Điều kỳ lạ bên trong viên gạch trị giá 1,3 tỷ/viên chỉ dùng để lát sàn
Đắt hơn bất kỳ bảo vật nào trên thế giới, đó không phải là kim cương hay đá quý, đó là một viên gạch lát tường.
Mấy năm gần đây, ‘gạch vàng’ này đã nhiều lần xuất hiện trong các cuộc đấu giá. Một cặp ‘gạch vàng’ được sản xuất trong Ngự Diêu (Tạm dịch: Lò gạch của vua) thuộc triều nhà Minh, thời vua Vĩnh Lạc đã được bán với giá hơn 800.000 tệ (khoảng 2,8 tỷ VNĐ).
Người ta ngạc nhiên rằng tại sao một viên gạch nung lại có giá đến cả tỷ đồng?
Tử Cấm Thành đã từng là nơi ở của 24 vị hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh) cùng hậu cung.
Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều điều kì bí và được mệnh danh là một trong những đại kiệt tác kiến trúc Trung Hoa.
Được xây dựng từ năm 1406 – 1420, Tử Cấm Thành sử dụng hàng loạt các vật liệu quý giá như đá quý Phòng Sơn, ngói men ngọc An Huy, gỗ quý Phương Nam…
Với diện tích khoảng 720.000 mét vuông, được xây dựng bằng công sức của hơn 100.000 nghệ nhân và 1 triệu công nhân, Tử Cấm Thành đã trải qua rất nhiều biến động trong suốt thời gian tồn tại của nó.
Ước tính rằng đã có hơn 100 triệu lát gạch vàng được dùng trong Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, được chú ý hơn cả, đó chính là một loại gạch nung Lục Mộ, Tô Châu có giá còn đắt hơn cả vàng, người ta gọi là kim chuyên.
Video đang HOT
Đất Tô Châu làm gạch được đánh giá có chất lượng tốt, cứng và rất chắc. Một số người nhận xét, gạch khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh như gõ vào vàng hoặc đá quý, gạch đặc ruột, không có lỗ.
Quy trình sản xuất gạch trải qua đầy đủ 7 công đoạn xử lý đất như: Đào đất, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài, rây.
Sau đó người thợ phơi đất 1 năm tạo thành cục đất sét đặc ruột sau khi khử hết bọt khí. Tiếp tục cho đất sét vào khuôn và tiến hành phơi thêm khoảng 7 tháng trước khi nung.
Sau khi phơi, người thợ phải đắp lò, gạch phải được nung bằng rơm, trấu để loại bỏ khí ẩm trong đất.
Nung gạch trong khoảng thời gian 40 ngày, rồi mang ngâm gạch đã nung vào dầu ép từ hạt quả trẩu trơn. Cách làm này sẽ giúp gạch có bề mặt trơn nhẵn và sáng bóng.
Nhìn vào công đoạn chế tạo cầu như thế này mới thấy tại sao kim chuyên lát Tử Cấm Thành lại có mức giá ‘cắt cổ’ đến như vậy.
Mặt cạnh của viên gạch có giá 1,3 tỷ đồng chỉ dùng để lát sàn.
‘Gạch vàng’ được đánh giá rất dày, có khả năng hút nước mạnh. Không chỉ vậy, gạch còn có khả năng làm mát, mùa hè nếu đặt hoa quả lên trên tấm gạch sẽ giúp giảm nhiệt, ăn vừa ngon vừa mát.
Sau này, không ít văn nhân, đã dùng ‘gạch vàng’ này để trang trí nhà cửa, dùng làm chỗ luyện thư pháp hoặc chế thành chỗ đánh cờ, uống trà.
Hiện nay, bí kíp luyện ‘gạch vàng’ đã bị thất truyền nên chẳng một ai có thể tạo ra được loại vật liệu quý hiếm này nữa.
Viên gạch vàng được trưng bày trong bảo tàng Cố cung, Bắc Kinh, Trung Quốc.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện nhưng họ đều thất bại. Bởi vậy, giá ‘gạch vàng’ ngày càng cao và được xem là một trong những vật liệu quý hiếm cần được gìn giữ và lưu truyền.
Được biết, gạch vàng dùng để lát điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa. Trên bề mặt của những viên gạch này còn được khắc dấu của phủ Tô Châu và ghi niên hiệu của thời vua Vĩnh Lạc, vua Chính Đức, vua Càn Long.
Minh Anh
Theo Bejing news
Lịch sử món tôm chiên trà Long Tỉnh trứ danh từ thời vua Càn Long
Đặc sản truyền thống mang đậm khí chất của Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc) ra đời tình cờ trong lần Hoàng đế Càn Long đi vi hành. Điều gì tạo nên tinh hoa của món tôm nấu trà?
Nhiều truyền thuyết Trung Quốc kể rằng món tôm chiên với trà Long Tỉnh có liên quan đến Hoàng đế Càn Long. Trong một lần vi hành đến Hàng Châu, ngài mặc bộ y phục giản dị và ngao du Tây Hồ.
Tiết Thanh Minh, đúng lúc nhà vua đi đến làng trà Long Tỉnh thì đột nhiên mưa lớn. Không thể đi tiếp, vua Càn Long đành đến một ngôi nhà gần nhất để trú mưa.
Vua Càn Long một lần tình cờ đi vi hành ăn món tôm chiên kèm lá trà Long Tỉnh đã tấm tắc khen ngợi. Ảnh: Sohu.
Chủ nhân ngôi nhà đó là một thôn nữ hiếu khách. Cô mời ông ngồi dùng trà Long Tỉnh pha từ lá mới thu hoạch, nấu cùng nước suối. Càn Long cảm nhận hương thơm cùng mùi vị tinh khiết của tách trà liền bất ngờ, vui mừng khôn xiết.
Ngài muốn mang một ít về để thưởng thức nhưng lại không tiện nói ra, càng không muốn để lộ thân phận của mình. Nhân lúc thôn nữ không để ý, ngài liền lấy một nắm trà, giấu vội trong long bào.
Đợi trời quang mây tạnh, vua Càn Long từ biệt cô, tiếp tục chuyến du sơn ngoạn thủy. Khi mặt trời mắt đầu xuống núi, cảm thấy vừa đói vừa khát, ngài liền vào một tửu quán bên Tây Hồ, gọi vài món ăn, một trong số đó có món tôm rang.
Trà Long Tỉnh làm từ loại lá trà được cho là ngon nhất Trung Quốc. Ảnh: Maigoo.
Sau khi gọi món, ngài bất chợt nhớ ra lá trà Long Tỉnh vừa lấy từ nhà cô thôn nữ và muốn lấy ra thưởng thức. Vừa gọi tiểu nhị, ông vừa vén y phục lên lấy lá trà. Lúc tiểu nhị nhận lấy lá trà từ ông, vô tình nhìn thấy long bào.
Giật mình, tiểu nhị vội chạy ngay vào nhà bếp nói với chủ quán. Chủ quán đang rang tôm, vừa nghe thấy hoàng thượng giá đáo, ông ta vô cùng hoảng hốt. Khi quá bất ngờ, chủ quán tiện tay bỏ luôn lá trà Long Tỉnh mà tiểu nhị vừa mang đến vào chảo tôm.
Đĩa tôm chiên cùng lá trà khi mang lên dâng vua Càn Long có mùi vị rất đặc biệt. Hương thơm của lá trà thoang thoảng, vừa nếm thử, hoàng đế đã cảm nhận được vị tươi ngon vừa miệng. Nhìn lại đĩa thức ăn, chỉ thấy những lá trà Long Tỉnh xanh xanh tôm trắng nõn, vua luôn miệng tán thưởng: "Món ngon! Món ngon!".
Cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon hết lời khen ngợi món tôm chiên trà Long Tỉnh. Ảnh: Justfly.
Kể từ đó, món ăn từ sự vô tình này đã được nhiều thế hệ bậc thầy nấu ăn chắt lọc tinh hoa và hoàn thiện công thức. Món ngon có tên chính thức là Tôm Long Tỉnh và trở thành đặc sản nổi tiếng Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang.
Năm 1972, trong chuyến thăm của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thiết đãi cựu lãnh đạo món tôm chiên Long Tỉnh. Cựu tổng thống Richard hết lời khen ngợi, cho rằng đặc sản này xứng đáng là món tôm ngon trứ danh thế giới.
Theo Zing
Tròn 1 năm lên sóng "Diên Hi Công Lược": Nhìn lại phim cung đấu năm ấy chúng ta đua nhau "cầu link" quên ăn quên ngủ Không quá lời khi nói Diên Hi Công Lược đã trở thành một hiện tượng không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn châu Á. Diên Hi Công Lược lấy bối cảnh những năm đầu thời đại Càn Long, Ngụy Anh Lạc vào cung để điều tra chân tướng về cái chết của người chị gái. Nhưng sau này, cô đã trở thành...