Điều nguy hại gì xảy ra nếu bạn nín tiểu?
Có rất nhiều lý do tại sao bạn không nên trì hoãn tiếng gọi của cơ thể này.
Việc bạn nín tiểu có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu không tự chủ… – Ảnh minh họa: Shutterstock
Và đây là những tác hại đến sức khỏe nếu nín tiểu mà bạn phải biết, theo Hindustan Times.
1. Quá sức chứa của bàng quang
Theo Tổ chức Thận & Tiết niệu Mỹ, bàng quang có thể chứa 400 ml nước tiểu vào ban ngày và 800 ml vào ban đêm.
Một người, nếu không mang thai, không mắc bệnh tiểu đường và không bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc bất kỳ rối loạn thận nào, thì có thể kiểm soát được lượng nước tiểu này.
Vì vậy, những lần bạn cùng lúc uống nửa lít nước hoặc một ly nước trái cây hoặc nước dừa lớn, việc giữ nước tiểu hình thành có thể khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, theo Hindustan Times.
Video đang HOT
2. Có thể khiến thận gặp nguy hiểm
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Translistic Medicine, việc nín tiểu có thể dẫn đến hình thành sỏi thận, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc sỏi thận. Nguyên nhân là do nước tiểu chứa một lượng lớn khoáng chất như canxi oxalate và a xít uric, có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Không chỉ vậy, còn có khả năng nước tiểu chảy ngược vào thận nếu không được đưa ra ngoài đúng lúc và dẫn đến nhiễm trùng thận gây tử vong, dù hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra, theo Hindustan Times.
3. Bàng quang có thể vỡ
Một hậu quả hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra khi nín tiểu là có thể vỡ bàng quang. Nếu bàng quang đã chứa đến mức tối đa mà bạn vẫn nín tiểu, bạn có thể phải đối mặt với vấn đề chết người này, theo Hindustan Times.
4. Làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu
Theo một nghiên cứu, việc nín tiểu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và thậm chí có thể làm cho bệnh nặng thêm.
Nguyên nhân là do việc giữ nước tiểu lại trong cơ thể cho phép vi khuẩn có trong nước tiểu có nhiều thời gian hơn để nhân lên bên trong đường tiết niệu và gây nhiễm trùng, theo Hindustan Times.
5. Có thể gây ra chứng tiểu không tự chủ
Một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Y Harvard (Mỹ), chỉ ra rằng các cơ xương chậu có thể trở nên yếu đi, do việc nín tiểu không cần thiết và thường xuyên.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ, khi đó, khả năng giữ nước tiểu không bị rò rỉ có thể bị suy giảm. Từ đó, dẫn đến tình trạng rò rỉ nước tiểu ngay với những cử động nhẹ nhất như ho, hắt hơi, chạy…
6. Bạn đã bỏ qua các tín hiệu rất quan trọng của cơ thể
Tiểu tiện là một quá trình khá phức tạp. Tuy nhiên, quá trình này liên quan đến các dây thần kinh ở bàng quang tiết niệu tạo ra và gửi tín hiệu đến não khi bàng quang đã đầy một nửa.
Những tín hiệu này tiếp tục tạo ra sự thôi thúc phải tiểu tiện. Việc nín tiểu có nghĩa là xem thường các tín hiệu này và không loại bỏ độc tố khỏi cơ thể qua nước tiểu một cách tự nhiên, theo Hindustan Times.
Thiên Lan
Người đàn ông bị vỡ bàng quang suýt chết do cố nhịn tiểu khi nhậu
Chiều 10-4, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết bệnh viện vừa cấp cứu thành công một ca bị vỡ bàng quang trong phúc mạc với kích thước lỗ vỡ rất lớn.
Theo đó, bệnh nhân nam tên T.M.M (SN 1980, ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng sau khi nhậu, bị ngã và đau bụng dữ dội, bụng trướng, tiểu ra máu. Bệnh nhân được chẩn đoán vỡ bàng quang trong phúc mạc với kích thước lỗ vỡ rất lớn, gần 8cm. Trong ổ bụng người bệnh có gần 3 lít vừa máu vừa nước tiểu. Người bệnh mất nhiều máu, được truyền 2 đơn vị máu và được phẫu thuật nội soi thám sát ổ bụng kiểm tra các tạng trong ổ bụng, khâu bàng quang qua nội soi.
Bệnh nhân M. sau phẫu thuật đã khỏe, đang được các bác sĩ bệnh viện chăm sóc tận tình.
Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân bình phục tốt và đang được theo dõi tại Khoa Thận tiết niệu, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Theo Ths. BS Nguyễn Đức Duy - Phó Trưởng Khoa Thận tiết niệu của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, vỡ bàng quang do chấn thương là một cấp cứu trong niệu khoa. Do đó, cần chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời các tổn thương bàng quang và những thương tổn đi kèm mới có thể hạ thấp tỷ lệ tử vong và các biến chứng do chấn thương gây ra.
Trường hợp vỡ bàng quang trong phúc mạc thì bắt buộc phải phẫu thuật để khâu bàng quang và kiểm tra các tổn thương khác trong ổ bụng, dẫn lưu bàng quang. Vỡ bàng quang có thể bị nhầm với các tổn thương khác của đường niệu. Các triệu chứng của vỡ bàng quang bao gồm: đi tiểu ra máu; đau vùng hạ vị; khó khăn hay không thể đi tiểu được. Chụp Xquang có bơm chất cản quang, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm có thể thấy tổn thương vỡ bàng quang.
Để phòng vỡ bàng quang, chúng ta cần tránh chấn thương và tránh để bàng quang căng đầy, khi cơ thể cảm nhận thấy rất mót tiểu hay đau tức. Phái mạnh không nên cố nhịn tiểu, đặc biệt sau cuộc nhậu để tránh vỡ bàng quang khi bị chấn thương.
Trường Huy
Hoàn toàn khỏe mạnh chỉ xuất hiện sốt, ăn uống kém bệnh nhân không ngờ bị một bệnh lý vô cùng phức tạp Với biểu hiện sốt, ăn uống kém, thỉnh thoảng khó tiểu tiện và đau thắt lưng trái bệnh nhân không nhờ bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (còn gọi là bệnh Osler) một bệnh lý vô cùng phức tạp. Phát hiện bệnh lý vô cùng phức tạp sau 1 tháng xuất hiện sốt, ăn uống kém Đó trường nam bệnh nhân 33...