Điều lệ trường đại học có gì mới?
Thủ tướng Chính phủ vừa ý Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg Ban hành Điều lệ trường ĐH mới thay thế cho các quy định trước đây. Vậy nguyên tắc xây dựng cũng như Điều lệ trường ĐH mới có gì khác biệt?
Để tìm hiểu những vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, đơn vị đã mất gần 2 năm để xây dựng Điều lệ trường ĐH mới trình Chính phủ phê duyệt.
Ông có thể cho biết nguyên tắc xây dựng Điều lệ trường đại học lần này là gì?
Ông Bùi Anh Tuấn: Điều lệ trường đại học được xây dựng theo nguyên tắc sau đây: Quán triệt các chủ trương, chính sách và định hướng phát triển giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước, những quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan khác; kế thừa, củng cố các quy định, định chế trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp và có tính ổn định; bổ sung những định chế mới phù hợp với tinh thần đổi mới của pháp luật và chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế.
Ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH.
Về nội dụng Điều lệ trường ĐH mới có sự khác biệt nhiều so với trước đây?
Ông Bùi Anh Tuấn: Với nguyên tắc xây dựng như tôi nói ở trên nên chắc chắn có nhiều điểm khác so với quy định trước. Điều lệ trường ĐH mới baogồm các quy định áp dụng cho cả loại hình trường đại học công lập và trường đại học tư thục; kết hợp với Nghị định về hợp tác đầu tư trong giáo dục của Chính phủ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đại học thành bộ quy định áp dụng đối với các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài, các trường thành viên của các đại học; Tăng cường đổi mới quản lý giáo dục đại học, tăng cường vai trò quản lý nhà nước và thực hiện phân cấp rõ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp, địa phương trong quản lý giáo dục đại học; nâng cao quyền tự chủ và tăng cường trách nhiệm xã hội của trường đại học nhằm đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục đại học; phát triển giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Các quy định của Điều lệ trường đại học là quy định khung, chung nhất, để trên cơ sở đó, các trường đại học xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mình cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.
Ông có thể nói chi tiết hơn về nội dung các điểm mới này?
Có 5 điểm mới quan trọng mà tôi muốn đề cập ở đây. Một là, về tổ chức quản lý trường đại học: Tách bạch việc tổ chức và quản lý đối với trường đại học công lập, trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Quy định về đặt tên trường và đổi tên trường đại học để bảo đảm thống nhất trong toàn hệ thống về tên gọi các trường đại học bằng tiếng Việt và tên dịch sang tiếng nước ngoài.
Video đang HOT
Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, quyền hạn, việc thành lập và hoạt đồng của Hội đồng trường trong trường công lập, một tổ chức quản trị trường đại học đã được xác định từ Điều lệ trường đại học năm 2003, là điều kiện quan trọng để thực thi quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học, nhưng chưa được thành lập trong toàn hệ thống và hoạt động chưa thực sự hiệu quả;
Quy định rõ ràng về thủ tục, hồ sơ, quy trình, thời hạn thành lập Hội đồng quản trị, bổ nhiệm hiệu trưởng trong trường tư thục, hạn chế các tác động tiêu cực làm dây dưa kéo dài quá trình thành lập, bổ nhiệm, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của nhà trường.
Tách bạch vai trò quản trị, định hướng của hội đồng quản trị và vai trò quản lý, điều hành của hiệu trưởng; tăng quyền của hiệu trường đối với tổ chức và điều hành, phát huy vai trò của hội đồng khoa học và đào tạo, nhằm giảm thiểu khuynh hướng thương mại hóa trường đại học tư thục.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên quy định cụ thể về trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, về: tổ chức và hoạt động; thủ tục, hồ sơ thành lập mới; thủ tục, hồ sơ chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận.
Về tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học thì bổ sung thêm một số quyền tự chủ của trường đại học theo quy định của pháp luật, như: xác định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh; in phôi văn bằng; thu chi tài chính nhất là các trường tự chủ tài chính.
Quy định rõ chế độ báo cáo, giải trình của các trường đại học, từ đó tăng cường việc giám sát của xã hội đối với trường đại học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học; Quy định về công khai thông tin của trường đại học về tổ chức, nhân sự, các hoạt động của trường đại học để tăng tính minh bạch và tạo điều kiện cho các bên liên quan và xã hội thực hiện giám sát của đối với trường đại học. Thúc đẩy việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học làm cơ sở quản lý thống nhất toàn hệ thống; minh bạch hoá các hoạt động và điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường đại học.
Về tăng cường dân chủ hóa, xã hội hóa để phát triển giáo dục đại học: Quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên góp vốn đầu tư xây dựng trường đại học tư thục, nhằm tăng tính minh bạch, hạn chế sai sót, tiêu cực trong quá trình vận hành trường đại học tư thục, đồng thời tăng cường dân chủ hoá và xã hội hoá, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để phát triển giáo dục đại học, như: quyền giám sát nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, của hội đồng quản trị; việc chuyển nhượng vốn góp trong trường đại học tư thục, phải đảm bảo sự ổn định và phát triển trường đại học tư thục.
Về đảm bảo chuẩn hóa và hiện đại hóa: Bổ sung một số quy định liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, một điều kiện tiên quyết để phát triển trường đại học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, như: khái niệm về giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý cơ hữu; việc xác định cơ cấu lao động, vị trí việc làm trong trường đại học; tập sự của giảng viên và đánh giá giảng viên; công việc trợ giảng và đối tượng thực hiện công việc trợ giảng; các quy định, quy chế tuyển dụng nhân sự;
Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, như quy định: việc không triển khai đào tạo ở các trung tâm, các cơ sở chưa được thẩm định, chưa được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo; trách nhiệm của các Bộ, ngành, doanh nhiệp, cơ quan đối với việc thực hành, thực tập, thăm quan, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học trong trường đại học.
Cuối cùng là về tổ chức thực hiện thì quy định rõ trách nhiệm thực hiện Điều lệ trường đại học đối với trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan quản lý trực tiếp để bảo đảm tính thống nhất giữa các trường đại học thuộc các cơ quan chủ quản khác nhau, giữa trường đại học công lập và trường đại học tư thục; quy định rõ quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra giám sát việc thực thi Điều lệ trường đại học và xử lý đối với trường hợp sai phạm để tránh những trường hợp thành lập cơ sở đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức, giao chỉ tiêu và mở ngành đào tạo ở một số trường không đúng quy định.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hùng (thực hiện)
Theo dantri
Người nước ngoài chỉ cần được nhập cảnh vào VN là có thể mua nhà
Luật cho phép người nước ngoài không chỉ sở hữu cả căn hộ chung cư và cả nhà ở riêng lẻ, biệt thự... với mức khống chế không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư và không quá 250 căn nhà riêng lẻ trên một địa bàn có số dân tương đương cấp phường...
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói về luật Kinh doanh bất động sản 2014 trong cuộc họp báo công bố luật tại Văn phòng Chủ tịch nước chiều 11/12
Trình bày những điểm mới của luật, Thứ trưởng Nam đề cập tới điều kiện quy định đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Cụ thể, các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này phải có vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng. Trường hợp đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ năng lực về tài chính để thực hiện dự án, bảo đảm cho dự án được triển khai đúng tiến độ.
Luật cũng bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản qua sàn giao dịch bất động sản nhằm bảo đảm quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như để khắc phục các tổn hại, bất cập của quy định bắt buộc các giao dịch này phải thông qua sàn như thời gian qua.
Về việc nới điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam của người nước ngoài, ông Nam cho biết, quy định mở rộng cả về nội dung quyền sở hữu cũng như đối tượng được mua, sở hữu nhà.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê, thuê mua nhà, công trình xây dựng của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Quy định này bao hàm nội dung về quyền thuê các loại bất động sản để sử dụng; được mua, thuê, thuê mua nhà ở; doanh nghiệp FDI còn được mua, thuê, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ...
Giải thích thêm về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh, người nước ngoài chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam là có thể sở hữu nhà theo các hình thức trên, trừ các khu vực quốc phòng, an ninh.
Chủ nhà ở là cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà trong thời hạn 50 năm và có thể xin gia hạn.
Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại cuộc họp báo.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định, chính sách thí điểm cho người nước ngoài mua nhà đưa ra năm 2008, chỉ hạn chế ở 5 đối tượng. Họ chỉ được mua một căn hộ chung cư từ các dự án chứ không được mua từ người dân, chỉ được dùng để ở, không được mua bán, kinh doanh... Đó cũng là thời điểm thị trường bất động sản đang sốt, thiếu hàng, ngay người trong nước cũng khó tiếp cận.
"Khó khăn thế nên sau 5 năm chỉ có hơn 200 trường hợp người nước ngoài mua và sở hữu nhà, trong đó có nhiều người thực ra là Việt kiều" - ông Nam cho biết.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng phân tích, theo luật mới, chỉ cần qua cơ quan an ninh sàng lọc, được phép nhập cảnh là đủ điều kiện mua nhà, cũng không giới hạn số lượng và loại nhà, chỉ cần không phải vị trí nhạy cảm.
Việc nới quy định theo hướng này vừa để tạo điều kiện cho người nước ngoài có nhà ở vừa để kích thích, phát triển thị trường bất động sản vì khi được mua nhà như thế, người mua có quyền cho thuê, sang nhượng, chuyển nhượng lại.
Tuy nhiên cũng có những điều kiện ràng buộc như người nước ngoài chỉ được mua ở các dự án phát triển nhà, các khu đô thị mới, tức chỉ có thể mua nhà từ các pháp nhân, không được mua từ cá nhân, tức là hạn chế người nước ngoài mua nhà ở phố phường, khu dân cư cũ. Như vậy, bên cạnh giải quyết yêu cầu hội nhập, thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện, tạo điều kiện cho người nước ngoài có chỗ ở, còn có thể tạo đầu ra cho thị trường bất động sản.
Giới hạn 30% số căn hộ trong một khu chung cư, 250 nhà trong một khu phố nói trên cũng là để tránh tập trung quá đông người nước ngoài ở một khu vực, một khu phố hay một tòa chung cư, giúp quản lý hành chính thuận lợi hơn. Giới hạn này, theo Thứ trưởng Xây dựng, có thể đảm bảo được, vì các chủ đầu tư phải tính toán khi bán nhà, cơ quan quản lý nhà nước cũng theo dõi khi cấp giấy chứng nhận.
Đáp lại câu hỏi về khả năng minh bạch hoá, đảm bảo vận hành thị trường bất động sản một cách hiệu quả từ các quy định mới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng chỉ rõ, thời gian qua, thị trường có giai đoạn mạnh. Thành tựu của giai đoạn này là làm tăng rất nhanh quỹ nhà (trong 10 năm tăng được gấp đôi quỹ nhà ở, bằng thành quả của cả giai đoạn cả trăm năm trước đó), đáp ứng phần nào nhu cầu nhà ở của người dân nói chung và làm thay đổi bộ mặt nhiều đô thị.
Tuy nhiên, việc phát triển nóng thiếu quy hoạch, kế hoạch cũng dẫn đến nhiều vướng mắc khi phân cấp xuống các địa phương. Từ đó, tất cả các khâu, từ cấp đất, làm dự án... địa phương đều quyết, thiếu kiểm soát. Các dự án bất động sản phát triển tràn lan, vượt nhu cầu thực tế rất lớn.
Tại Hà Nội, nếu tất cả các dự án hiện tại cùng thực hiện và đủ nguồn lực để làm (cần khoảng 4 triệu tỷ đồng để hoàn thành) thì số nhà tạo ra đủ cho nhu cầu của thành phố đến năm 2040 -2045, dành cho quy mô dân số tới 12 triệu người.
Luật mới định rõ, việc phát triển xây dựng phải theo quy hoạch và có kế hoạch, có trục thời gian cụ thể như kế hoạch 5 năm thì làm gì, 10 năm thì làm gì. Các chỉ tiêu về nhà ở theo đó cũng được đưa vào chương trình phát triển kinh tế xã hội, là một chỉ tiêu phải kiểm điểm đánh giá xem hoàn thành hay không.
"Luật mới sẽ giúp việc quy hoạch xây dựng trật tự hơn, nếu làm tốt, chắc chắn sẽ kiểm soát được những bất cập như hiện nay.
P.Thảo
Theo dantri
Kiến nghị thành lập công ty quản lý vận hành tuyến metro UBND TP vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án thành lập công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TPHCM để vận hành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó, công ty có vốn điều lệ là 14 tỷ đồng, do UBND TP làm chủ sở hữu. Thành lập công ty Đường sắt...