Điều lạ lùng nhất còn nguyên vẹn sau 110 triệu năm trong bụng khủng long bọc thép
Có vẻ như con khủng long đã rất mãn nguyện với bữa ăn cuối cùng của nó trước khi đón nhận cái chết bất đắc kì tử.
Các nhà khoa học vừa đăng một bài báo cáo khoa học bất ngờ về loài khủng long bọc thép trên tạp chí Royal Society Open Science.
Đối với khủng long – loài động vật đã tuyệt chủng hàng trăm triệu năm, dạ dày của chúng là một bí ẩn lớn đối với các nhà khoa học. Bởi lẽ, dạ dày khủng long và bằng chứng về chế độ ăn uống của chúng hiếm khi được bảo tồn.
Một ngôi mộ bùn đã bảo quản hóa thạch của loài khủng long bọc thép này hoàn hảo đến ngỡ ngàng.
Tiến sĩ David Greenwood, nhà sinh vật học Đại học Brandon, cho biết: “Các mảnh lá và hóa thạch thực vật khác đã được bảo quản nguyên vẹn đến tận cấp độ tế bào, điều ấy cho thấy con khủng long này kén ăn”.
Hình ảnh 3D phục dựng lại khủng long Borealopelta markmitchelli
Nó là ai?
Đó chính là Borealopelta markmitchelli – một con khủng long với bộ da bọc thép ấn tượng được tìm thấy dưới đáy biển đầy bùn vào năm 2011 trong hoạt động khai thác ở phía bắc Fort McMurray ở Alberta, Canada.
Borealopelta markmitchelli là một loài động vật ăn cỏ bốn chân khổng lồ, cơ thể của nó được bảo vệ bởi một lớp da như một chiếc áo giáp sắt bên trên gắn gai nhọn. Người ta ước tính khi còn sống con khủng long này nặng khoảng 1.361 kg.
Nó đã tồn tại nhờ cách ăn “chay”, chúng chỉ ăn thực vật và không ăn thịt, kết quả này dựa trên việc xem xét dạ dày của nó.
Bữa ăn cuối cùng của Borealopelta markmitchelli cũng là bước tiến mới trong việc nghiên cứu hệ đa dạng thực vật thời kỷ Phấn Trắng đầy bí ẩn.
Các chi tiết của cây được bảo quản tốt trong dạ dày đến mức chúng có thể được so sánh với các mẫu lấy từ các cây ngày nay, bao gồm các lớp tế bào hiển thị rõ cả khí khổng, biểu bì.
Việc bảo quản nguyên liệu thực vật trong dạ dày cho thấy con khủng long đã chết và bị vùi lấp ngay sau khi ăn. Dựa trên các vòng sinh trưởng và sự trưởng thành của một số nguyên liệu thực vật, các nhà nghiên cứu có thể xác định rằng cái chết của khủng long có thể xảy ra giữa cuối mùa xuân đến giữa mùa hè.
Những viên đá gizzard, giống như những con chim nuốt để giúp tiêu hóa, cũng được tìm thấy trong dạ dày của khủng long.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu loài khủng long để xem bí mật nào khác mà chúng có thể tiết lộ, như làm thế nào loài này có thể phát triển mạnh và đạt được kích thước lớn như vậy với thức ăn chất lượng tương đối kém.
Thức ăn hóa thạch 110 triệu năm trong bụng 'rồng ngủ'
Con khủng long bọc giáp ăn bữa cuối cùng cách đây 110 triệu năm trước khi chết và bị cuốn ra vùng biển ngày nay là miền bắc tỉnh Alberta.
Phục dựng Borealopelta markmitchelli kiếm ăn trước khi chết. Ảnh: Sci Tech Daily.
Con khủng long lưng gai cổ đại chìm xuống trong tư thế nằm ngửa, khiến lớp bùn dưới đáy biển bị khuấy động và bao trùm xác nó. Hóa thạch của khủng long Borealopelta markmitchelli nguyên vẹn như thể một con rồng đang say ngủ, được phát hiện ở một khu mỏ gần Fort McMurray năm 2011. Từ sau đó, các nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Cổ sinh vật học Royal Tyrrell tại Drumheller, Đại học Brandon University và Đại học Saskatchewan (USask) đã tìm hiểu về đời sống của B. markmitchelli, bao gồm bữa ăn cuối cùng của nó.
Theo nhà địa chất học Jim Basinger ở USask, thành phần thức ăn được bảo quản trong dạ dày của một con khủng long là phát hiện vô cùng hiếm gặp. Trong bài báo công bố trên trang Royal Society Open Science, nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà cổ sinh vật học Caleb Brown ở Bảo tàng Royal Tyrrell và nhà sinh vật học David Greenwood ở Đại học Brandon cung cấp bằng chứng chi tiết về chế độ ăn của những con khủng long ăn cỏ lớn.
Những nghiên cứu trước đây tìm thấy bằng chứng về hạt và cành con trong ruột khủng long nhưng không cung cấp thông tin về loại cây chúng thường ăn. Theo Greenwood, bữa ăn cuối cùng của B. markmitchelli chủ yếu là lá dương xỉ (88%), tiếp đó là rễ và cành con (7%). Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra mẫu vật thức ăn trong dạ dày dưới kính hiển vi, họ bị sốc bởi những mẩu thực vật được bảo quản với hình dáng đẹp mắt.
Basinger, Greenwood và nghiên cứu sinh cao học Jessica Kalyniuk ở Đại học Brandon Jessica Kalyniuk so sánh thức ăn trong dạ dày B. markmitchelli với hóa thạch lá trong khu vực ở cùng thời kỳ. Họ nhận thấy loài khủng long này khá kén ăn, chỉ chọn một số loại dương xỉ, không ăn cây mè và cây lá kim mọc phổ biến ở đầu kỷ Phấn Trắng. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xác định 48 dạng bào tử phấn hoa bao gồm rêu tản, 26 loại thạch tùng và dương xỉ, 13 loại thực vật hạt trần và 2 loại thực vật hạt kín. Họ cũng phát hiện lượng than khá lớn từ những mẩu thực vật bị thiêu rụi trong dạ dày B. markmitchelli, chứng tỏ con vật từng lang thang tới khu vực mới cháy trước đó không lâu. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy sỏi mà những động vật như khủng long ăn cỏ hoặc chim ngày nay thường nuốt để hỗ trợ tiêu hóa.
Hóa thạch của B. markmitchelli được trưng bày tại bảo tàng Royal Tyrrell ở Canada từ năm 2017. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu môi trường sống và hành vi của nó.
200 năm qua, con người đã hiểu sai về khủng long Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng hai bên đầu của con khủng long thuộc loài Styracosaurus có hình dạng và kích thước hoàn toàn khác nhau, không hề đối xứng. Từ năm 1819, sau khi William Buckland phát hiện ra hóa thạch khủng long, con người đã có 200 năm săn tìm xương của loài vật này. Vào thời điểm đó, bằng...