Điều luật ‘nguy hiểm’
Chưa khi nào cái chết của một thiếu niên da đen vô danh tại nước Mỹ khiến cả đất nước tự nhận là tự do, dân chủ nhất thế giới bị chấn động đến như vậy.
Cái chết đau lòng của thiếu niên da đen 17 tuổi Trayvon Martin đã dấy lên những tranh cãi trên khắp nước Mỹ về Luật tự vệ (Stand Your Ground), hay “bắn trước hỏi sau” bắt đầu được áp dụng tại bang Florida từ năm 2005.
Mập mờ tự vệ “chính đáng”
Ngày 26/2, Trayvon Martin (17 tuổi), sống tại bang Florida (Mỹ) sau khi mua kẹo và trà chanh trên đường quay về nhà đã gây chú ý cho George Zimmerman, 28 tuổi, một tuần tra dân phố người da trắng, đang lái xe đi tuần. Zimmerman đã gọi số điện thoại khẩn cấp 911 cho cảnh sát để báo về một người mà anh ta mô tả là “một gã thật sự đáng nghi ngờ” đang đi qua khu dân cư, đeo tai nghe và mặc áo trùm kín đầu trong cơn mưa.
Sau đó, 911 được thông báo về một trận ẩu đả giữa Zimmerman và Martin, có tiếng kêu cứu và sau đó là tiếng súng nổ. Đó là tiếng kêu của Martin trước khi thiệt mạng bởi phát đạn của Zimmerman. Tuy nhiên, cảnh sát đã không bắt Zimmerman vì anh ta nói làm vậy là để tự vệ, hợp theo “Luật tự vệ”, tức phòng vệ chính đáng tại bang này.
Zimmerman và Trayvon Martin. Ảnh: AP
Video đang HOT
Cái chết đau lòng của cậu thiếu niên da đen Trayvon Martin gây chấn động dư luận nước Mỹ không những dấy lên câu hỏi về công lý cho chính cái chết của cậu mà còn cả vấn đề nhức nhối trong lòng nước Mỹ, phân biệt chủng tộc, vốn vô cùng nhạy cảm và chưa bao giờ lắng dịu.
Jeffree Fauntleroy, một sĩ quan cảnh sát về hưu ở Florida nói ông rất tức giận vì có quá nhiều điều sai trái trong vụ nổ súng này và điều tương tự sẽ không diễn ra nếu Martin là một đứa trẻ da trắng. Ngay sau đó, hàng loạt các cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ.
Những người biểu tình cho biết yếu tố chủng tộc có vai trò lớn trong vụ này, thế nên cảnh sát đã không bắt kẻ đã bắn chết cậu và bỏ nạn nhân nằm đó. Họ cũng chỉ trích rằng trường hợp của Martin là ví dụ rõ ràng đối với việc hệ thống tư pháp Mỹ ngang nhiên ủng hộ phân biệt chủng tộc. Bà Fulton, mẹ của Martin tin rằng Zimmerman đã “săn” con trai bà giống như “một con thú hoang”.
Phản đối phân biệt chủng tộc sau cái chết của Martin. Ảnh: Reuters
Trong diễn biến mới nhất, một loạt vụ nổ súng hôm 7/4 ở 4 địa điểm khác nhau tại Mỹ khiến tất cả nạn nhân đều là người da đen thiệt mạng, gồm một phụ nữ và hai người đàn ông. Thủ phạm sau đó được cảnh sát cho biết là hai người da trắng, với lý do nổ súng là trả thù cho người cha bị một người Mỹ gốc Phi sát hại. Trước đó, ngày 31/3, một thanh niên 19 tuổi tên McDade, cũng là người Mỹ gốc Phi tiếp tục bị bắn chết tại Pasadena, California khi không một “tấc sắt” trong tay.
“Giết người hợp pháp” gia tăng
Đến nay, đã có 25 bang của Mỹ áp dụng luật này và những người ủng hộ Zimmerman lại hỏi, sao Martin không có vũ khí khi mà tại bang Florida, 1/3 trong số 19 triệu dân ở đây đều mang theo mình ít nhất một khẩu súng.
Luật của Florida quy định người dân không có hành động vi phạm pháp luật, bị tấn công tại nơi công cộng thì không cần phải rút lui. Để bảo vệ chính mình, họ có quyền dùng biện pháp vũ lực mà không cần cảnh cáo trước, kể cả giết người để tự vệ. Luật Stand Your Ground được áp dụng ở nhiều bang đã gây nhiều tranh cãi.
Năm 2011, tại bang Minnesota, nghị viện thông qua luật nhưng thống đốc bang không ký thành luật. Cũng năm đó, Thống đốc bang Pennsylvania Tom Corbett ký ban hành thành luật trong khi người tiền nhiệm của ông này phản đối. Đầu năm 2012, khi đưa ra bỏ phiếu, nghị viện bang Iowa cũng nói không với luật này.
Theo báo giới Mỹ, điều khoản giết người không cần báo trước của luật rất nguy hiểm bởi có nhiều cách giảm đối đầu mà không cần vũ lực. Nhiều trường hợp các băng đảng lợi dụng luật để thanh toán nhau. Báo USA Today dẫn thống kê của Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho thấy 5 năm sau khi luật Stand Your Ground có hiệu lực ở bang Florida, số vụ giết người hợp pháp tăng 250% trong khi tỉ lệ tội phạm “giảm” 23%.
Các hãng sản xuất súng Mỹ đã vận động đưa “luật mẫu” này cho cơ quan chuyên vận động hành lang ALE” (American Legal Exchange Council) tìm kiếm sự ủng hộ của những nhà lập pháp đảng Cộng hòa biểu quyết thông qua tại nhiều bang khác ở Mỹ. Có lẽ vì vậy mà không ai ở đảng Cộng hòa lên tiếng xót thương cho cậu thiếu niên Martin, cho tới tận khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đích thân trên truyền hình tuyên bố, “nếu tôi có con trai, con tôi cũng có thể giống như Martin”.
Sau trường hợp của Martin, một cậu bé da đen khác tại Wisconsin cũng đã bị bắn chết. Thủ phạm hiện vẫn được tự do, không bị bắt, không bị điều tra. Thị trưởng thành phố New York, ông Bloomberg cho hay, “rõ ràng luật tự vệ này gây hại nghiêm trọng đối với an toàn cộng đồng.
Tất cả các bang áp dụng luật này đều cho thấy sự gia tăng bạo lực rất nhiều. Nó khiến cảnh sát khó nhận định thế nào mới được bắt giữ thủ phạm, khiến công tố viên khó buộc tội kẻ gây án nếu xảy ra chết người, làm gia tăng những vụ giết người “hợp pháp”.
Luật tự vệ không khiến chúng ta an toàn hơn, thậm chí còn khiến chúng ta gặp nhiều nguy hiểm hơn khi khuyến khích người dân sở hữu súng khiến cộng đồng càng trở nên dễ gặp nguy hiểm”.
Theo Báo Đất Việt
"Văn hóa súng đạn" ở Mỹ đã gây ra vụ giết người
Ngày 15/4, diễn viên kỳ cựu đồng thời là nhà hoạt động xã hội người da màu Bill Cosby đã tham gia một chương trình bình luận trên kênh CNN về vụ dân phòng da trắng George Zimmerman bắn chết thiếu niên da màu Trayvon Martin ở Florida, trong đó ông cho rằng cái chết của nạn nhân xuất phát từ "văn hóa súng đạn" ở Mỹ.
Nhà hoạt động Bill Cosby (Nguồn: USA Today)
"Chúng ta phải dẹp bỏ súng ống khỏi đường phố. Và nếu như ai đó có súng, họ phải bị kiểm tra thật kỹ " - Cosby, người nổi tiếng trong vai ông bố tại show phim truyền hình "The Cosby Show", nhận xét - "Khi ai đó có súng, đôi khi trong đầu họ nảy ra ý nghĩ rằng đây sẽ là công cụ để giúp chiến thắng các cuộc tranh cãi hoặc khiến ai đó khiếp vía.Nếu rơi vào lầm người, thuộc sở hữu của một kẻ đầu óc không bình thường, nó sẽ gây ra cái chết. Nó có thể làm người ta bị thương, những nạn nhân thậm chí còn không có tiền để mua một bữa ăn tử tế. Tuy nhiên vẫn có kẻ nhét những khẩu súng bất hợp pháp vào tay họ".
Vụ dân phòng da trắng bắn chết thiếu niên da màu đã gây tranh cãi ở Mỹ về vấn nạn phân biệt chủng tộc và quyền tự vệ chính đáng. Tuần trước, các công tố viên ở Florida đã khởi tố George Zimmerman với tội danh giết người.
Cha mẹ Martin và những người ủng hộ tin rằng cậu bé là nạn nhân của một vụ tấn công chủng tộc. Nhưng người ủng hộ Zimmerman lại nói ông ta chỉ tự vệ sau khi bị Martin tấn công.
Được biết bản thân Cosby cũng có nỗi đau riêng liên quan tới súng. 15 năm trước, một đứa con trai của ông đã bị bắn chết. Ông thừa nhận mình từng sở hữu súng để bảo vệ gia đình. Nhưng sau sự kiện, ông đã từ bỏ khẩu súng.
"Tôi từng có súng đó. Nhưng viên cảnh sát phê duyệt hồ sơ nhắc nhở tôi rằng "Ông Cosby ạ, khi ông ngoéo cò, ông không thể lấy viên đạn lại được"" - ông kể và cho biết lời nói đó cộng với trải nghiệm bản thân khiến ông quyết định không sở hữu súng nữa.
"Tôi cũng tin rằng khi ai đó muốn bảo vệ khu vực nơi anh ta sinh sống, kẻ đó không nên mang theo súng. Nếu anh ta thấy gì đó bất thường, hãy báo cáo nó và tránh đi nơi khác, bởi anh cũng là một phần của cộng đồng này. Tôi không muốn ai đó trong cộng đồng bị thương và tôi cũng không mong muốn ai đó sẽ đi làm hại người khác" - ông nói.
Trong sự nghiệp của mình, Bill Cosby đã đảm nhiệm nhiều vai trò, từ diễn viên hài, tác giả kịch bản, nhà sản xuất chương trình truyền hình, nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội... Ông đã sản xuất nhiều chương trình có tính giáo dục cao, phổ biến không chỉ ở nước Mỹ mà cả ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam qua loạt phim hoạt hình "Fat Albert and Cosby Kids."/.
Theo TTXVN
Hung thủ sát hại Trayvon Martin bị truy tố Hãng tin AFP ngày 12-4 cho biết đêm hôm trước, George Zimmerman, 28 tuổi (ảnh) đã bị truy tố về tội giết người cấp 2 và đã bị bắt giam. Ngày 26-2, Zimmerman là dân vệ tình nguyện của khu phố đã bắn chết thiếu niên da đen Trayvon Martin 17 tuổi ở ngoại ô Orlando, bang Florida (Mỹ). Đây là kết thúc...