Điều lạ trong khu vườn hoàng gia cổ đại
Đây là lần đầu tiên giới khoa học có thể xác định và dựng lại tương đối chính xác những gì có bên trong một khu vườn hoàng gia cổ đại.
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã bị “mê hoặc” bởi những bí mật về sự tồn tại của một khu vườn sang trọng trong cung điện cổ đại Ramat Rahel, khu vực nằm trên đỉnh đồi thuộc Giê-ru-sa-lem ngày nay.
Đây từng là nơi sinh sống của Vương quốc Giu-đa từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên cho đến khi triều đại Hồi giáo đầu tiên ở Palestine được thiết lập (thế kỷ thứ 10) – khoảng thời gian chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh và trao đổi quyền lực.
Toàn cảnh Ramat Rahel được tái tạo lại. (Ảnh: Đại học Tel Aviv)
Sử dụng kỹ thuật tách phấn hoa hóa thạch từ các lớp thạch cao được tìm thấy trong rãnh tưới tiêu của khu vườn, nhóm chuyên gia đến từ Viện khảo cổ học Sonia và Marco Nadler thuộc Đại học Tel Aviv, có thể tái tạo lại bố cục khu vườn hoàng gia cổ đại của Ramat Rahel.
Bên cạnh một số cây đặc trưng ở địa phương như các loại cây cảnh gồm sim (myrtle) và hoa loa kèn nước, cây ăn quả gồm nho và ô liu; khu vườn cũng có các loài thực vật ngoại lai như cây thanh yên được đưa từ Ấn Độ qua Ba Tư, tuyết tùng của Li-băng, cây óc chó Ba Tư.
“Đây là một bộ sưu tập phấn hoa vô cùng đa dạng”, Tiến sĩ Langgut, thành viên trong nhóm nghiên cứu nhận định.
Video đang HOT
Ngoài ra, một trong những tính năng độc đáo của khu vườn Ramat Rahel là hệ thống thủy lợi hết sức tiên tiến. Nước mưa được tích lại và phân phối khắp khu vườn qua hệ thống tưới tiêu bao gồm hồ chứa, các ống dẫn ngầm, đường hầm và máng xối được bố trí hợp lý và có tính thẩm mỹ cao.
Đây là lần đầu tiên giới khoa học có thể xác định và dựng lại tương đối chính xác những gì có bên trong một khu vườn hoàng gia cổ đại – khu vực mà các quốc vương xây dựng nhằm mục đích phô trương sức mạnh của đế quốc mình.
Theo BĐVN
Tử hình: Từ cổ đại đến văn minh, Kỳ cuối: Cái chết êm ái
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, hiện có 58 quốc gia vẫn còn giữ án tử hình, 139 quốc gia bãi bỏ hình phạt này.
Từ năm 1976 đến nay, ngoài những nước bãi bỏ án tử hình, nhiều nước cũng đã hạn chế tội danh phải chịu tử hình và chỉ áp dụng cho một số tội nặng như tội phạm chiến tranh, tội ác chống lại loài người. Tuy nhiên tại một số quốc gia, chủ yếu là các nước Hồi giáo, hình thức tử hình bằng ném đá vẫn được áp dụng. Các tội bị khép vào án tử và bị ném đá bao gồm ngoại tình, quan hệ đồng tính hoặc có hành vi đồng tính...
Ném đá: đau đớn, bầm giập trước khi chết
Một bản tin của BBC hồi năm 2007 có đưa rằng 18 người đàn ông ở Nigeria bị bắt vì có quan hệ đồng tính. Những người trên được cho là mặc quần áo phụ nữ để tổ chức một đám cưới đồng tính. Trong luật Sharia của Hồi giáo, được áp dụng từ năm 2000 tại một số bang của Nigeria, đồng tính là một tội sẽ bị ném đá chết. Hơn chục người đã bị kết án ném đá vì ngoại tình hoặc quan hệ đồng tính ở đất nước châu Phi này, nhưng thực chất chưa trường hợp nào bị đem ra xử hay phạt tù do sức ép từ các tổ chức nhân quyền.
Tử tội ở Iran lại ít may mắn hơn. Đất nước Hồi giáo này áp dụng hình phạt ném đá từ năm 1979. Nhiều trường hợp đã bị hành quyết bằng cách ném đá, hình phạt có sự tham gia của đám đông đứng thành vòng tròn vây quanh tử tội bị chôn ngang hông hoặc đến cổ. Hòn đá để ném tử tội cũng được quy định không được quá nhỏ (không giết được phạm nhân), quá lớn (phạm nhân sẽ chết quá nhanh) mà là ở cỡ vừa phải, đủ để nạn nhân chết từ từ trong đau đớn. Nhưng theo BBC, đến năm 2002, Iran tạm ngưng việc hành quyết bằng hình thức ném đá.
Tuy nhiên, vụ việc của bà Sakineh Mohammadi Ashtiani, người bị kết tội ngoại tình, đã khiến dư luận thế giới nhìn lại án tử hình ném đá ở Iran. Bà bị bắt năm 2005 và đã bị đánh 99 roi. Vụ án sau đó được lật lại và bà bị kết án tử hình bằng ném đá. Vụ việc khiến dư luận thế giới lên án và gây sức ép đối với Iran, khiến nước này hoãn việc thi hành án đối với bà vào năm 2010. Treo cổ cũng là một hình thức hành quyết khác ở Iran.
Vụ một bé gái Somalia bị ném đá đến chết ở một sân vận động hồi năm 2008 cũng gây nhiều chú ý. Aisha Ibrahim Duhulow, khi ấy mới 13 tuổi, bị ba người đàn ông cưỡng hiếp và cha cô đi báo chính quyền. Thế nhưng, theo The Guardian, chính quyền Hồi giáo ly khai al-Shabab kiểm soát thành phố Kismayo ở miền nam Somalia lại cho rằng cô phạm tội... ngoại tình.
Một xe tải chở đầy đá đã được đưa đến sân vận động để thực hiện vụ hành quyết trước sự chứng kiến của khoảng 1.000 người. Tờ Daily Mail thì viết rằng việc kết tội ngoại tình một cô bé 13 tuổi là sai luật Sharia, và chính quyền nổi dậy ở nam Somali khi ấy đã nói dối về tuổi của Duhulow là 23 tuổi. The Guardian cũng xác nhận từ cha cô bé rằng con ông chỉ mới 13 tuổi.
Ném đá là hình thức tử hình có từ thời Trung cổ mà một số ý kiến cho rằng không nên hiện diện trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, có thể thấy các vụ hành quyết bằng ném đá xảy ra những năm qua chủ yếu là ở các khu vực không tồn tại một chính phủ được công nhận như các khu vực do quân nổi dậy, quân ly khai kiểm soát. Ngoài ra, việc xét xử sai hoặc quy chụp, chủ yếu nhắm vào phụ nữ và tội ngoại tình, thường xảy ra hơn cả.
Nạn nhân bị ném đá ở Somalia được đưa lên sau khi chết - Ảnh: Reuters
Chuyện kể của một đao phủ
Ngoài ném đá, các hình thức tử hình khác hiện đang được áp dụng trên thế giới bao gồm: chém đầu, ngồi ghế điện, phòng hơi ngạt, treo cổ, xử bắn và tiêm thuốc độc. Hiện chém đầu vẫn còn được áp dụng tại Saudi Arabia và Qatar.
Năm 2003, BBC dẫn nguồn từ một tờ báo của Saudi Arabia đăng bài phỏng vấn hiếm hoi một đao phủ ở nước này. Đao phủ Muhammad Saad al-Beshi kể ông từng chém nhiều người, kể cả đàn ông và phụ nữ. Đất nước vùng Vịnh này áp dụng án tử hình cho các tội danh như giết người, hiếp dâm, bỏ đạo, cướp có vũ trang, buôn lậu ma túy... "Chỉ với một nhát kiếm, tôi đã chém đứt đầu tử tội. Đầu anh ta lăn ra xa vài mét - al-Beshi kể về lần đầu tiên thi hành án tử hình của mình - Nhiều người đã ngất xỉu khi nhìn thấy cảnh đó".
Đao phủ này nói ông không bị mất ngủ vì việc chém đầu và luôn giữ cho thanh gươm sắc bén. Đôi khi các con ông giúp ông lau chùi nó. Là một đao phủ chuyên nghiệp, giờ đây ông al-Beshi lãnh nhiệm vụ đào tạo thế hệ kế cận cho công việc ác nghiệt này. Ông cũng tự hào rằng con trai mình đã được chọn làm đao phủ. Việc huấn luyện tập trung vào việc làm thế nào để cầm thanh gươm và cần phải chém thanh gươm xuống vị trí nào. Đôi khi al-Beshi phải thi hành các hình phạt như chặt cụt chân tay. Ông nói khi thi hành hình phạt này thì ông lại không dùng gươm mà dùng dao sắc nhọn.
Tiêm thuốc độc: cái chết êm ái
Các hình thức tử hình hiện tại vẫn gây đau đớn cho tử tội, kể cả hình thức ngồi trên ghế điện. Tiêm thuốc độc được coi là hình thức không đau đớn, giúp tử tội chết một cách nhẹ nhàng trong giấc ngủ. Theo tạp chí Time, ý tưởng tử hình bằng tiêm thuốc độc đầu tiên được đưa ra vào cuối thế kỷ 19, khi một ủy ban về tử hình gợi ý rằng phương pháp này nhân đạo hơn treo cổ.
Ý tưởng này sau đó bị gạt bỏ vì các mối quan ngại rằng dân chúng sẽ liên hệ kim tiêm, được dùng trong y tế cứu người, với cái chết. Tử hình bằng tiêm thuốc độc cũng được đưa ra bàn thảo ở Anh trong những năm 1950 nhưng rồi bị Hội đồng Hoàng gia về tử hình gạt đi bởi sự phản đối của cộng đồng y khoa.
Sau đó, vào năm 1977, phương pháp tử hình bằng thuốc độc tiếp tục được nêu ra với việc tử tội sẽ được tiêm ba loại thuốc. Loại thứ nhất là thuốc an thần giúp tử tội chìm vào giấc ngủ. Loại thứ hai làm tử tội tê liệt và ngừng thở. Loại thứ ba sẽ làm tim tử tội ngừng đập. Phương pháp này sau đó đã được chấp nhận. Thêm vào đó, tử hình bằng thuốc độc cũng không khiến tử tội kêu khóc làm những người chứng kiến đỡ bị sốc hơn. Tử hình bằng tiêm thuốc độc sau đó dần được áp dụng sang các bang khác ở Mỹ.
Ngoài Mỹ, các nước sử dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc còn có Trung Quốc, Guatemala... Philippines áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc từ năm 1999 nhưng hiện đã bỏ án tử hình. Thái Lan áp dụng hình thức này từ năm 2003.
Theo Tuổi Trẻ
Tử hình: Từ cổ đại đến văn minh - Kỳ 2: Góc khuất của án tử hình nữ giới Khi những góc khuất của án tử hình đối với nữ giới được phơi bày ra ánh sáng, nó đã tác động mạnh đến các tổ chức hoạt động nhân quyền và chính phủ nhiều nước. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến quyết định bãi bỏ hoặc hạn chế tối đa hình thức tử hình hiện nay. Atefeh Rajabi lúc...