dù bộ máy quản lý lòng đường, vỉa hè trên địa...