Điều kiện nào để người dân được quay phim CSGT làm nhiệm vụ?
Thông tư 67/2019 quy định, người dân được giám sát Công an nhân dân (CAND) trong việc thi hành các quy định của pháp luật khi công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Từ ngày 15/1, người dân được giám sát CSGT thông qua hình thức ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Ảnh: Văn Huế – Báo Giao thông.
Theo thông tư 67, có 5 hình thức giám sát đối với CSGT là: Thông qua các thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ ; Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Như vậy, so với Thông tư 54/2009, Thông tư mới bổ sung thêm hình thức giám sát phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, Thông tư cũng quy định rõ, việc giám sát CSGT phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ. Riêng với hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp, thì phải ngoài khu vực bảo đảm trật tự ATGT (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự ATGT).
Chia sẻ với báo Người lao động, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT – Bộ Công an cho biết trong quy chế dân chủ mới ban hành, người dân được quay hình, giám sát lực lượng CSGT làm nhiệm vụ. Đây là một trong những giải pháp thể hiện sự quyết tâm của ngành công an nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, trong đó có lực lượng CSGT.
Trong quá trình xây dựng thông tư, cơ quan chức năng đã lắng nghe ý kiến đóng góp để điều chỉnh cho phù hợp, điển hình là quy định về hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, việc quay hình cần bảo đảm khoảng cách để không ảnh hưởng tới lực lượng chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Cũng chia sẻ với nguồn trên, một cán bộ CSGT TP Hà Nội cho biết: “Không ít cá nhân có những hành vi cố tình quay phim, chụp ảnh CSGT để thực hiện ý đồ xấu. Thậm chí, nhiều người vi phạm pháp luật về giao thông, xin không được còn mang điện thoại di động gí sát mặt rồi có những lời nói thiếu văn hóa, kích động cán bộ, chiến sĩ khi thực thi nhiệm vụ. Lực lượng CSGT đã được quán triệt là kiềm chế để tránh rơi vào ý đồ xấu của các đối tượng”.
Video đang HOT
Để hạn chế việc này, lực lượng CSGT kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm soát các nội dung truyền tải trên mạng xã hội. Ngoài ra, đề nghị cơ quan chức năng có chế tài xử lý theo Luật An ninh mạng hoặc Bộ Luật Hình sự đối với cá nhân cố tình có lời lẽ sai chuẩn mực, kích động gây hiểu nhầm cho dư luận làm xấu lực lượng CAND.
Để đảm bảo khách quan, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT nhấn mạnh, không chỉ người dân có thể quay phim ghi hình CSGT mà các tổ công tác CSGT cũng được trang bị camera giám sát đặt trên xe và gắn trên người cán bộ, chiến sỹ. Hình ảnh ghi được từ các camera này sẽ được truyền trực tiếp về trung tâm nên lãnh đạo đơn vị có thể biết được toàn bộ quá trình làm việc của tổ công tác.
“Việc trang bị camera sẽ giúp lãnh đạo đơn vị nắm được hoạt động của cán bộ. Nếu phát hiện có chống đối hoặc truy bắt tội phạm cần hỗ trợ lực lượng thì đơn vị sẽ điều thêm cán bộ đến ngay để hỗ trợ. Bên cạnh đó, camera cũng ngăn ngừa cán bộ có vi phạm, tiêu cực”, Cục trưởng CSGT cho hay.
TH
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Ghi hình CSGT người dân xúc phạm danh dự, uy tín người khác sẽ bị xử lý
Luật an ninh mạng nghiêm cấm các hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.
Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chính thức có hiệu lực. Đây là một trong những Thông tư được dư luận mong chờ nhất thời gian qua và cũng từng gây tranh luận rất nhiều trong quá trình soạn thảo. Đặc biệt, người dân được giám sát Cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp cũng đang gây xôn xao dư luận.
Người dân chính thức được ghi âm, ghi hình lực lượng CSGT.
Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, lực lượng CSGT luôn tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát hoạt động của CSGT. Tuy nhiên, người dân cũng nên tạo điều kiện để lực lượng CSGT làm việc chứ không thể lấy lý do giám sát để dí điện thoại vào cán bộ đang làm nhiệm vụ, vì như vậy, sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của chúng tôi.
Đáng chú ý, khi đi làm nhiệm vụ, các tổ công tác CSGT cũng được trang bị camera giám sát đặt trên xe và gắn trên người cán bộ, chiến sỹ. Hình ảnh ghi được từ các camera này sẽ được truyền trực tiếp về trung tâm nên lãnh đạo đơn vị có thể biết được toàn bộ quá trình làm việc của tổ công tác.
Lãnh đạo Cục CSGT cho rằng: "Việc trang bị camera sẽ giúp lãnh đạo đơn vị nắm được hoạt động của cán bộ. Nếu phát hiện có chống đối hoặc truy bắt tội phạm cần hỗ trợ lực lượng thì đơn vị sẽ điều thêm cán bộ đến ngay để hỗ trợ. Bên cạnh đó, camera cũng ngăn ngừa cán bộ có vi phạm, tiêu cực".
Liên quan tới việc có thể xảy ra tình trạng người dân lợi dụng việc ghi để xuyên tạc, bịa đặt thông tin sai lệch sự thật về lực lượng CSGT, trao đổi với PV Dân Việt, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: "Người dân được giám sát CSGT đang đi làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Đây là một trong những quy định giúp ngăn chặn hiện tượng tiêu cực của lực lượng Công an nhân dân khi thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có CSGT trên tinh thần "không sai, không sợ".
"Người quay hình, ghi âm được phép cung cấp tư liệu này cho báo chí, có được tự do đăng tải trên các trang mạng xã hội, cung cấp cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên việc sử dụng các băng ghi âm, ghi hình này đăng tải trên mạng xã hội hay cung cấp phải tuân theo quy định của pháp luật cụ thể là Luật an ninh mạng", Luật sư Diệp Năng Bình nói.
Luật sư Diệp Năng Bình cho hay, luật an ninh mạng nghiêm cấm các hành vi trong đó có: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Do đó việc xử các clip bị cắt xén nhằm mục đích bôi nhọ lực lượng CSGT sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Về phía CSGT chúng ta có thể nhận thấy: CSGT là một nghề rất nhạy cảm và khó khăn vất vả để giữ trật tự an toàn giao thông.
Luật sư Diệp Năng Bình.
"Mọi hành động đều phải thật an toàn cho tính mạng cho mọi người và cho bản thân, phải rèn luyện kỹ năng xử lý. Trên thực tế cũng phải thừa nhận đôi lúc CSGT do áp lực công việc đã có ứng xử chưa chuẩn. Mọi hành vi của CSGT khi làm nhiệm vụ trên đường đều có hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn con mắt dõi theo. Bởi vậy nếu thiếu kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ để lại hậu quả", Luật sư Diệp Năng Bình nhận xét.
Cũng theo Luật sư Diệp Năng Bình, trong khi làm nhiệm vụ, CSGT phải có văn hóa ứng xử. Thực tế ở nước ngoài người tham gia giao thông khi sai là chịu phạt, nhận lỗi chứ không có chuyện chống đối. Trước thực trạng vi phạm và chống đối CSGT đang diễn ra phức tạp. Việc ghi âm, ghi hình và đưa lên mạng xã hội cần phải được người dân đánh giá công bằng và chuẩn xác.
Nếu cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ sai thì phải xử lý. Đã có nhiều cán bộ chiến sỹ trong lực lượng CSGT cũng đã phải hi sinh vì hành vi vi phạm giao thông của người dân. Bởi thế, dư luận cũng cần lên án mạnh hành vi vi phạm giao thông, chống người thi hành công vụ trong khi lực lượng Công an đang ngày đêm vất vả giữ an ninh trật tự, đảm bảo bình yên cho cuộc sống của người dân.
Theo danviet.vn
Chính thức: Người dân được quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ Từ ngày 15-1, người dân có quyền giám sát lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình. Ba ngày nữa, thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự ATGT chính thức có hiệu lực. Đây là một trong những thông tư được dư...