Điều lo sợ nhất đã đến: Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng kháng sinh, bác sĩ hết cách
Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh kể cả loại mạnh nhất, bệnh nhân chỉ còn cách để cơ thể tự chống đỡ.
Bác sĩ bất lực, bệnh nhân nằm chờ
Bên lề khóa đào tạo nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh vừa diễn ra, PGS.TS Đoàn Mai Phương, nguyên trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, vi khuẩn kháng kháng sinh hiện là mối quan tâm của cả thế giới khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc, tại một số nước thậm chí không thể kiểm soát.
Trong hơn 5 năm (từ 1983 – 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay, không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.
Bản đồ về tình trạng kháng kháng sinh trên toàn thế giới đến năm 2050, với khoảng 10 triệu người thương vong
Hiện tại, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người mất do kháng thuốc. Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người mất do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể ra đi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.
Theo PGS Phương, hiện tại Việt Nam cũng như nhiều nước đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh). Đó là lí do vì sao, nhiều nước phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả thì tại Việt Nam đã phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Video đang HOT
Đơn cử như tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn gram âm như E.coli (vi khuẩn đường ruột) đã lên tới 30-40%, kháng luôn cả kháng sinh mạnh nhất là colistin. Thậm chí, tại một số tỉnh phía Nam, tỉ lệ kháng thuốc của E.coli còn lên tới hơn 74%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%…
“Do là BV tuyến cuối, nên tại BV Bạch Mai gặp rất nhiều bệnh nhân bị đa kháng thuốc, kháng mở rộng và toàn kháng. Với trường hợp toàn kháng, khi đó, bác sĩ cũng bất lực, chỉ có thể giúp bệnh nhân truyền dịch, nâng cao thể trạng, tăng cường dinh dưỡng để cơ thể tự chống đỡ với vi khuẩn”, PGS Phương thông tin.
Xét nghiệm kháng sinh đồ vô cùng quan trọng
Theo PGS Phương, để xác định một loại vi khuẩn có kháng kháng sinh hay không hay do bác sĩ dùng kháng sinh chưa đủ liều, bắt buộc phải làm kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm vi sinh.
PGS.TS Đoàn Mai Phương
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, ngay lập tức sẽ báo với bác sĩ điều trị để cách ly bệnh nhân, giúp vi khuẩn kháng thuốc không lây lan cho các các bệnh nhân khác, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng kháng sinh đang có.
Tuy nhiên hiện nay, chỉ một số ít BV có phòng vi sinh đạt chuẩn, còn lại chất lượng ở mức thấp do phải đầu tư trang thiết bị hiện đại và chưa đủ nhân lực có trình độ để vận hành.
Do đó, để thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống kháng thuốc quốc gia, việc đưa các phòng xét nghiệm vi sinh đạt chuẩn tại các BV vào hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hiện tại, theo thang của Bộ Y tế, phòng xét nghiệm vi sinh hoàn thiện nhất phải đạt mức 5 theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện. Tuy nhiên lâu nay chưa có bảng kiểm chi tiết.
Với sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Anh, các BV Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới TƯ, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, BV TƯ Huế, Chợ Rẫy, trường y Government Medical College, Ấn Độ được tiếp cận hệ thống bảng kiểm mới AMR Scorecard để đánh giá phòng xét nghiệm của BV đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra hướng cải tiến.
AMR Scorecard bao gồm bảng kiểm theo từng mô-đun cho xét nghiệm nuôi cấy và kháng sinh đồ bệnh phẩm máu, nước tiểu và phân, trong đó rất chuyên biệt cho kháng kháng sinh.
Theo PGS Phương, để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ngoài nỗ lực từ bệnh viện, từ nhân viên y tế, bản thân cộng đồng, người dân cũng phải có trách nhiệm. Trong đó, hạn chế mua kháng sinh không có đơn, không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng, hạn chế dùng kháng sinh trong chăn nuôi.
“Người dân Việt Nam hay cho rằng bác sĩ sử dụng kháng sinh mạng mới tốt, điều nay hoàn toàn sai, tốt nhất là chỉ nên điều trị kháng sinh phổ hẹp. Nếu dùng kháng sinh mạnh luôn, đến khi mắc loại vi khuẩn mạnh hơn sẽ không còn kháng sinh để điều trị”, PGS Phương khuyến cáo.
Theo doisong.fun
Sau đột quỵ, xuất huyết não, bệnh nhân lưu ý gì khi đi máy bay?
Nếu bệnh nhân đã từng bị đột quỵ não, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có nên di chuyển bằng máy bay hay không.
Trước khi đi máy bay, bệnh nhân vừa đột quỵ, xuất huyết não cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Theo chia sẻ của PGS.BS. Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, mùa hè sắp đến, rất nhiều người có kế hoạch đi du lịch, trong đó có những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ não. Chúng tôi thường nhận được những câu hỏi của bệnh nhân như vừa đột quỵ có đi được máy bay không, có nguy cơ gì, phải chuẩn bị những gì...và thời điểm nào thì bay được?
BS Mai Duy Tôn có lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân đột quỵ khi đi máy bay
Thời điểm nào sau đột quỵ bạn có thể đi máy bay?
Theo Hội đột quỵ Anh, nếu bạn bị đột quỵ não, bạn không nên đi máy bay trong vòng 2 tuần sau khi bị đột quỵ.
Đối với những trường hợp đột quỵ nặng, bệnh nhân có thể phải tránh đi máy bay trong vòng 3 tháng.
Trường hợp đột quỵ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua bạn có thể đi máy bay tối thiểu sau 3-10 ngày nếu đã hồi phục hoàn toàn.
Tóm lại khi bạn bị đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, bạn nên tham vấn bác sỹ trước khi đặt vé máy bay, và bác sỹ có thể khẳng định bạn đã phù hợp để đi máy bay hay chưa.
Trước một chuyến bay, bạn nên làm gì?
Bạn cần thông báo với hãng hàng không, nếu bạn cần sự hỗ trợ đặc biệt, nếu bạn vẫn còn có bất thường về vận động, thị lực hoặc lời nói, bạn có thể cần sự hỗ trợ từ hãng hàng không hoặc phi hành đoàn, họ có thể giúp bạn xe đẩy, hoặc giao tiếp khi cần.
Nếu chuyến bay dài, bạn nên mua bảo hiểm y tế du lịch.
Phải nhớ mang và dùng các thuốc bạn đang sử dụng hàng ngày: bảo đảm bạn phải mang đủ các thuốc bạn đang dùng hàng ngày trước một chuyến bay, nên để thuốc trong hành lý xách tay, không nên để thuốc trong hành lý ký gửi.
Các nguy cơ có thể gặp khi bạn đang trên máy bay?
Nguy cơ chính của đi máy bay sau đột quỵ não là xuất hiện các cục máu đông đặc biệt huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể dẫn đến tắc mạch phổi nếu cục máu đông di chuyển lên động mạch phổi.
Cục máu đông dễ hình thành khi dòng máu chảy chậm đặc biệt khi bệnh nhân ngồi, ít vận động trong những chuyến bay thời gian dài.
Đề phòng cục máu đông, bệnh nhân cần lưu ý 5 điều: Nên đi tất máy bay; Chọn vị trí ngồi thoải mái, đủ co duỗi chân; Mặc quần áo thoải mái, giúp máu lưu thông; Đi lại hoặc đứng dậy vài phút ít nhất một lần mỗi giờ; Uống nhiều nước và không uống rượu khi trên máy bay.
"Nguy cơ đột quỵ chảy máu não trên máy bay cũng có thể gặp nếu bạn có tăng huyết áp mà không được kiểm soát tốt và lại đã có tiền sử chảy máu não", BS. Tôn chia sẻ.
Theo baogiaothong
Đang đêm bật dậy nấu cơm, đi bắt cá là bệnh gì? Đang đêm, ông Kiên bất ngờ bật dậy đi nấu cơm, có hôm cửa khoá nên ông vượt tường đi bắt cá. Không biết mình là ai Suốt 3 tháng điều trị tại Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, ông Bùi Thanh Tùng, 66 tuổi ở Thái Bình hiếm khi nhớ ra mình là ai. Sau cơn tai biến, trí nhớ...