Điều kỳ lạ về BA.5
Số lượng người mắc Covid-19 tăng nhanh ở nhiều nước, tỷ lệ thuận với ca nhập viện. Song dường như, nCoV đang ngày càng “yếu” đi vì tỷ lệ bệnh nặng không tăng.
Sự xuất hiện của BA.5 mang đến cho giới khoa học nhiều lo ngại. Thậm chí, một chuyên gia còn gọi đây là “biến chủng tồi tệ nhất từng thấy”. Điều mà tất cả chuyên gia đều đồng ý đó là hiểu biết của chúng ta về biến chủng này rất ít ỏi.
Thế giới vẫn không thể chắc chắn nó sẽ diễn biến theo hướng nào, độc lực của BA.5 có tăng lên hay không.
Số ca nhập viện tăng lên nhưng mức độ nghiêm trọng thì không
Theo Vox, khi nhìn vào biểu đồ hiển thị số ca nhập viện tại Mỹ trong vài tháng gần đây, các nhà phân tích tìm thấy rất nhiều sự phức tạp kỳ lạ.
Đầu tiên, hầu hết bệnh nhân nhập viện đều được xét nghiệm Covid-19 và nếu kết quả dương tính, họ được tính là nhập viện vì Covid-19, ngay cả khi họ nhập viện do gãy xương hông, hoàn toàn không có triệu chứng nhiễm nCoV.
Dữ liệu của Mỹ vẫn không phân biệt được cái gọi là ngẫu nhiên – như gãy xương hông – và việc nhập viện vì Covid-19 không ngẫu nhiên. Do đó, thật khó để xác định liệu sự gia tăng số ca nhập viện là do virus ngày càng nguy hiểm hơn hay chỉ là nó lây lan rộng rãi trong một cộng đồng.
Trong đợt Omicron đầu tiên, người đã tiêm vaccine có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Một số người cho rằng chỉ riêng số liệu nhập viện đã che lấp một số ý nghĩa về ca nhập viện ngẫu nhiên.
Các chuyên gia đôi khi sử dụng thông số nhập viện chăm sóc đặc biệt, sử dụng máy thở kết hợp dữ liệu dương tính tại chỗ để phân tích xu hướng Covid-19. Dù vậy, một số người cho rằng ngay cả khi đánh giá theo các tiêu chí này, họ vẫn chưa thấy dấu hiệu của một đợt bệnh nặng, mặc dù số ca Covid-19 nhập viện ở Mỹ tăng 50% kể từ tháng 5.
Nhân viên y tế ở Bắc Miami, Florida, Mỹ, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân vào ngày 13/1. Ảnh: Joe Raedle.
Nhà dịch tễ học Aaron Glatt, Mount Sinai South Nassau, New York, nói rõ: “Chúng tôi chưa thấy sự gia tăng số ca nhập viện cần chăm sóc đặc biệt”.
Số ca nhập viện vì Covid-19 đang dần tăng lên trên khắp khu vực nhưng số người phải vào phòng ICU vẫn tương đối thấp và ổn định. Với tỷ lệ mắc bệnh quá cao trong cộng đồng, những ca nhập viện, tử vong là yếu tố dự báo tốt hơn về những gì đang thực sự diễn ra. TS Glatt cũng nhấn mạnh ông không nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới hoặc bất thường nào ở những người mắc Covid-19.
Nguy cơ tiềm ẩn
Bác sĩ truyền nhiễm Susan Kline, Trung tâm Y tế Đại học Minnesota ở Minneapolis, Mỹ, cho biết bệnh viện của bà đang chứng kiến số ca Covid-19 nhập viện tăng khoảng 50% so với mức thấp nhất của họ. Khoảng 1/3 trong số đó đã tiêm ít nhất 3 liều vaccine.
Tuy nhiên, bà nói “tỷ lệ khá cao” những người nhập viện với lý do không liên quan. Họ chỉ được tính là bệnh nhân Covid-19 sau khi xét nghiệm tại bệnh viện cho kết quả dương tính.
Hơn nữa, bệnh nhân dường như không bị ốm nặng như những đợt trước. “Nhìn chung, các bệnh nhân không có biểu hiện nghiêm trọng như chúng tôi đã thấy khi tiếp nhận các ca Covid-19 đầu tiên”, bà nói.
Hành khách đeo khẩu trang khi đi qua sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ, vào ngày 19/4. Ảnh: Gary Coronado/Los Angeles Times.
Ngay cả khi các trường hợp không quá nghiêm trọng, một làn sóng Covid-19 lớn tiềm ẩn vẫn khiến giới chuyên gia lo lắng. Biến chủng chỉ đơn thuần dễ lây hơn, dù không quá nghiêm trọng cũng thu hút sự quan tâm.
Virus lây nhiễm càng nhiều người, nguy cơ người từng nhập viện vì Covid-19 trong lần mắc trước đó lại càng cao khi họ tái mắc. “Những người ốm yếu nhất, ngay cả khi họ ở trong tình trạng tốt nhất có thể, vẫn sẽ tệ hơn”, ông Aaron Glatt nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhập viện và tử vong không phải điều duy nhất chúng ta muốn tránh, Một số người có thể bị hậu Covid-19 cao hơn. Một công bố gần đây trên tạp chí The Lancet cho thấy khoảng 5% người được tiêm chủng nhiễm Omicron phát triển triệu chứng Covid-19 kéo dài. Con số này ở người nhiễm Delta là 11%.
Nguy cơ này thấp hơn các chủng trước, song vẫn quá đủ để nhiều người bị ảnh hưởng khi số ca mắc ngày càng tăng theo cấp số nhân. Và đặc biệt, đến nay, những thông tin về ảnh hưởng của hậu Covid-19 vẫn còn rất mơ hồ, ít ỏi.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000 , đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.
Người bệnh vui mừng khi Thái Lan hợp pháp hóa cần sa
Với nhiều bệnh nhân, việc Thái Lan nới lỏng các hạn chế sử dụng cần sa có nhiều ý nghĩa, khi họ được tiếp cận với sản phẩm giá rẻ hơn nhằm kiểm soát cơn đau khi mắc bệnh nặng.
Jiratti Kuttanam - 42 tuổi - nói với Reuters rằng cô và nhiều bệnh nhân khác sẽ nhận được nhiều lợi ích khi Thái Lan hợp pháp hóa cần sa. Cô có thể mua cần sa với giá rẻ hơn để kiểm soát cơn đau trong quá trình điều trị ung thư vú.
Chính phủ Thái Lan đã hợp pháp hóa cần sa y tế từ năm 2018. Tuy nhiên, lúc đó, cô phải dựa vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài khan hiếm. Một số bệnh nhân đã tìm đến đối tượng buôn bán cần sa bất hợp pháp.
Jiratti cho biết nụ cần sa nhập khẩu từng có giá lên tới 700 baht (20 USD)/gram, nhưng giờ giá đã giảm một nửa.
"Tôi uống cần sa thường xuyên để loại bỏ cảm giác đau đớn", cô nói trong lúc cắt nhỏ và đun sôi lá cần sa để pha trà.
Một khách hàng cầm lọ đựng cần sa tại quán cà phê Highland ở Bangkok, Thái Lan hôm 9/6. Ảnh: Reuters.
Cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối cách đây 5 năm. Hai năm sau, cô bắt đầu sử dụng dầu cần sa và các sản phẩm khác để giảm đau, loại bỏ cảm giác nôn mửa, mệt mỏi và lo lắng sau mỗi lần hóa trị.
Jiratti tin rằng một khi địa phương đã hợp pháp hóa cần sa, sản phẩm đó trở nên đáng tin cậy hơn, và cần sa là sản phẩm tốt miễn là bệnh nhân biết cách sử dụng.
"Tôi nghĩ (ai) cũng cần nghiên cứu về cách sử dụng đúng cách. Nó có thể gây hại và nguy hiểm", cô nói.
Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa cần sa cho việc sử dụng trong y tế và công nghiệp. Các nhà lãnh đạo xứ sở chùa vàng tin rằng chính sách này sẽ là cơ hội để Thái Lan có chỗ đứng trong thị trường dược phẩm và phát triển kinh tế, du lịch hậu Covid-19.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái tiếp cận với sản phẩm này. Tuần trước, các quy định mới đã có hiệu lực, trong đó cấm hút cần sa nơi công cộng cũng như bán cần sa cho những người dưới 20 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngư dân Thái Lan giải cứu cá nược quý hiếm bị mắc cạn .Người dân của ngôi làng ven biển ở miền Nam Thái Lan hôm 7/6 đã giúp một con cá nược bị thương và mắc cạn trở lại biển Andaman. Đây là loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đài Loan điều chỉnh chiến lược ứng phó với đại dịch COVID-19 Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) thông báo sẽ điều chỉnh chiến lược ứng phó với đại dịch COVID-19, theo đó chuyển hướng giảm thiểu ca bệnh nặng thay vì tìm cách đưa số ca mắc mới trong cộng đồng về 0 (hay còn gọi là chiến lược "không COVID"). Hành khách đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại một...