Điều kỳ thú trong thế giới máy bay tiêm kích
Tiêm kích phản lực đầu tiên thế giới là của Đức, tiêm kích hạm đầu tiên trên thế giới của Anh…là các điều kỳ thú về thế giới tiêm kích.
* Bài viết có tham khảo các cuốn sách Bách khoa tri thức toàn dân và Tri thức quân sự.
Máy bay tiêm kích là một loại máy bay chiến đấu trong quân chủng không quân, được thiết kế với mục đích chính là tác chiến chống lại các lực lượng không quân của đối phương. Nhiệm vụ chính của tiêm kích rất đa dạng gồm: tiêu diệt máy bay ném bom, cường kích bảo vệ an toàn các mục tiêu mặt đất, trên biển lực lượng mình; chống lại tiêm kích đối phương bảo vệ máy bay ném bom, cường kích, vận tải… không quân ta.
Các thế hệ tiêm kích nổi danh trong lịch sử hàng không Mỹ.
Máy bay tiêm kích đầu tiên trên thế giới
Theo các nguồn tư liệu thì mẫu thiết kế máy bay Morane-Saulnier kiểu L của Pháp được ghi nhận là tiêm kích đầu tiên trên thế giới. Năm 1915, viên phi công Pháp Galos, người từng lần đầu tiên bay qua Địa Trung Hải đã lắp đặt một khẩu súng máy cố định Hodge Chomsky lên phần thân trước của Morane-Saulnier kiểu L. Khẩu súng máy này nhả đạn về phía trước dọc theo đường bay, đạn bắn ra văng theo vòng xoay của cánh quạt đầu máy bay. Để bảo vệ cánh quạt, Galos đã sử dụng tấm thép hình chêm bọc lại, tương đương với độ cao đâm xuyên của đạn, có tác dụng làm trượt đạn. Đó là chiếc máy bay đầu tiên mà đạn súng máy được bắn qua mặt của cánh quạt.
Tiêm kích đầu tiên trên thế giới.
Ngày 1/4/1915, khi Galos lái chiếc Morane-Saulnier tuần tiễu trên không đã gặp phải chiếc máy bay trinh sát 2 chỗ ngồi Albatrosses của Đức. Ông lập tức sử dụng súng máy và bắn rơi chiếc máy bay trinh sát của Đức ngay từ loạt đạn đầu tiên. Hai tuần sau, Galos lại bắn rơi 2 máy bay địch.
Ngày 19/4/1915, máy bay của Galos bị vũ khí phòng không của quân Đức bắn trúng và rơi ở phía sau chiến tuyến của quân Đức. Người Đức đã dỡ khẩu súng máy từ chiếc máy bay bị cháy rụi ra và giao cho Công ty Falk nghiên cứu, chế tạo ra thiết bị phối hợp bắn cho súng máy kiểu mới.
Máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới
Ngày 18/4/1941, máy bay Me262 trang bị động cơ phản lực thực hiện lần cất cánh đầu tiên – sự kiện này đánh dấu bước nhảy vọt trong lịch sử hàng không thế giới. Me262 được ghi nhận là máy bay chiến đấu dùng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới được sản xuất, đưa vào sử dụng và chiến đấu.
Nó được đặt biệt danh là Schwalbe – chim nhạn, đây là một loại chim rất nhanh với tốc độ lao xuống tấn công con mồi và tiêu diệt mục tiêu. Đúng với tham vọng của người Đức khi đó chế tạo máy bay có tốc độ hơn hẳn máy bay cùng thời. Me 262 có chiều dài 10,6m, sải cánh 12,51m, cao 3,5m, trọng lượng rỗng 3,8kg, trọng lượng cất cánh tối đa 7,13kg.
Tiêm kích động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới.
Video đang HOT
Me262 sử dụng động cơ phản lực 109-004A cung cấp lực đẩy tĩnh là 840kg, tốc độ cực đại 840km/h khi phụ tải cực đại, máy bay có tầm bay 1.050km. Từ 6-8 phút nó có thể đạt đến độ cao 6.000m, trần bay tối đa 12.000m.
Trên máy bay trang bị 4 khẩu pháo hàng không loại 30mm, 24 quả đạn tên lửa R4M 50mm, 2 quả bom loại 500kg. Ngoài ra máy bay còn được trang bị thiết bị ngắm bắn con quay E2-42 sử dụng đồng bộ với số vũ khí trên.
Tiêm kích tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới
Trong lịch sử phát triển máy bay chiến đấu thì F-100 do công ty North America sản xuất và đưa vào sử dụng năm 1954 được coi là tiêm kích đạt tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới.
Nó là một sản phẩm cao cấp được phát triển từ chiếc tiêm kích phản lực huyền thoại F-86. Cánh của loại máy bay này vểnh ra sau 45 độ, mang được lượng dầu lớn, được trang bị một động cơ có lực đẩy 15.000pound và 4 khẩu pháo hàng không 20mm kiểu mới.
Tiêm kích F-100 đã đặt dấu mấu quan trọng trong thời đại động cơ phản lực.
F-100 có tốc độ 1.280km/h, ngoài ra còn có thể lắp thêm thiết bị điều khiển vũ khí bên ngoài phía dưới cánh (tự động kéo lên để ném bom hạt nhân) và thiết bị tiếp dầu trên không.
Tiêm kích F-100 được sản xuất tổng cộng hơn 2.200 chiếc, tính năng tác dụng của loại máy bay này đã khiến nó làm tốt nhiệm vụ tấn công đối đất và yểm hộ trên không. Có vài trăm chiếc F-100 được biên chế cho không quân các nước, chủ yếu là các nước NATO.
Tiêm kích sử dụng động cơ tên lửa duy nhất trên thế giới
Thiết kế Me 163 do Đức nghiên cứu chế tạo được xem là loại máy bay tiêm kích sử dụng động cơ tên lửa duy nhất trong lịch sử hàng không thế giới từng được trang bị cho quân đội.
Mô hình phục hồi tiêm kích động cơ tên lửa đầy tham vọng của Đức.
Loại máy bay này được trang bị pháo hàng không và đạn tên lửa, có khả năng đạt tới độ cao 11.81lm chỉ trong thời gian 3 phút 25 giây. Nhưng thời gian chạy liên tục của động cơ đẩy của loại máy bay này chỉ khoảng 8 phút.
Tiêm kích phản lực đầu tiên hạ cánh xuống tàu sân bay
Ngày 3/12/1945, máy bay tiêm kích động cơ phản lực De Havilland Vampire (Anh) lần đầu tiên hạ cánh xuống tàu sân bay HMS Ocean. Đây là lần đầu tiên trên thế giới máy bay tua bin phản lực hạ cánh thành công xuống tàu sân bay.
Khoảnh khắc đi vào lịch sử hàng không hải quân.
Tiêm kích Vampire thiết kế 2 đuôi, trang bị một động cơ phản lực Goblin 3 nằm giữa thân cho tốc độ bay 882km/h, tầm bay 1.960km, trần bay 13.000m, tốc độ leo cao 24,4m/s. Máy bay được trang bị 4 pháo 20mm, 8 rocket 76mm hoặc 2 bom 225kg.
Tiêm kích phản lực sản xuất nhiều nhất thế giới
Với số lượng được chế tạo lên tới 10.352 chiếc, tiêm kích đánh chặn MiG-21 của Liên Xô được xem là tiêm kích phản lực được sản xuất nhiều nhất thế giới nói riêng và là chiến đấu cơ nhiều nhất thế giới nói chung.
Đồng thời tiêm kích huyền thoại Liên Xô cũng giữ kỷ lục là máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, là máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
Tiêm kích MiG-21 phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam.
MiG-21 là thiết kế tiêm kích phản lực được phát triển bởi hãng Mikoyan-Gurevich OKB. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của MiG-21 thực hiện chuyến bay thử đầu tiên ngày 14/6/1956, chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1959 và chấm dứt năm 1985, mặc dù vậy các biến thể nước ngoài vẫn tiếp tục sản xuất nhiều năm sau đó (ví dụ như biến thể J-7 của Trung Quốc).
Tiêm kích MiG-21 cũng thuộc một trong số ít máy bay chiến đấu có số lượng biến thể cải tiến nhiều nhất lịch sử với 5 thế hệ – thế hệ được xem là cuối cùng của dòng MiG-21 được định danh là MiG-21bis.
MiG-21 tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20, gồm cả chiến tranh Việt Nam – tại đây MiG-21 là vũ khí chiến đấu trên không chủ lực của bộ đội Việt Nam chống lại hàng nghìn máy bay Mỹ. MiG-21 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.500km/h, có khả năng cơ động cao nhưng bán kính tác chiến ngắn, bộ vũ khí có pháo 23-30mm cùng 2-4 tên lửa không đối không tầm nhiệt.
Theo Kiến Thức
Máy bay huấn luyện xuất sắc nhất thế giới Yak-130
Yak-130 có thể mô phỏng các đặc tính bay của máy bay tiêm kích thế hệ 4 và thế hệ 5 cũng như khả năng tấn công hạng nhẹ xuất sắc.
Yak-130 là máy bay huấn luyện phi công lái máy bay phản lực do phòng thiết kế Yakolev phát triển vào những năm 1990. Phi cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 26/4/1996, phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2010.
Nhà sản xuất Yakolev tuyên bố, Yak-130 có thể mô phỏng các đặc tính bay của tiêm kích thế hệ 4 và tiêm kích thế hệ 5 giúp phi công thích nghi với đặc tính bay của các tiêm kích hiện đại về sau.
Theo Airforce-technology, Yak-130 được trang bị hệ thống điều khiển bay "fly-by-wire" kỹ thuật số 4 kênh tín hiệu tương tự như các tiêm kích thế hệ 4 và 4 . Một hệ thống mô phỏng bay, phi công còn được trang bị màn hình hiển thị HUD, hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay.
Ngoài ra, phi công còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu có thể sử dụng tín hiệu GPS hoặc GLONASS cùng một hệ thống tham chiếu quán tính cho phép xác định mục tiêu với độ chính xác cao.
Theo Airforce-technology, Yak-130 có thể đảm đương 80% nhiệm vụ huấn luyện bay cơ bản.
Ngoài vai trò là một máy bay huấn luyện xuất sắc, Yak-130 còn có thể thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ đầy uy lực.
Phi cơ này có 9 điểm treo dưới cánh có thể mang theo tải trọng vũ khí tới 3 tấn. Yak-130 có thể sử dụng các loại vũ khí có hoặc không có điều khiển.
Trong các nhiệm vụ tấn công hạng nhẹ, Yak-130 sẽ sử dụng hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay hoặc hệ thống tham chiếu quán tính để dẫn đường cho vũ khí.
Yak-130 sư dụng 2 động cơ phản lực AI-222-25 cung cấp lực đẩy 24,52 kN/chiếc, tốc độ tối đa đạt 1.050 km/h, tốc độ hành trình 887 km/h, phạm vi hoạt động 2.546 km.
Yak-130 là máy bay huấn luyện phi công chủ lực của Nga trong thời gian tới. Ngoài ra, rất nhiều khách hàng nước ngoài quan tâm đến phi cơ này. Theo Airforce-technology, Algeria đã đặt hàng 16 chiếc Yak-130, Belarus, Kazakhstan, Libya đã đặt hàng máy bay này.
Theo NTD
Mỹ đưa binh sỹ tới Iraq để giải cứu phi công bị IS bắn hạ Ngày 5/2, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ được dẫn lời cho biết quân đội nước này đã triển khai máy bay và binh sỹ tới miền Bắc Iraq... Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) hội đàm với Quốc vương Jordan Abdullah II về cuộc chiến chống tổ chức IS ở Iraq và Syria hồi tháng 12/2014 (Nguồn: AFP/TTXVN) ... Nhằm tăng...