Điều kiện nâng cấp giấy phép lái xe từ C lên E
Hành nghề 5 năm trở lên, có 100 nghìn km lái xe an toàn, có bẳng tốt nghiệp trung học là những điều kiện nâng hạng GPLX từ C lên E.
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người học để nâng hạng giấy phép lái xe (GPLX) phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Người học để nâng hạng giấy GPLX lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Nâng hạng GPLX từ C lên E cần điều kiện gì?
Như vậy, để nâng hạng giấy GPLX từ hạng C lên hạng E bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên;
- Có 100.000 km lái xe an toàn trở lên;
- Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Về hồ sơ nâng hạng GPLX lên hạng E
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định : Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này. Chứng chỉ đào tạo nâng hạng; Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Theo đó, hồ sơ nâng lên hạng E bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX theo mẫu tại Phụ lục 7, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu tại Phụ lục 8, Thông tư 12/2017/TT- BGTVT và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
- Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch);
- Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Theo Autobikes-vn
Video đang HOT
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô với các hình thức như xe buýt, taxi, xe chạy hợp đồng, xe chạy tuyến cố định...
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh; lái xe và nhân viên phục vụ trên xe; người điều hành vận tải; nơi đỗ xe và điều kiện về tổ chức - quản lý...Cụ thể, điều kiện áp dụng với các hình hình thức kinh doanh vận tải bằng ô tô được quy định rõ như sau:
Điều 5. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ô tô
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh ngành vận tải ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Đảm bảo số lượng và chất lượng phương tiện phù hợp với loại hình kinh doanh.
3. Đảm bảo số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh:
a) Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải có lý lịch rõ ràng được chính quyền địa phương (cấp phường hoặc xã) xác nhận; có Giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện lao động của cơ quan y tế có thẩm quyền; có hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động;
b) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
4. Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên.
5. Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, của hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định
Chỉ các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây mới được phép kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Đảm bảo đủ số lượng xe thực hiện phương án hoạt động tuyến cố định mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan quản lý tuyến; xe phải có phù hiệu xe chạy tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Ô tô có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:
a) Cự ly trên 300km:
- Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở khách;
- Không quá 12 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.
b) Cự ly từ 300km trở xuống:
- Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách;
- Không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.
4. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 7. Điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt
Chỉ các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây mới được phép kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt:
1. Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Ô tô có từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng theo tiêu chuẩn quy định, có màu sơn đặc trưng được đăng ký với Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính có liên quan.
3. Có đủ số lượng phương tiện đảm bảo hoạt động vận tải buýt theo biểu đồ vận hành do Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính quy định và đăng ký với Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.
4. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
5. Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải được uỷ quyền ở địa phương chấp thuận tham gia hoạt động vận tải khách bằng xe buýt.
6. Nhân viên phục vụ trên xe buýt phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 8. Điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng taxi
Chỉ các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây mới được phép kinh doanh vận tải khách bằng taxi:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Ô tô taxi không quá 8 ghế (kể cả ghế người lái), có đồng hồ tính tiền theo km lăn bánh được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì, có hộp đèn với chữ "TAXI" hoặc "Meter TAXI" gắn trên nóc xe.
3. Có phù hiệu do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Ô tô taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.
5. Có đăng ký màu sơn của xe, biểu trưng của doanh nghiệp và số điện thoại giao dịch với khách.
6. Người lái xe taxi phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận về nghiệp vụ giao tiếp và phục vụ vận tải khách theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Điều kiện kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng
Chỉ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau mới được phép kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Khi xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản ghi rõ thời gian, điểm đi, điểm đến, số lượng khách, giá cước và tuyến đường xe chạy.
3. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
4. Xe vận tải khách theo hợp đồng phải có phù hiệu xe hợp đồng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
5. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Điều kiện kinh doanh vận tải khách du lịch
Chỉ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau mới được phép kinh doanh vận tải khách du lịch.
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Khi xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng dịch vụ, chương trình, lịch trình bằng văn bản ghi rõ thời gian, điểm đi, điểm đến, số lượng khách, giá cước và tuyến đường xe chạy.
3. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này và đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ.
4. Xe vận tải khách du lịch phải có phù hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
5. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về du lịch.
Điều 11. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng
Chỉ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau mới được phép kinh doanh vận tải hàng:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Ô tô sử dụng để vận tải hàng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người.
3. Ô tô vận tải hàng (trừ xe taxi hàng) phải có hợp đồng vận tải hàng hoá bằng văn bản ghi rõ số hợp đồng, thời gian vận chuyển, điểm đi, điểm đến, khối lượng hàng vận chuyển, tuyến đường và giá cước do doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh ký với chủ hàng hoặc người đại diện của chủ hàng.
Theo Autobikes-vn
Vì sao người sở hữu xe SUV không muốn trở lại với dòng xe khác? Tiết kiệm nhiên liệu, an toàn, vận hành tốt trong điều kiện ngập lụt... là những ưu điểm vượt trội của chiếc SUV so với xe khác. Hiện ngày càng có nhiều người tiêu dùng tại Đông Nam Á lựa chọn dòng xe SUV làm phương tiện di chuyển thay vì sedan. Từ năm 2011, doanh số bán của dòng SUV trong khu...