Điều kỳ lạ về ngọn núi của “Ba anh em” cấm con người leo lên
Gangkhar Puensum (thuộc dãy núi Himalaya) là ngọn núi cao nhất ở Bhutan (7.570 mét), đây là đỉnh núi cao thứ 40 trên thế giới. Gangkhar Puensum có nghĩa là Đỉnh núi trắng của ba anh em tâm linh. Theo nghĩa đen, đó là núi của ba anh em.
Nghe có vẻ ngạc nhiên vì Gangkhar Puensum vẫn chưa được phép leo lên, đặc biệt là khi hầu hết các đỉnh núi trên dãy Himalaya đã có người leo từ nhiều thập kỷ trước. Gangkhar Puensum nằm ở biên giới của Bhutan và Tây Tạng.
Bhutan bắt đầu cho phép leo núi duy nhất vào năm 1983, vì họ tin rằng những ngọn núi cao chót vót là nơi trú ngụ của các linh hồn. Cuối cùng, quốc gia này cũng thoáng hơn về việc leo núi. Từ năm 1985 đến năm 1986, Bhutan đã tổ chức bốn lần hoạt động leo núi, nhưng tất cả đều kết thúc trong thất bại. Quyết định cho phép leo núi nhằm mục đích thương mại của Bhutan đã không tồn tại lâu. Năm 1994, chính phủ cấm leo núi cao hơn 6.000 mét vì tôn trọng tín ngưỡng tâm linh địa phương, và kể từ năm 2004 hoạt động leo núi ở nước này đã bị cấm hoàn toàn.
Năm 1998, một đoàn thám hiểm Nhật Bản đã xin phép Hiệp hội leo núi Trung Quốc để leo núi Gangkhar Puensum ở phía bắc của Bhutan từ phía Tây Tạng. Nhưng vì cuộc tranh chấp biên giới kéo dài với Bhutan, cuối cùng giấy phép leo núi của họ bị thu hồi. Vì vậy, năm 1999, đoàn thám hiểm đã leo ngọn núi Liankang Kangri hoặc Gangkhar Puensum North, ngọn núi con của Gangkhar Puensum ở Tây Tạng trước đó từng bị cấm leo.
Gangkhar Puensum từ thung lũng Ura, Bhutan.
Video đang HOT
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Cận cảnh tháp Chàm Rừng xanh đặc biệt nhất Việt Nam
Đây là tháp Chàm duy nhất ở VN không được xây dựng trên những ngọn đồi cao trống trải mà lại nằm dưới những tán cổ thụ của rừng già Tây Nguyên.
Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại), còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km.
Đây là ngôi tháp Chàm duy nhất ở Việt Nam không được xây dựng trên những ngọn đồi cao trống trải mà lại nằm dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp. Đây cũng chính là ngọn tháp Chàm duy nhất được tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên.
Tháp cao 9m, được xây bằng gạch nung không có mạch vữa trên nền hình vuông, mỗi chiều 5m. Tháp chỉ có một cửa ra vào duy nhất ở mặt phía Đông, ba mặt còn lại là cửa giả. Trong tháp không trang trí gì và không có tượng thờ.
Phần đỉnh của tháp thon vút hình búp hoa, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ, thường có cấu trúc phức tạp hơn.
Trên đỉnh tháp có lỗ trống để đón ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống vào giờ chính Ngọ.
Các tài liệu khảo cổ học cho thấy, tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, tương ứng với triều đại vua Chăm lúc đó là Jaya Sinhavarman III, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước Đại Việt ở phía Bắc.
Tháp được xây để thờ thần Siva, vị thần tượng trưng cho sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc theo tín ngưỡng của người Chăm.
Tháp Yang Prong là minh chứng rõ nét cho sự có mặt của người Chăm ở Tây Nguyên trong lịch sử. Hiện nay người Chăm không còn sinh sống ở Tây Nguyên. Sự biến mất của họ ở khu vực này vẫn là một ẩn số với giới nghiên cứu lịch sử.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tháp Yang Prong đã bị đánh mìn một lần và hư hỏng nhiều. Tòa tháp hiện tại đã được tu bổ để khôi phục lại gần với kiến trúc nguyên trạng.
Sau nhiều thập niên, tháp Yang Prong đã biến thành điểm hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng người dân tộc Kinh di cư lên Tây Nguyên. Bên trong tháp hiện được bài trí như một ngôi miếu ở các vùng đồng bằng Việt Nam.
Quốc Lê
Theo Kiến thức
Bí ẩn trong ngôi chùa cầu con nổi tiếng Sài Gòn Chùa Phước Hải hay người dân quen gọi là Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu. Ngôi chùa nhỏ nhưng cổ kính vẫn hàng ngày đón du khách trong và ngoài nước đến thăm. Chùa rộng hơn 2000m2 được xây dựng từ năm 1892, trong 16 năm mới hoàn thành. Yên bình giữa lòng phố thị Theo các tài...