Điều kiện thi công chức Hà Nội: Quá chú trọng bằng cấp
“Điều kiện thi tuyển công chức của Hà Nội vẫn mắc bệnh bằng cấp, nếu cần bằng tiến sĩ, bằng đại học để xét tuyển chỉ làm tăng lượng bằng cấp giả”, PGS. Văn Như Cương bày tỏ.
Như tin đã đưa, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch thi tuyển công chức làm việc tại Hà Nội năm 2015. Theo đó, người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, muốn thi tuyển công chức phải có ít nhất một trong các điều kiện như: Có bằng Tiến sĩ tuổi đời dưới 35 tuổi; Tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; Tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; Có bằng Thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30.
Quá chú trọng bằng cấp
Trao đổi với phóng viên, PGS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPTDL Lương Thế Vinh, Hà Nội không đồng tình với một số điều kiện trong kế hoạch thi tuyển công chức của Hà Nội năm 2015.
Theo PGS. Văn Như Cương, những điều kiện thi tuyển công chức của Hà Nội đưa ra đó là quyền của địa phương bởi mỗi nơi có một quy định riêng. UBND TP Hà Nội cần nhân lực chất lượng cao nên có các điều kiện như vậy. Tuy nhiên, ông cũng không đồng tình với một số điều kiện do Hà Nội đưa ra.
“Điều kiện thi tuyển công chức của Hà Nội trong năm 2015 vẫn mắc bệnh chuộng bằng cấp. Nếu Hà Nội cần bằng tiến sĩ, bằng đại học loại giỏi chỉ làm tăng số lượng bằng cấp giả”, PGS. Văn Như Cương nhấn mạnh.
Thí sinh chen chúc chờ nộp hồ sơ thi tuyển công chức vào Cục thuế Hà Nội (Ảnh: Khám phá)
Hiệu trưởng Trường THPTDL Lương Thế Vinh lý giải, hiện nay số lượng thủ khoa đại học ở ngoại tỉnh làm việc ở Hà Nội không nhiều. Một số nơi, không tín nhiệm thủ khoa vì nhiều em học giỏi trong trường nhưng khi ra thực tế lạ không làm được việc.
Video đang HOT
“Với quyết định như thế, số lượng đăng ký thi tuyển công chức tại Hà Nội sẽ không tốt. Đôi khi tuyển chọn người có bằng cấp thấp nhưng làm việc lại tốt hơn nhiều”, PGS. Văn Như Cương nói.
Ông cho rằng: “Ngày nay thi tuyển công chức chỉ xét về bằng cấp, sẽ tạo ra khe hở cho những người không làm được việc, sẽ tái diễn tình trạng công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.
PGS. Văn Như Cương dẫn chứng về những lần tuyển người vào trường của mình: “Khi tôi tuyển người, bằng cấp cũng không nói lên được điều gì. Khi tuyển chọn, tôi tuyển rất kỹ bằng bài kiểm tra. Có những hồ sơ ghi giáo viên dạy giỏi 3 năm, chiến sĩ thi đua, tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ cần người dạy tốt, quan tâm đến học sinh”.
Hiệu trưởng Trường THPTDL Lương Thế Vinh cho rằng, cần thay đổi cách nhìn về tuyển dụng, nếu làm được, bằng cấp sẽ không quan trọng mà quan trọng là người lao động làm được việc.
Có hại cho đường lối giáo dục
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng cũng không đồng tình với một số điều kiện thi tuyển công chức của Hà Nội năm 2015 như: Tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi mới được thi công chức.
Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng lý giải, nhà nước đang chủ trương xã hội hóa các trường đại học, cao đẳng. Nếu các trường tư không được thi công chức tại Hà Nội sẽ có hại cho đường lối giáo dục. Hà Nội sẽ không thể lựa chọn được công chức có năng lực.
“Tôi rất ngạc nhiên khi biết tin Hà Nội phân biệt trường công và trường tư để thi tuyển công chức bởi đánh giá trường công lập hơn trường tư là điều không đúng, không có cơ sở”.
Theo ông, các nước trên thế giới đều theo xu hướng xã hội hóa các trường đại học, cao đẳng. Chẳng hạn: ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, có tới 80% trường ngoài công lập mà nhân lực vẫn rất tốt. Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều trường dân lập đạt chất lượng. Như vậy, tiêu chí này không phù hợp với ý tưởng xã hội hóa giáo dục.
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh, hệ lụy của việc phân biệt bằng cấp có thể dẫn tới nhiều người sử dụng bằng giả.
Do đó, bằng cấp chỉ là tiêu chí để cơ quan đánh giá người đó đã tốt nghiệp trường nào đó. Tuy vậy, nếu bằng cấp đích thực thì rất có giá trị.
Ngoài ra, người làm việc tốt cần phải có kỹ năng như: Giao tiếp, ngoại ngữ, thái độ. Công chức phải tuyển một người có năng suất lao động tốt, đạo đức tốt, không hách dịch, không tham ô, lãng phí.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, điều kiện xét tuyển công chức của Hà Nội chưa khoa học.
“Tôi tán thành quan niệm tuyển dụng là chọn nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng chỉ dựa vào bằng cấp không là chưa đủ tin cậy. Bằng cấp bây giờ chỉ là một phần tham khảo để công chức thể hiện năng lực”, ông Lâm bày tỏ.
Ông Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ, sau khi quyết định này được đưa ra, xét về mặt tâm lý, chắc chắn sẽ có nhiều người ngoại tỉnh lo lắng. Tuy nhiên, do số lượng tuyển công chức hạn chế nên những điều kiện đó vẫn được coi là hàng rào để sàng lọc người có năng lực.
Do vậy, mỗi người hãy lo khởi nghiệp, đừng bám vào Nhà nước. “Thi công chức có mỗi một cửa hẹp, chắc gì đã hay”, ông Lâm kết luận.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Đề Toán dành cho người mê bóng đá gây tranh cãi
"Có N đội bóng tham gia tranh chức vô địch bằng cách đấu loại trực tiếp. Hỏi có bao nhiêu trận đấu tất cả", đề Toán này của PGS Văn Như Cương đã tạo nên cuộc tranh luận trên mạng.
Trước khi trận chung kết World Cup 2014 diễn ra, PGS Văn Như Cương tiếp tục đăng tải đề Toán thú vị dành tặng những người đam mê bóng đá.
Đề bài yêu cầu: "Có N đội bóng tham gia tranh chức vô địch bằng cách đấu loại trực tiếp. Hỏi có bao nhiêu trận đấu tất cả. Ghi chú: lời giải đẹp nhất của bài toán này chỉ gồm ba câu, học sinh tiểu học đọc đều hiểu hết".
Trong thời gian diễn ra World Cup 2014, PGS Văn Như Cương cũng từng có bài Toán vui dành tặng người hâm mộ.
Lập tức, đề toán này khiến cộng đồng mạng tranh cãi. Nhiều thành viên đưa ra đáp án là (N-1) trận đấu. Bạn khác lại cho rằng đề bài thiếu dữ kiện, không có lời giải thậm chí còn ví như bài Toán "con cừu - tuổi ông thuyền trưởng" từng gây xôn xao dư luận.
Đáp lại các thành viên cộng đồng mạng, PGS Văn Như Cương tiếp tục đăng tải chia sẻ: "Có nhiều bạn tham gia giải , sau đây xin phép có một vài nhận xét. Đây là bài toán "kinh điển" chứ không phải mới mẻ gì, tôi không nói trước như thế chẳng qua là để các bạn "tự do tư tưởng" với năng lực của mình. Kết quả là nhiều bạn có những nhận xét rất võ đoán: bài toán sai, thiếu dữ kiện, không giải được, có nhiều đáp số khác nhau, chỉ giải được khi N là lũy thừa của 2. Có một số bạn không hiểu đấu loại trực tiếp là gì".
Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra những bạn đã có đáp án đúng và đưa ra gợi ý cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nhiều thành viên vẫn tiếp tục bình luận và thắc mắc về bài toàn. Linh NT cho rằng; "Bài toán giải đúng nhưng không thực tế", hay Trần Văn Bền: "Nếu có 3 đội đá thì đá thế nào nhỉ? Nếu 3 đội mà đấu 2 trận thì không thỏa mãn đề ra là đấu loại trực tiếp".
Tiếp tục giải đáp thắc mắc của các thành viên, sáng 14/7, PGS Văn Như Cương đăng tải trên trang mạng xã hội: "Tôi đã đưa ra lời giải rồi nhưng nhiều bạn vẫn không hiểu. N ở đây là số tự nhiên bất kỳ, nhưng nhiều bạn lại cứ cho nó phải là lũy thừa của 2".
Ông ví dụ cụ thể khi N = 10 bài toán sẽ được giải như sau: "Vòng 1: Bốc thăm để có 5 cặp , đấu 5 trận, loại di 5 đội, còn lại 5 đội vào vòng sau. Vòng 2 có 5 đội : Bốc thăm để có 2 cặp và 1 đội lẻ (đội này tự nhiên được vào vòng 3). Đấu 2 trận ở hai cặp, lọai đi hai đội, còn lại 2 đội vào vòng sau cùng với đội lẻ. Vòng 3 có 3 đội : Bốc thăm hai đội đấu với nhau và 1 đội lẻ. Đấu 1 trận để chọn ra 1 đội cùng đội lẻ vào vòng sau. Vòng 4 có 2 đội, đấu 1 trận để tìm ra đội vô địch. Vậy số trận ở cả 4 vòng là : 5 2 1 1 = 9 (= 10-1)".
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, cư dân mạng vẫn chưa ngừng tranh cãi về đề Toán này. Thậm chí, nhiều thành viên không dựa vào dữ kiện đề bài mà tiếp tục lập luận trên cơ sở luật bóng đá của FIFA. Điều đó khiến cho bài toán đơn giản trở nên phức tạp một cách không cần thiết.
Theo zing
Hoa khôi 'vầng trăng khuyết' tốt nghiệp ĐH loại giỏi Vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã và sự ngăn cản của bố mẹ không muốn con học xa nhà, Ánh Ngọc vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ đại học. Ngày 26/6, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân cho sinh viên năm học 2013-2014. Trên chiếc xe lăn đã...