Điều kỳ lạ xảy ra với tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa
Những điều kỳ lạ đang liên tiếp xảy ra với tàu cá Trung Quốc đang xâm phạm Trường Sa của Việt Nam đánh bắt cá trái phép.
Con cá lớn nhất mà ngư dân Trung Quốc câu được
Báo chí nước này những ngày qua đưa tin khá yếu ớt về đội tàu cá, thay vì việc nói về kết quả đánh bắt, nhiều bức ảnh về phong cảnh trên biển và chuyện ăn uống của ngư dân được nêu trên mặt báo.
Hôm 21/5, báo mạng Hải Nam thừa nhận kết quả chuyến đánh bắt (trái phép) ở Trường Sa (của Việt Nam) thấp hơn nhiều so với dự kiến. Cũng giống năm ngoái, truyền thông Trung Quốc rầm rộ đưa tin đội tàu cá &’được tổ chức quy mô, khoa học’ ra đánh cá ở Trường Sa.
Nhưng thêm một lần nữa, chuyến đi này được nói là &’để tíchlũy kinh nghiệm’ cho những lần đánh bắt xa bờ vì ngư dân Trung Quốc vẫn không biết luồng lạch và tỏ ra lúng túng khi đánh bắt.
Năm nay, đội tàu cá 32 chiếc có kèm tàu tiếp tế, tàu vận chuyển và thêm cả chiếc Ngư chính 311 để diễu võ dương oai. Thay vì dùng đèn vài lưới đánh bắt để rồi trắng tay trở về như năm 2012, đội tàu cá Trung Quốc lầnnày dùng cách giăng câu.
Tuy nhiên, cả đội tàu cá cũng chỉ thi thoảng câu được cá ngừ, và con lớn nhất cho đến hiện tại nặng hơn 130kg.
Báo mạng Hải Nam cũng thừa nhận đội tàu cá hôm 17/5 gặp phải vòi rồng trên biển và buộc phải chạy đi lánh nạn. Trong khi đó, từng tốp thuyền câu được thả xuống biển câu cá vẫn không cho thấy hiệu quả.
Mạng Tin tức Trung Quốc cho hay đây là đội tàu đánh cá quy mô lớn nhất của Trung Quốc đến hoạt động tại ngư trường Trường Sa từ đầu năm 2013 đến nay.
Theo nguồn tin, số tàu trên đều là tàu đánh cá cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên, được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin liên lạc với đất liền 24/24 giờ, trong đó có một tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp trọng tải 4.000 tấn và một tàu vận tải trọng tải 1.500 tấn làm nhiệm vụ bảo đảm vật tư thiết yếu như dầu, nước ngọt, đá cây, thực phẩm; quản lý an toàn hoạt động sản xuất và hỗ trợ xử lý khẩn cấp cho đội tàu.
Được biết, thời gian hoạt động của đội tàu này sẽ kéo dài trong khoảng 40 ngày.
Trả lời phỏng vấn, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cho rằng Trung Quốc xua tàu Ngư chính ra Biển Đông chỉ càng cho thấy nước này đuối lý và sai trái khi đòi hỏi chủ quyền về ‘đường lưỡi bò’.
Video đang HOT
Tàu cá Trung Quốc gặp vòi rồng ở Biển Đông
Đội tàu cá Trung Quốc liên tiếp gặp thời tiết xấu
Theo ông Trục, khi làm những việc bất hợp pháp như vậy ở các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước khác, Trung Quốc phải có phương án đề phòng, bảo vệ cho các hoạt động phi pháp có tính toán của mình.
“Rõ ràng đây là hành động thị uy của Trung Quốc, họ muốn chứng tỏ rằng nếu các nước khác can thiệp vào các hoạt động phi pháp của họ thì Trung Quốc sẵn sàng ra tay.” Ông Trục nói.
Ông Trục còn cho biết thêm, không chỉ các tàu Ngư chính mà thời gian vừa qua, Trung Quốc còn xua các tàu vũ trang, thậm chí là máy bay đến tập trận ở các vùng biển của Philippines, Myanmar và Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Đây không phải lần đầu Trung Quốc có những hành động như vậy, trên bàn đàm phán nói một đằng, trên biển thực hiện một nẻo. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó qua các tuyên bố có vẻ thiện chí của Bắc Kinh rằng các bên liên quan trên Biển Đông tôn trọng và xúc tiến mạnh mẽ quá trình đàm phán hòa bình”, ông Trục nhận định.
Ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông ,” người phát ngôn nói.
Theo xahoi
Thủ đoạn mới của tàu tuần tra Trung Quốc
Hoàng Sa vào mùa bị phía Trung Quốc cấm biển, các ngư dân vẫn tiếp tục ra khơi. Cùng với lệnh cấm biển năm 2013, tàu tuần tra Trung Quốc bắt đầu áp dụng những thủ đoạn mới với bà con ngư dân Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam ra khơi.
Đối phó với tàu "ma"
Tàu tuần tra Trung Quốc tắt đèn trở thành tàu "ma" để đuổi tàu ngư dân trong những phiên biển vừa qua. Theo các ngư dân, trước đây, khi săn đuổi tàu của bà con ngư dân, con tàu tuần tra to xác bật đèn sáng trong ca bin cùng toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu mạn, mũi, đuôi đều sáng rõ.
Trong màn đêm đen kịt trên biển, thuyền trưởng tàu ngư dân Việt Nam đóng chặt cửa chạy nhưng vẫn có thể quan sát nhanh hướng di chuyển của tàu tuần tra. Ngọn đèn đỏ trên mũi tàu tuần tra trở thành điểm để thuyền trưởng quật bánh lái khi vượt mạn mà không gặp nguy hiểm.
Còn mùa cấm biển năm nay, tàu tuần tra Trung Quốc đã "nhát ma" bà con ngư dân bằng cách tắt toàn bộ hệ thống đèn. Trên tàu chỉ để bóng đèn xanh.
Thuyền trưởng chạy góc nào cũng khó thoát khỏi ngọn đèn xanh thoắt ẩn thoắt hiện trên biển. Vậy nên nhiều thuyền trưởng tàu ngư dân Quảng Ngãi đã chụm đầu để bàn cách làm sao thoát khỏi ngọn đèn ma quái khi bị xua đuổi.
Thuyền trưởng Đoàn Hữu Trung (ở xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi), cho biết, phiên biển cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua, khi anh em ngư dân đang lặn trong rạng ngầm thì tàu tuần tra kéo tới. Anh Trung cho tàu chạy theo rìa cạn đảo ngầm, nơi có mực nước sâu khoảng 4 mét.
Chiếc tàu tuần tra mang số 789 chỉ đứng ngoài chĩa mũi vào. Các ngư dân bàn tính chắc là nó "rình" anh em mình. Nếu thấy không ổn thì chấp nhận vọt ra cho nó đuổi. Nếu nó ép mãi trong khu rạng cạn thì không khéo tụi lính mò vô bắt cả tàu.
Thuyền trưởng Đoàn Hữu Trung trên con tàu vừa cập bến.
Thấy rạng cạn của đảo Đá Bắc nhiều cá, anh Trung hối hả giục thợ lặn xuống nước. Gần 21 giờ đêm, các ngư dân quan sát từ phía xa có một chiếc tàu khác lù lù kéo đến. Ngư dân dự tính nếu bị đuổi thì chạy vọt ra hướng Đông Nam.
Tuy nhiên, bị bít từ 2 phía nên 8 ngư dân trên tàu đành phải tính đường nhổ neo vọt ra khỏi rạng cạn và chấp nhận bị đuổi còn hơn bị bắt.
Trước việc Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8/2013 trong phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị.
Kéo thợ lặn lên tàu, thuyền trưởng Trung tắt toàn bộ điện và giật ga cho con tàu gầm lên chạy. Chiếc tàu như kình ngư nhỏ âm thầm trốn chạy khỏi móng vuốt của những con tàu tuần tra đang rình rập. Chiếc tàu vỏ gỗ nhỏ nhưng công suất máy lên đến 200 mã lực nên lao đi với tốc độ gần 10 hải lý/giờ. Một cuộc đua diễn ra trong màn đêm.
Một số tàu ngư dân làm cùng tọa độ với tàu cá của ngư dân Đoàn Hữu Trung cũng từ rạng ngầm lao ra biển chấp nhận đua với tàu tuần tra. Nhưng khi bắt đầu vào cuộc, các ngư dân bắt đầu lúng túng trước việc tàu tuần tra tắt toàn bộ đèn, chỉ để lại một đèn xanh như một chấm di động trên biển.
Sáng ngày 16/5, tàu cá do ngư dân Đỗ Hữu Trung (33 tuổi, ở xã Bình Châu, Bình Sơn) là thuyền trưởng tàu QNg 90732 TS cập cảng Sa Kỳ. Đây là ngày Trung Quốc ban hành lệnh cấm biển. Vùng biển Hoàng Sa đang nóng lên. Nhưng theo anh Trung, "cận ngày cấm biển, ngư dân chúng tôi đã phải cắm đầu chạy với tàu tuần tra của Trung Quốc". Theo các ngư dân, tàu tuần tra hiện nay quần đảo gắt hơn, bà con ngư dân gặp khó vì mới thả thợ lặn xuống nước đã phải giật lên và nhổ neo chạy.
So với những năm trước đây, ban ngày tàu tuần tra Trung Quốc xuất hiện và xua đuổi tàu ngư dân Việt Nam. Ban đêm, Hoàng Sa trở thành ngư trường sôi động. Những chiếc tàu bật đèn rực sáng áp sát vào các đảo ngầm để thả lưới, lặn tôm, thả câu, soi đèn. Đông nhất vẫn là đội ngư dân lưới rút và thợ lặn của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên và Bình Định. Nhưng bây giờ đã khó khăn hơn.
Trong năm nay, những chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc bắt đầu tổ chức đẩy đuổi ngư dân vào nhiều thời điểm, kể cả ban đêm. Những chiếc tàu này xuất hiện bất ngờ rọi đèn pha vào buồng lái, bắn lệnh, phát loa yêu cầu tàu ngư dân phải dừng lại để kiểm tra.
Trong phiên biển đầu tháng 5 vừa qua, có đêm tàu anh Trung và một số ngư dân vào lặn tại một rạng ngầm hình chữ V. Tàu tuần tra Trung Quốc áp tới khi các ngư dân đã lặn được vài trăm ký cá. Tàu ngư dân lập tức nhổ neo di chuyển sang vị trí khác. Nửa đêm hôm đó, tàu tuần tra lại xuất hiện, vậy là các ngư dân phải tiếp tục vừa làm vừa chạy.
Đeo bám
Các ngư dân cho biết, năm 2013 ngư dân đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với tàu tuần tra Trung Quốc. Đó là khi bị tàu tuần tra Trung Quốc bám đuổi dai dẳng nhưng ngư dân cương quyết không sợ, không dừng tàu, mặc kệ tàu tuần tra bám theo hụ còi, xịt nước và cản mũi. Trên biển, tàu không dừng lại thì tàu tuần tra không dễ gì cập mạn và bắt giữ bà con ngư dân.
Ngư dân ngán ngẩm nhất hiện nay đó là họ bị tàu tuần tra đeo bám. Bà con đã quen mặt với tàu mang số 786, 789 và một chiếc tàu tiếp dầu trên biển Hoàng Sa. Đây là những chiếc tàu quần đảo khắp vùng biển Hoàng Sa cả ngày lẫn đêm. Trong phiên biển vừa qua, tàu cá của ông Dũng ở xã Bình Châu đã bị tàu tuần tra kèm sát từ chiều hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau. Các ngư dân mệt mỏi vì bị đẩy đuổi suốt 16 giờ đồng hồ liên tục. Còn tàu anh Hải bị tàu tuần tra tắt đèn và kè sát từ chiều hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau mới tháo lui.
Khi thấy tàu tuần tra hùng hổ dọa nạt, ngư dân trên tàu có người chột dạ nói "nó làm dữ quá, coi chừng nó húc chết mình". Nhưng nhiều lần chạm mặt tàu tuần tra, thuyền trưởng Trung hô anh em: "Cứ chạy, giữ liên lạc với đất liền có gì thì báo cáo. Tàu tuần tra không dám bắn ngư dân mình đâu". Tàu anh Trung đã tốn hơn 1 phuy dầu vì bị tàu Trung Quốc kè liên tục 12 tiếng đồng hồ.
Tàu QNg 90732 TS do anh Đoàn Hữu Trung làm thuyền trưởng đưa các ngư dân cập bến vào sáng 16/5. Các ngư dân cho biết, còn khoảng hơn chục cây đá nữa nhưng anh em phải lo rút vào bờ. Bởi thành quả lao động gần một tháng, nếu bị tàu tuần tra đeo bám mà bị chết máy thì công sức đổ sông đổ biển.
Hoàng Sa vào mùa bị phía Trung Quốc cấm biển, các ngư dân vẫn tiếp tục ra khơi. Tuy nhiên cuộc mưu sinh của ngư dân khá nhọc nhằn khi vừa làm vừa chạy. Hàng ngày, đài canh trong đất liền cập nhật liên tục hành trình của những con tàu Hoàng Sa.
Tàu của ngư dân Bùi Văn Phải lại ra Hoàng Sa Ngày 18/5, tàu cá QNg 96382 của Bùi Văn Phải (24 tuổi, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cùng 8 ngư dân trẻ đã xuất bến thẳng tiến ngư trường truyền thống Hoàng Sa để tiếp tục đánh bắt hải sâm.
Chủ tàu Bùi Văn Phải (giữa). Trước đó, như Tiền Phong đã có loạt bài thông tin, vào ngày 20/3/2013, khi đang hành nghề lặn bắt hải sâm trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 96382 bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin, buộc lòng phải trắng tay trở về.
Trong lúc hoạn nạn, chủ tàu Bùi Văn Phải cùng anh em đội tàu đã dũng cảm bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Hành động cao đẹp của Bùi Văn Phải và thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh đã được T.Ư Đoàn trao tặng danh hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm", được tuổi trẻ cả nước cảm phục. Ngày 15/4 trong chuyến ra thăm quân dân đảo Lý Sơn, đích thân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm hỏi và khen ngợi tinh thần dũng cảm của ngư dân trẻ Bùi Văn Phải và đội tàu QNg 96382. Bùi Văn Phải cho biết: "Chi phí cho chuyến ra khơi lần này là 270 triệu đồng, đó là số tiền của quý cơ quan, đơn vị hảo tâm giúp đỡ và anh em bạn thuyền góp vốn. Anh em chúng tôi quyết tâm bám biển Hoàng Sa".
Thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh, khẳng định: "Anh em quyết tâm đoàn kết ra khơi, mong sao yên bình đến ngày trở về". Dự kiến, chuyến đi sẽ kéo dài hơn 1 tháng tại ngư trường Hoàng Sa.
Theo Dantri
32 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa Vào lúc 16h45 ngày 13/5, tàu cung cấp hậu cần F8138 trong số 32 chiếc của tỉnh Hải Nam đã đến địa điểm đánh cá đầu tiên thuộc vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc. Mạng Hải Nam thông báo tin trên và cho biết số tàu còn lại cũng sẽ lần lượt đến đây...