Điều phụ nữ không nên kể với người khác về chồng mình
Chồng bạn không thể tự thay dầu xe, anh ấy không giỏi sửa nhà? Bạn bè của bạn không cần phải biết điều này.
Có 10 chủ đề bạn không nên chia sẻ với người khác về chồng mình, hãy cẩn trọng vì những chia sẻ quá mức có thể làm hỏng cuộc hôn nhân của bạn:
1. Nỗi sợ hãi của chồng
“Phụ nữ thường không ngần ngại khi chia sẻ về nỗi sợ hãi của họ,” Audrey Sherman, tiến sĩ, nhà phát triển kỹ năng tâm lý giáo dục nói. Tuy nhiên, tiết lộ rằng anh ấy sợ sấm sét hoặc chó dữ, có thể làm cho anh ấy trở nên yếu đuối trong mắt người khác. Quan trọng hơn, khi anh ấy đã tin tưởng mà chia sẻ những lo sợ của mình với bạn, tiết lộ những bí mật của anh ấy chứng tỏ bạn không phải là một người an toàn để tâm sự, tiến sĩ Sue Johnson, tác giả của cuốn Love Sense: The Revolutionary New Science of Romantic cho biết thêm. Trước khi bạn chia sẻ, hãy suy nghĩ xem anh ấy sẽ cảm thấy thế nào khi biết được chuyện này.
Ảnh: blog.vaughanfirm.com.
2. Đời sống tình dục của bạn – trừ khi đó là lời khen ngợi
Trao đổi những câu chuyện nhạy cảm là một phần trong những buổi trò chuyện của các cô gái. Bạn không nên chia sẻ về kích thước, vẻ ngoài hay hành động của anh ấy, tiến sĩ Elizabeth Lombardo, tiến sĩ, tác giả của cuốn A Happy You: Your Ultimate Prescription for Happiness nói. “Phụ nữ có xu hướng nhạy cảm về ngoại hình của họ”, tiến sĩ Lombardo chỉ ra. Hãy tưởng tượng nếu chồng bạn kể với bạn bè của anh ấy rằng bạn thường mặc quần bóp dáng, và bạn đã già nua từ mấy năm trước rồi, bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm và bị phản bội, đúng không? Vì vậy, nếu muốn chia sẻ, hãy chỉ đưa ra một vài nhận định tích cực và ngắn gọn về chồng mình.
3. Thói quen khó chịu của chồng – với gia đình
Phê bình chồng, ngay cả về những chuyện nhỏ nhặt như để quên giầy ở ngoài, cũng có thể tạo ra căng thẳng. “Nói về những thiếu sót của chồng sẽ tạo cho người khác cái nhìn tiêu cực về chồng bạn”, tiến sĩ Lombardo giải thích. Hãy nghĩ xem bạn có cần thiết phải kể những câu chuyện đó ra không. Đó có thể là một câu chuyện đùa. Bạn không nên tiết lộ những vấn đề nghiêm trọng mà chưa thảo luận trước với chàng.
4. Nói rằng anh ấy không phải người đàn ông lý tưởng hoặc thất bại trong công việc
Kể với bạn bè rằng chồng mình chưa thành công trong công việc là lợi bất cập hại. “Nền văn hóa của chúng ta thường mặc định rằng những người đàn ông có thể kiểm soát và cáng đáng mọi việc lớn”, tiến sĩ Johnson nói. Việc tiết lộ rõ ràng điều đó có thể khiến chồng bạn trở nên hèn kém trong mắt người khác. Có ngoại lệ không? Đó là khi chồng nhờ bạn giúp đỡ tìm kiếm công việc mới. Trong trường hợp đó, những lời giới thiệu từ bạn bè có thể tạo nên sự khác biệt.
Video đang HOT
5. Sự vụng về của anh ấy
Chồng bạn không thể tự thay dầu xe, anh ấy không giỏi sửa nhà? Bạn bè của bạn không cần phải biết điều này. “Đàn ông bị đánh đồng nam tính với việc có thể sửa chữa mọi thứ”, tiến sĩ Lombardo nói, bởi vì vai trò truyền thống của người đàn ông là cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho gia đình của họ. Mặc dù ý tưởng này có vẻ lỗi thời, đối với nhiều người đàn ông, thật khó có thể chia sẻ điều đó. Bạn muốn kể với người khác câu chuyện hài hước về chiếc bàn hỏng 3 chân nhà mình? Hãy trò chuyện với anh ấy trước hoặc để anh ấy tự nói ra.
6. Một thiếu sót lớn mà bạn chưa từng nói với anh ấy
Cho dù anh ấy không quan tâm, gần gũi với con cái, hay nóng nảy, không chịu thỏa hiệp, hãy nói với chồng bạn trước tiên chứ không phải là bạn bè của bạn. Nói về các vấn đề nghiêm trọng sau lưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm của hai bạn. Theo tiến sĩ Johnson, không góp ý về những thiếu sót của nhau sẽ dẫn đến một mối quan hệ bí bách, đau khổ.
7. Những điều không hay mà chồng nói về bạn, gia đình và bạn bè của bạn
“Chia sẻ những nhận xét tiêu cực mà chồng đã nói sẽ làm cho bạn bè của bạn không muốn tới gần anh ấy”, tiến sĩ Sherman nói, điều này làm mất thiện cảm của bạn bè với chồng bạn. Thậm chí, tiết lộ những điều này có thể kéo cả gia đình bạn vào để giải quyết vấn đề. Nếu chồng liên tục đưa ra những nhận định tiêu cực về một người nào đó hoặc người thân của bạn, hãy cho anh ấy cơ hội để hiểu ra và sửa chữa. Nếu anh ấy có những nhận xét chê bai thường xuyên, hãy mặc kệ. Hãy tập trung vào những điểm tốt của anh ấy, bạn sẽ hạnh phúc hơn.
8. Quan điểm chính trị hoặc tôn giáo của anh ấy
Bạn có thể cảm thấy thoải mái trong những cuộc tranh luận sôi nổi với bạn bè, còn những quan điểm của chồng bạn, hãy để anh ấy tự nói ra. Anh ấy có thể có lý do nghề nghiệp hoặc cá nhân để giữ cho những điều này cho riêng mình. Bài học quan trọng ở đây là giao tiếp: “Biết thông tin thật về nhau sẽ loại bỏ được sự phỏng đoán”, tiến sĩ Sherman nói. Nếu bạn muốn đề cập đến quan điểm tín ngưỡng tôn giáo hoặc chính trị của chồng, hãy đề cập một cách đơn giản. Ví dụ, nếu bạn đang mời tham dự một lễ rửa tội mà chồng bạn không tham gia, chỉ nên nói rằng: “Chồng mình không theo Công giáo, nên anh ấy không muốn đi”, và không đi vào chi tiết hơn, tiến sĩ Johnson nói.
9. Mối quan hệ căng thẳng của anh ấy với một thành viên gia đình
Đàn ông có thể chậm chạp khi giải quyết những vấn đề làm họ buồn lòng, đặc biệt là với người thân. “Đó là một cơ chế đối phó từ khi anh ấy còn là một đứa trẻ trai”, tiến sĩ Lombardo nói. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì anh ấy chưa giải quyết được vấn đề, tuy nhiên, nói ra khi anh ấy không ở đấy cũng không thể giải quyết được vấn đề. “Bởi vì đó là gia đình hoặc bạn bè của anh ấy, anh ấy sẽ tự chọn lựa và giải quyết vấn đề của riêng mình”, tiến sĩ Lombardo nói. Bạn không thể hiểu được cách giải quyết của chàng, nhưng hãy cố gắng tôn trọng nó. “Hãy thật khôn ngoan bằng cách thể hiện sự cảm thông trong tình huống này”, tiến sĩ Johnson nói.
10. Thời điểm khó khăn trong quá khứ của anh ấy
Phụ nữ dường như rất dễ dàng chia sẻ khó khăn và nhắc lại quá khứ. Tuy nhiên, “đàn ông không muốn nhắc lại quá khứ của mình”, tiến sĩ Lombardo nói. Vì vậy, bạn không nên chia sẻ những khó khăn, thử thách mà anh ấy gặp phải. Nếu bạn tự hào về một thử thách anh ấy vượt qua hoặc nghĩ rằng một người bạn rất muốn nghe câu chuyện này, hãy khuyến khích chồng tự chia sẻ câu chuyện của mình. Anh ấy sẽ chia sẻ nếu biết rằng câu chuyện của mình có thể giúp đỡ một người nào đó.
Theo VNE
Mệt mỏi với mẹ chồng 'hai mặt'
Những lúc chỉ có mẹ chồng và con dâu ở nhà thì bà nằm dài trong phòng riêng vừa ăn vặt vừa xem ti vi hoặc qua nhà hàng xóm buôn chuyện. Nhưng tầm 6h chiều khi bố chồng và chồng em sắp đi làm về bà cũng nhanh chân về nhà trước. Bà tranh thủ đụng vào cái này một tí cái kia một tí ra điều mình chăm chỉ lắm...
Em năm nay 23 tuổi vừa lấy chồng được 5 tháng. Chồng em là người có học thức, công việc đàng hoàng và yêu thương vợ. Cuộc sống vợ chồng son không có gì phải phàn nàn chỉ một điều duy nhất là em không hòa hợp được với mẹ chồng.
Nhà chồng có 3 chị em, chồng em là con út, mẹ chồng rất cưng chiều anh nên khi lập gia đình bọn em vẫn phải ở chung với ông bà.
Hằng ngày bố chồng và chồng đi làm chỉ có em và mẹ chồng ở nhà (do em đang trong thời gian chờ xin việc nên chưa thể đi làm). Vì ở nhà rảnh rỗi nên mọi việc nội trợ như đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp... em đều đảm nhiệm hết.
Mẹ chồng thì rất lười, cậy có con dâu ở nhà nên bà không nhấc tay động chân vào bất cứ việc gì. Ăn xong bà lân la sang hàng xóm buôn chuyện, chiều chiều lại đi tập thể dục với các bà trong khu phố. Mặc dù vậy nhưng là phận con dâu em đều bỏ qua hết và vui vẻ làm một mình. Điều khiến em khó chịu nhất là tính "hai mặt" của bà.
Theo đó, những lúc chỉ có mẹ chồng và con dâu ở nhà thì bà nghỉ ngơi, nằm dài trong phòng riêng vừa ăn vặt vừa xem ti vi hoặc qua nhà hàng xóm. Nhưng tầm 6h chiều khi chồng và con trai sắp về bà cũng nhanh chân về nhà trước. Bà tranh thủ đụng vào cái này một tí cái kia một tí ra điều mình chăm chỉ lắm.
Đến lúc con trai và chồng về hôm nào cũng chứng kiến cảnh mẹ chồng cần mẫn làm việc nhà. Nhưng khi không có ai thì mọi việc lại diễn ra như cũ tức là một mình em gánh tất cả việc nhà.
Một lần em nghe chị hàng xóm kể trước khi chưa có em về làm dâu mẹ chồng em thường thuê giúp việc theo giờ. Trước khi chồng, con có mặt ở nhà thì người giúp việc cũng đã nấu một bữa cơm tươm tất và ra về. Chồng và con trai mặc nhiên nghĩ đó là bữa cơm do mẹ chồng em vất vả chuẩn bị.
"Em nghe những lời giả dối của bà mà thấy chản nản cả người". (Ảnh minh họa)
Em về làm dâu mới được thời gian ngắn và chưa đi làm nên tiền nong chi tiêu còn rất eo hẹp nhưng mỗi lần vào các dịp lễ em đều có quà cáp biếu mẹ chồng cẩn thận.
Mỗi tháng ngoài đóng tiền sinh hoạt của hai vợ chồng em còn biếu thêm mẹ chồng 1 triệu để bà tiêu riêng. Mỗi lần em đưa bà đều chối đây đẩy bảo: "Các con giữ lấy mà chi tiêu mẹ có lương của bố rồi mà cũng chẳng mua sắm gì nhiều nên không cần" nhưng rồi bà vẫn cầm.
Đến tháng vừa rồi em có bầu, việc thăm khám thai, mua thuốc bổ, ăn uống tốn kém hơn nên em có chủ động bảo với chồng cắt giảm khoản tiền biếu mẹ chồng, sau này khi 2 vợ chồng có nhiều tiền hơn có thể báo hiếu mẹ sau. Chồng em thấy có lý nên cũng đồng tình.
Tuy nhiên lúc em đưa tiền sinh hoạt hàng tháng thấy không có khoản "tiêu vặt" như các tháng trước đây mẹ chồng có vẻ không vui. Khi vợ chồng em trình bày lý do và mong mẹ thông cảm thì bà cười xởi lởi: "Thôi, các con có đưa thì mẹ cũng chẳng nhận nữa để đấy mà tẩm bổ cho cháu".
Em cứ tưởng chuyện như thế là xong xuôi nhưng một lần đi chợ nghe chị bán thịt ở chợ cóc đầu ngõ rỉ tai: "Mẹ chồng mày hôm qua vừa ra đây kêu là từ ngày có con dâu con trai nghe vợ chả quan tâm gì đến mẹ. Bọn mày tiếc với mẹ già cả mấy đồng tiêu vặt".
Em nghe mà choáng váng, tối em tâm sự với chồng thì anh gạt đi. Anh cho rằng, các bà đầu ngõ ngồi lê đôi mách chỉ ưa bịa chuyện để chia rẽ gia đình nhà người ta. Dù phải tin lời khuyên của chồng cho êm cửa êm nhà nhưng em vẫn thắc mắc chị bán thịt đầu ngõ làm sao biết chuyện vợ chồng em thôi biếu mẹ tiền tiêu vặt để mà bịa chuyện được?
Từ ngày em có thai việc nhà vẫn một tay em làm chỉ những việc nặng như bê quần áo lên tầng thượng phơi hay cọ rửa nhà vệ sinh phải dùng nước tẩy rửa nhiều hóa chất... em phải nhờ đến chồng. Thấy vậy, bà khó chịu ra mặt, lúc vắng chồng em bà nhắc: "Nó đi làm cả ngày mệt, con lại ở nhà không phải làm gì thì ba việc vặt trong nhà con nên làm, đừng đùn đẩy cho chồng. Ngày xưa có bầu 3 đứa con có ai giúp mẹ tí nào đâu". Nghe mẹ chồng nói thế em cũng lặng lặng gật đầu.
Nhưng tối đó về, lúc 2 vợ chồng trong phòng riêng, chồng em vui vẻ kể: "Nhất vợ nhé, nãy mẹ vừa bảo với anh em bầu bí không nên làm các việc nặng. Mẹ dặn anh yên tâm vì ở nhà đã có mẹ lo. Mẹ còn nói nên chuyển phòng vợ chồng mình xuống tầng 2 (vợ chồng em đang ở tầng 3) đổi phòng cho bố mẹ để em đỡ phải leo cầu thang mệt. Nhưng anh bảo không cần thiết, mẹ chồng cưng con dâu thế còn gì".
Những lời mẹ nói với anh khác một trời một vực với lúc nói với em nhưng em cũng không muốn đính chính lại với chồng bởi anh đi suốt ngày có ngờ được mẹ anh là người sống hai mặt, hai lòng.
Em có tâm sự với mấy đứa bạn gái chúng nó đều khuyên em tìm việc đi làm dù là làm tạm một thời gian trong khi chờ việc chính để khỏi phải ở nhà đối mặt hằng ngày với mẹ chồng.
Nhưng khi em trình bày thì chồng và bố chồng đều khuyên thời gian này bầu bí nên ở nhà nghỉ ngơi còn mẹ chồng thì vẫn ngọt nhạt trước mặt mọi người: "Mày cứ ở nhà mẹ chăm cho đến lúc sinh con nửa năm rồi lại đi làm chứ giờ có bầu đi làm mệt lại ăn uống không đảm bảo". Em nghe những lời giả dối của bà mà thấy chản nản cả người.
Theo Vietnamnet
Đàn bà và chuyện đi "buôn" Khi bạn có bí mật thì đừng nhờ một người khác là phụ nữ giữ hộ bí mật ấy cho mình. Có những bí mật mà chỉ có bạn với cô hàng xóm biết, rồi bí mật ấy có cô hàng xóm và cô bạn bên cạnh nhà hàng xóm biết, rồi nó sẽ là bí mật của cô bạn của hàng xóm...