Điều kỳ diệu từ quả lựu
Hãy thêm nước quả lựu vào danh sách thức uống ưa thích của mình vì nó chứa nhiều thành phần ôxy hoá rất tốt cho sức khoẻ.
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã phát hiện thành phần bỏ đi của quả lựu: vỏ, lớp ruột xốp, hạt có thể làm chậm quá trình già đi của ADN. Họ đã ép nguyên quả lựu lấy ra chiết xuất đóng thành viên cho 60 tình nguyện viên uống hàng ngày, trong vòng 1 tháng. Họ nhận thấy có sự giảm đi đáng kể của một chỉ thị đi kèm với sự suy thoái tế bào như các hư tổn ở não, cơ…
Và sau đây là một số lợi ích tuyệt vời mà quả lựu “ban tặng” cho chúng ta:
Nước quả lựu giàu chất chống ôxy hoá polyphenol. Chất này rất quan trọng, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư.
Nước quả lựu chứa nhiều thành phần Natri, vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi và photpho.
Nước quả lựu cũng có tác dụng khử trùng.
Nó làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch.
Video đang HOT
Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng “mau liền” với các thương tổn da.
Thực tế cho thấy, đối với những người mắc chứng huyết áp cao, uống 50ml nước quả lựu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể hạ được 5% mức huyết áp.
Ngoài ra nước quả lựu còn có vai trò giúp phụ nữ đối phó với các triệu chứng của thời mãn kinh.
Nước lựu cũng có tác dụng tăng cholesterol LHD “tốt”, giảm cholesterol LHD “xấu” với tỉ lệ là 20%.
Lợi ích của uống nước lựu đang được khẳng định trong việc điều trị các bệnh về tim, lão hóa sớm và ung thư.
Nước lựu giúp duy trì sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Chưa kể tới việc, lựu đã được sử dụng trong y học như một biện pháp tự nhiên và hữu hiệu để điều trị chứng viêm họng, ho, nhiễm trùng tiết niệu đặc biệt là các rối loạn tiêu hóa, rối loạn da, viêm khớp, và thậm chí là liều thuốc tẩy sán dây.
Theo Eva
Muốn ngủ ngon, đừng ăn nhiều muối
Mặc dù natri trong muối ăn không có chức năng cụ thể là làm cho bạn tỉnh táo, nhưng các tác động tiêu cực của nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ của bạn.
Cơ thể con người cần natri để hoạt động, do vậy, natri là một trong những khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Natri hỗ trợ sự co cơ và chức năng thần kinh, giúp tim đập nhịp nhàng và giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Các nguồn phổ biến nhất của natri bao gồm muối ăn, chứa 40% natri và clorua 60%. Mặc dù natri trong muối ăn không có chức năng cụ thể là làm cho bạn tỉnh táo, nhưng các tác động tiêu cực của nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ của bạn.
Cụ thể như sau:
Bệnh cao huyết áp và giấc ngủ
Tiêu thụ một lượng lớn muối làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao, được gọi là tăng huyết áp. Muối có tính chất hút nước nước, do đó tăng lượng muối trong cơ thể làm tăng lượng nước. Sự gia tăng trong nước làm tăng thể tích máu và cơ thể của bạn phải tăng áp lực máu để thúc đẩy tăng khối lượng máu đi khắp cơ thể. Bệnh cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và ngược lại, các trạng thái rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Một nghiên cứu được công bố trong năm 2005 khẳng định rằng thiếu ngủ có thể góp phần vào huyết áp cao. Vì vậy, mặc dù về bản chất tiêu thụ muối không làm cho bạn tỉnh táo, nhưng tiêu thụ quá nhiều nhiều lại có thể khiến bạn mất ngủ và làm tăng huyết áp.
Khả năng giữ nước và giấc ngủ
Như đã nói trong phần trước, tiêu thụ quá nhiều muối khiến cơ thể của bạn giữ lại chất lỏng. Tăng lượng chất lỏng trong cơ thể có thể góp phần làm tăng sự rối loạn giấc ngủ nên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khi tỉnh dậy mệt mỏi vào buổi sáng. Khi bạn nằm xuống ngủ, các chất lỏng dư thừa trong cơ thể có thể giải quyết trong đường hô hấp trên. Chất lỏng trong và xung quanh đường thở có thể cản trở ở họng và gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi hơi thở nông hoặc tạm dừng trong hơi thở trong khi ngủ. Bệnh nhân thường xuyên bị ngưng thở khi ngủ sẽ làm cho chất lượng của giấc ngủ kém dẫn đến vô cùng mệt mỏi khi tỉnh dậy.
Tiêu thụ bao nhiêu muối ăn là đủ?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, người lớn không nên tiêu thụ hơn 2.300 mg natri mỗi ngày, nhất là với những người trên 51 tuổi, người có bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tiểu đường và bệnh thận thì nên tiêu thụ ít hơn 1.500 mg mỗi ngày. Mỗi muỗng cà phê muối đã chứa 2.325 mg natri, vậy nên chúng ta không nên tiêu thụ nhiều hơn một thìa muối mỗi ngày.
Giảm tiêu thụ muối vào cơ thể
Bởi vì natri có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn theo nhiều cách, bao gồm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến giấc ngủ, nên cách tốt nhất là giảm lượng muối tiêu thụ vào cơ thể. Ngoài việc hạn chế ăn mặn, chúng ta không nên ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn... Nếu chọn những loại thực phẩm này, nên chú ý đọc nhãn thật kĩ để chọn loại có lượng muối thấp. Nên ăn nhiều thực phẩm tươi, sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để tạo hương vị và sử dụng ít gia vị như mù tạt, nước sốt cà chua và nước sốt đậu nành.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Công dụng của chanh đối với sức khỏe Chanh là loại quả thuộc họ cam hình bầu dục. Chanh được sử dụng để làm nước giải khát và cũng là một loại gia vị để tăng thêm mùi thơm của các món ăn. Trong quả chanh có hợp chất flavonoid chứa chất chống ôxy hóa và có các chất chống bệnh ung thư. Dinh dưỡng trong 100g chanh gồm có vitamin...