Điều kiện để Mỹ thực hiện chiến dịch quân sự đối với Iran là gì?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, một trong những người có tư tưởng cứng rắn đối với Iran trong chính quyền Mỹ hiện nay, đã đề cập đến điều kiện để Mỹ có phản ứng quân sự đối với Iran.
Cụ thể, ông Pompeo nói rằng nếu Tehran gây ra cái chết của bất kỳ quân nhân Mỹ nào đang hoạt động ở Trung Đông, Mỹ sẽ có hình thức đáp trả quân sự nhanh chóng. Tuyên bố này được đưa ra khi ông Pompeo có chuyến thăm bất ngờ tới Baghdad (Iraq) vài tháng trước, sau khi Nhà Trắng có thông tin tình báo cho hay Iran và những lực lượng đồng mình của họ đang đe dọa lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.
Mỹ đã đưa ra điều kiện để đáp trả quân sự đối với Iran.
Được biết, các quan chức quốc phòng Mỹ, trong đó có quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đang là những người phản đối quan điểm này của cánh diều hâu Mỹ. Tuy nhiên việc ông Shanahan sắp rời nhiệm sở có thể sẽ khiến căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục leo thang.
Tướng Paul Selva, chỉ huy cấp cao thứ nhì của toàn lực lượng quân đội Mỹ, cũng cảnh báo vào ngày 18/6 rằng “nếu Iran nhằm vào công dân, cơ sở hạ tầng hay quân đội Hoa Kỳ, chúng tôi có quyền đáp trả bằng hình thức quân sự” và điều này cũng được áp dụng cho bất kỳ lực lượng thân Iran nào.
Vào ngày 17/6, Lầu Năm Góc đã phê duyệt quyết định đưa thêm 1.000 binh lính tới Trung Đông để phối hợp với các lực lượng quân đội Mỹ trước đó đã được đưa đến khu vực này, vài ngày sau khi hai tàu chở dầu bị tấn công ở Vịnh Oman. Mỹ nhanh chóng cáo buộc Iran tấn công hai tàu này, song Tehran phủ nhận mọi cáo buộc nhằm vào mình.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố ảnh chụp và một đoạn phim cho thấy cảnh một thủy thủ đoàn được cho là của Hải quân Iran gỡ mìn chưa nổ từ một trong hai tàu chở dầu. Tuy nhiên, chủ tàu chở dầu bị tấn công cho biết tàu của họ đã bị tấn công bởi một “vật thể bay”, qua đó khiến nhiều người nghi ngờ về cáo buộc của Mỹ.
Vụ tấn công có phần giống với việc một số tàu chở dầu đã bị tấn công ở ngoài khơi UAE vào tháng 5, và khi đó Mỹ cũng cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ việc mặc dù không có bằng chứng rõ ràng.
Washington và Tehran đã có những tuyên bố công kích nhau trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump có chính sách “gây sức ép tối đa” nhằm ép buộc Iran chấp thuận một thỏa thuận hạt nhân mới. Tuy nhiên việc áp đặt các hình thức trừng phạt kinh tế đối với Iran cho đến nay đã không mang lại kết quả như Mỹ mong muốn.
Theo Infornet
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ nhiệm do bị cáo buộc bạo lực gia đình
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đã rút khỏi đề cử trở thành lãnh đạo Lầu Năm Góc một cách chính thức sau 6 tháng tạm giữ trọng trách do vướng cáo buộc bạo lực gia đình.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan - Ảnh: Army Times
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18.6 cho biết: "Patrick Shanahan, người đã hoàn thành những nhiệm vụ tuyệt vời, đã quyết định không tiếp tục quá trình phê duyệt (chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng) để ông ấy có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình".
"Tôi cảm ơn Shanahan vì sự phục vụ xuất sắc của ông và sẽ chỉ định Bộ trưởng Lục quân Mark Esper là quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới", ông Trump cho hay và tin tưởng ông Esper sẽ làm tốt công việc. "Tôi biết Mark, và không nghi ngờ ông ấy sẽ đảm nhận công việc này một cách xuất sắc!".
Theo Reuters, ông Shanahan gặp Tổng thống Trump tại Phòng Bầu dục vào sáng 18.6 (theo giờ địa phương) và thông báo muốn từ chức. Nguồn tin ẩn danh nói với Reuters rằng quyết định này hoàn toàn 100% là của ông Shanahan.
Vài giờ sau khi bổ nhiệm ông Mark Esper để thay thế ông Shanahan, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông có thể sẽ đề cử Esper nắm giữ chức vụ lãnh đạo chính thức của Lầu Năm Góc. Ông Esper sẽ đảm nhận vị trí quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào ngày thứ hai tới.
Theo tiểu sử trên trang thông tin của Lầu Năm Góc, ông Esper từng là nhà điều hành cao cấp tại Công ty Raytheon khoảng 7 năm trước khi được xác nhận vào vị trí Bộ trưởng Lục quân. Trong quá khứ, ông Esper cũng từng là Phó chủ tịch điều hành của Trung tâm Sở hữu trí tuệ toàn cầu của Phòng Thương mại Mỹ và là Phó chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á - Âu.
Ông Patrick Shanahan, 56 tuổi, cựu Giám đốc điều hành Boeing, được bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 12 năm ngoái sau khi Jim Mattis từ chức do những bất đồng chính sách với ông Trump. Tổng thống Mỹ tháng trước đề cử Shanahan làm Bộ trưởng Quốc phòng và chờ quốc hội phê duyệt.
Tuy nhiên, ông Shanahan hiện đang vấp phải những nghi ngờ về cuộc sống cá nhân trong quá khứ và bị cáo buộc có hành vi bạo lực gia đình. USA Today hôm 18.6 đưa tin rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã điều tra về các cáo buộc tấn công lẫn nhau của ông Shanahan và vợ cũ từ năm 2010. Tin này xuất hiện trong lúc FBI kiểm tra lý lịch của ông Shanahan trước khi có phiên điều trần phê duyệt đề cử Bộ trưởng Quốc phòng tại Thượng viện.
Ông Shanahan cho biết "thật đau đớn" khi thấy quá khứ của mình "bị đào bới và tô vẽ một cách không đầy đủ và gây hiểu lầm" trong quá trình phê duyệt".
"Tôi chưa bao giờ gây tổn hại vợ mình, đồng thời hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra mà kết quả là cô ấy bị buộc tội tấn công tôi, những cáo buộc mà tôi đã bỏ qua vì lợi ích gia đình", ông Shanahan nói.
Tờ Washington Post cũng đã đăng bài phỏng vấn ông Shanahan, trong đó ông kể lại vụ việc năm 2011 con trai ông, khi đó 17 tuổi, được cho là đã đánh mẹ ruột của mình bằng mũ bóng chày và khiến bà bị rạn nứt hộp sọ.
"Những điều tồi tệ có thể xảy ra với những gia đình tốt... và đây thực sự là một thảm kịch", ông Shanahan nói và cho rằng việc tiết lộ vụ việc sẽ phá hủy cuộc sống của con trai mình.
Quyết định từ chức của ông Shanahan diễn ra vào thời điểm được coi là khá nhạy cảm khi căng thẳng ở Trung Đông đang leo thang dồn dập sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công 2 tàu chở dầu của Nhật Bản và Na Uy trên vịnh Oman, trong khi Tehran kiên quyết phủ nhận. Lầu Năm Góc mới đây tuyên bố triển khai thêm 1.000 quân tới Trung Đông để đối phó với mối đe dọa từ Iran.
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo Motthegioi.vn
Hậu tấn công tàu chở dầu, bất ngờ châu Âu rơi thế hiểm trước Iran Các nhà lãnh đạo EU đang "đau đầu" giữa các áp lực từ Mỹ và thái độ cứng rắn của Iran. Tờ Financial Times nhận định, vụ tấn công tàu chở dầu và tuyên bố của Iran gỡ bỏ hạn chế về sản lượng làm giàu uranium, đang đẩy các cường quốc châu Âu vào một thách thức lớn liên quan tới việc...