Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định quy định, trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016.
Ảnh minh họa
Đối tượng áp dụng theo Nghị định gồm:
- Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (gọi tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức như: Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; Chào bán dịch vụ; Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tình nguyện viên; Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
- Người sử dụng người lao động nước ngoài.
Điều kiện cấp giấy phép lao động
Nghị định quy định việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau:
1- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
2- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
3- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
4- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
Video đang HOT
5- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau nhưng không quá 02 năm:
1- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
2- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
3- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
4- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
5- Thời gian nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
6- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
7- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
8- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định, trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi
Người cao tuổi khi không còn khả năng lao động cũng như sức khỏe đảm bảo cho cuộc sống. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào đối với nhóm người này?
Hỏi: Mẹ tôi năm nay 82 tuổi, đã được hưởng trợ cấp tuất thân nhân người có công thì có được hưởng trợ cấp người cao tuổi nữa không?
Trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo quy định Luật Người cao tuổi và khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2003 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối tượng bảo trợ xã hội có nêu: Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Chế độ, chính sách đối với người cao tuổi và chế độ ưu đãi thân nhân của người có công từ trần là hai chế độ hoàn toàn tách biệt. Điều kiện hưởng chính sách người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi. Như vậy, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên là người đang hưởng chính sách ưu đãi người có công vẫn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Mức trợ cấp:
-Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định thì mức hưởng trợ cấp của người cao tuổi hàng tháng là 270.000 đồng.
-Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định:
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
....
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con đồng thời là đối tượng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này thì ngoài chế độ đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
3. Hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp
- Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
- Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thứ trưởng Bộ Công Thương nói về điều hành xăng dầu Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, vơi chu ky điêu hanh gia xăng dâu 15 ngay một lân theo quy đinh tai Nghi đinh sô 83/2014/NĐ-CP, gia xăng dâu trong nươc đa đươc điêu hanh sát cơ chê thi trương, co sư quan ly cua Nha nươc. Ngày 1/11/2014, Nghi đinh sô 83/2014/NĐ-CP cua Chinh phu vê kinh doanh xăng...