Điều khủng khiếp nhất sắp xảy ra với Trái Đất
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tự nhiên (Nature) ngày 9/10, Trái Đất có thể sẽ phải trải qua một giai đoạn khí hậu cực kỳ khắc nghiệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống hiện tại trong vòng 34 năm tới.
Trong nghiên cứu do giáo sư Camilo Mora thuộc Khoa Địa lý, Đại học Hawaii (Mỹ) chủ trì, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới, nghiên cứu riêng biệt từng khu vực trên thế giới, từ đó xác định thời điểm mà khí hậu khu vực đó sẽ biến đổi cơ bản và những hậu quả kéo theo đối với nhiệt độ không khí, nhiệt độ lớp nước bề mặt và nồng độ axít trong nước đại dương, lượng mưa…
Trong nghiên cứu do giáo sư Camilo Mora thuộc Khoa Địa lý, Đại học Hawaii (Mỹ) chủ trì, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới, nghiên cứu riêng biệt từng khu vực trên thế giới, từ đó xác định thời điểm mà khí hậu khu vực đó sẽ biến đổi cơ bản và những hậu quả kéo theo đối với nhiệt độ không khí, nhiệt độ lớp nước bề mặt và nồng độ axít trong nước đại dương, lượng mưa…
Trái Đất có thể sẽ phải trải qua một giai đoạn khí hậu cực kỳ khắc nghiệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống hiện tại trong vòng 34 năm tới.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng dựa trên kết quả những nghiên cứu về diễn biến của tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hiện nay để dự đoán về kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai.
Theo kết quả nghiên cứu, đến năm 2047, nhiệt độ của phần lớn các khu vực trên Trái Đất sẽ vượt qua “ngưỡng biến đổi khí hậu” (mức khí hậu khắc nghiệt nhất từng được ghi nhận trong vòng 150 năm) và đến năm 2069, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ ở duy trì ở mức ổn định.
Nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng từ 400 ppm (phần triệu) lên 936 ppm vào năm 2100, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng trung bình 3,7 độ C (6,6 độ F) trong thế kỷ này.
Trong khi đó, nếu mức độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính chậm lại, thì thời điểm xảy ra sự biến đổi khí hậu nói trên có thể là vào năm 2067, nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ ở mức 538 ppm vào năm 2100 và nhiệt độ Trái Đất tăng trung bình khoảng 1,8 độ C (3,24 độ F), chưa tính đến mức tăng 0,7 độ C (1,3 độ F) từ khi cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra vào năm 2000.
Biến đổi khí hậu sẽ xảy ra sớm nhất và khắc nghiệt nhất tại các vùng nhiệt đới, khu vực đa dạng sinh học và tập trung đông dân cư nhất trên Trái Đất, do các loài động thực vật nhiệt đới khó thích nghi với biến đổi khí hậu, rất dễ bị tổn thương, thậm chí đối với cả những thay đổi nhỏ của khí hậu.
Video đang HOT
Cụ thể, thời điểm xảy ra biến đổi khí hậu tại Manokwari ở Indonesia là 2020; Lagos ở Nigeria là 2029; Mexico City ở Mexico là 2031; Reykjavik ở Iceland là 2066 và Anchorage ở Alaska, Mỹ là năm 2071.
Đến năm 2050, tại các nước đang phát triển sẽ có khoảng hơn 1 tỷ người sống ở các khu vực có khí hậu ổn định và 5 tỷ người sống ở khu vực chịu tác động của khí hậu khắc nghiệt. Các quốc gia có khả năng chịu tác động của biến đổi khí hậu khắc nghiệt sớm nhất chính là các quốc gia có khả năng ứng phó kém nhất.
Nghiên cứu trên đã làm gia tăng quan ngại đối với việc đảm bảo an ninh nguồn cung cấp lương thực, nước uống và sức khỏe của con người, sự phát tán các dịch bệnh truyền nhiễm, tình trạng nhiệt độ tăng lên, những xung đột và thách thức đối với các nền kinh tế trên thế giới.
Trước đó, phần lớn các nghiên cứu đều dự đoán sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt có thể xảy ra vào năm 2100. Nghiên cứu của nhóm giáo sư Mora đã khiến nhiều người sửng sốt.
Chuyên gia Ken Caldeira ở bộ phận nghiên cứu về hệ sinh thái toàn cầu, Viện Carnegie, khẳng định nghiên cứu trên đã cho thấy chúng ta đang đẩy các hệ sinh thái trên Trái Đất từ môi trường quen thuộc sang một môi trường hoàn toàn khác biệt mà các sinh vật khó có khả năng thích nghi dẫn tới sự tuyệt chủng.
Trong khi đó, chuyên gia Eric Post, Khoa Sinh học, Đại học quốc gia Pennsylvania của Mỹ, cũng nhấn mạnh các nhà bảo vệ môi trường cần nhận thức được rằng tình trạng biến đổi khí hậu không chỉ đang diễn ra nhanh chóng, mà nguy cơ tuyệt chủng cũng đang tăng lên, nhất ở các khu vực nhiệt đới.
Liên hợp quốc cũng đang đẩy mạnh những nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Tổ chức này đã đặt ra mục tiêu hạn chế tình trạng nhiệt độ Trái Đất tăng lên 2 độ C (3,6 độ F) so với mức trong giai đoạn tiền công nghiệp.
Trong nghiên cứu do giáo sư Camilo Mora thuộc Khoa Địa lý, Đại học Hawaii (Mỹ) chủ trì, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới, nghiên cứu riêng biệt từng khu vực trên thế giới, từ đó xác định thời điểm mà khí hậu khu vực đó sẽ biến đổi cơ bản và những hậu quả kéo theo đối với nhiệt độ không khí, nhiệt độ lớp nước bề mặt và nồng độ axít trong nước đại dương, lượng mưa…
Theo VTC
"Nếu mưa cực đoan thì chẳng hồ nào chịu nổi!"
Đó là băn khoăn, suy nghĩ của ông Đinh Quang Dương - Chi cục trưởng, Chi cục thủ lợi Thanh Hoá khi nói về những hồ đập bị vỡ tại Tĩnh Gia (Thanh Hoá) vừa qua.
Hồ Yên Mỹ tiếp tục xả nước nên 20 hộ dân ở xã Công Bình vẫn bị cô lập (ảnh: Gia Anh)
Theo khảo sát, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có tới 610 hồ, đập lớn nhỏ. Trong đó có hồ Cửa Đạt (tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá) có dung tích là 1,5 tỷ m3; Hồ Sông Mực (trên địa bàn huyện Như Thanh, Thanh Hoá) có dung tích chứa 200 triệu m3; Hồ Yên Mỹ ( trên địa bàn huyện Nông Cống) có dung tích là 82 triệu m3 và hồ Hao Hao có dung tích 10 triệu m3, còn lại là những hồ từ 200 nghìn m3 trở lên như Hồ Đồng Đáng (ở xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia) và hồ Thung Cối (ở xã Phúc Lâm, huyện Tĩnh Gia) nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
Vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, 5 xã của huyện Tĩnh Gia đã bị ngập chìm trong nước lũ, nguyên nhân dẫn tới việc ngập lụt đó là do vỡ hồ Đồng Đang, Thung Cối và 2 đập trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
Mưa lũ vừa qua đã làm hàng nghìn người dân đứng trước khó khăn về đời sống kinh tế (ảnh: Gia Anh)
Cơn mưa xảy ra vào đêm 30/9 đến sáng ngày 1/10 đã làm hàng nghìn người dân thuộc các xã Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm, Mai Lâm bị ngập trong nước. Nhiều diện tích hoa màu và tài sản đã cuốn theo mưa lũ. Tính tổng thiệt hại ban đầu thì huyện Tĩnh Gia đã thiệt hại lên đến 135 tỷ đồng.
Riêng huyện Nông Cống thì có 3 xã ảnh hưởng và thiệt hại lên đến 114 triệu đồng, trong đó có hai em học sinh bị nước lũ cuốn trôi.
Sau 5 ngày kể từ khi nước lũ tràn về, hiện nay công tác khắc phục sau lũ cũng đang được UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo quyết liệt. Tại vùng lũ Tĩnh Gia, các ngành chức năng đang quan tâm đến đời sống bà con nhân dân, khảo sát những hộ thiếu ăn để có sự cứu trợ kịp thời vì đợt lũ vừa qua đã làm lúa vừa gặt bị ẩm mốc; học sinh đến trường thì không còn sách vở. Riêng tại xã Công Bình, huyện Nông Cống, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn hơn vì tính đến chiều ngày 5/10 còn 20 hộ với 84 dân ở làng Đồng Cốc, thôn Yên Lẫm 2, xã Công Bình bị cô lập hoàn toàn do nước của hồ Yên Mỹ vẫn tiếp tục xả.
Ông Nguyễn Tuấn Hùng - Bí thư Đảng uỷ xã Công Bình cho biết: "Chúng tôi vẫn đang cố giữ liên lạc với nhân dân trong vùng bị cô lập, vì nước đang còn cao chưa rút hết nên để vào được đó cũng rất khó khăn. Hồ Yên Mỹ vẫn đang còn xả 1 cửa nên nước trong vùng vẫn còn, chưa rút hết được. Chúng tôi cũng cố gắng để đưa nước uống và mì tôm cứu trợ cho 20 hộ dân sống trong đó".
Cũng theo ông Hùng, làng Đồng Cốc là nơi cô lập hoàn toàn. Cách trung tâm xã khoảng 3km, trong khi đó nước từ hồ Yên Mỹ xả xuống đã làm nước bao phủ 1km đường vào trong thôn.
Liên quan đến chất lượng an toàn của các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nhất là sự cố vỡ hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia vào ngày 1/0 vừa qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi rõ vấn đề này với ông Đinh Quang Dương - Chi cục trưởng, Chi cục thuỷ lợi, Sở NN&PTNT Thanh Hoá vào chiều ngày 5/10.
Ông Dương cho biết: "Sự việc vỡ 2 hồ chứa nước tại huyện Tĩnh Gia là ngoài ý muốn. Bởi lượng mưa quá lớn, chỉ trong vòng 12 tiếng đồng hồ với lượng mưa đo được cao nhất là 663mm thì khó mà khắc phục nổi. Lượng mưa lớn như vậy đổ về thì hồ sẽ không chịu được. Nước tràn qua đập đất rồi xoáy sâu khiến hồ bị vỡ".
Được biết, hồ Đồng Đáng (có tổng dung tích 300.000 m3) đã bị vỡ 50m, hồ Thung Cối (có dung tích 200.000 m3) bị vỡ 20m. Nguyên nhân việc vỡ hồ là do chất lượng của các hồ này đều xây dựng từ thập kỷ 70 - 80 với thiết kế dung tích không còn hợp với thực tế khi khí hậu đang biến đổi phức tạp. Tần xuất mưa 0,5 trong khi hệ thống lũ là 1%, vượt quá tiêu chuẩn cho phép của hồ, chính vì thế mà việc hồ bị vỡ là hoàn toàn có thể xảy ra nếu lượng mưa tập trung lớn và cục bộ đến như vậy.
Được biết, hầu hết năm nào cũng có kinh phí tu sửa, nâng cấp, cải tạo các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (trong đó huyện Tĩnh Gia có tới 15 hồ, đập lớn nhỏ) nhưng năm 2013 vẫn chưa có kinh phí để sửa chữa, cải tạo nâng cấp.
Trong 610 hồ thì từ những năm 2000 đến nay chỉ nâng cấp được 137 hồ còn lại 400 hồ chưa được nâng cấp vì chưa có kinh phí hỗ trợ. Qua khảo sát của Chi cục thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá thì có tới 92 hồ chứa nước mất an toàn, trong đó có 17 hồ không được tích nước vì nguy cơ bị vỡ rất cao. Tính bài toán cho kinh phí nâng cấp cho 400 hồ còn lại thì cũng phải mất từ 10 đến 15 tỷ đồng/ hồ tùy theo quy mô.
"Chúng tôi biết cả đấy chứ nhưng không có tiền để nâng cấp, cải tạo. Nếu như cứ mưa cực đoan như vừa qua tại huyện Tĩnh Gia thì chẳng có hồ nào chịu được" - ông Dương cho biết thêm.
Cũng theo ông Dương thì sự cố vỡ hồ đập tại huyện Tĩnh Gia vừa qua tính sơ bộ cũng thiệt hại 150 tỷ đồng.
Hiện nay, theo ghi nhận của PV, những vùng ảnh hưởng của cơn lũ đầu tháng 10 vừa qua đã khiến tình hình dời sống bà con trong vùng gặp nhiều khó khăn. Nhất là đang bước vào vụ đông sắp tới khi mà nước vẫn chưa rút hết, giống cây bị hư hại nặng. Công tác khắc phục sau mưa lũ vẫn đang được các cơ quan, ban, ngành tỉnh Thanh Hoá khẩn trương chỉ đạo.
Gia Anh
Theo infonet
Miền Trung lo lũ lớn do bão số 8 Dự báo, bão số 8 gây mưa lớn trên diện rộng khắp các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Trong đó, lượng mưa phổ biến từ 200-300, có những nơi cục bộ lên tới 400-500mm. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, đến 13h chiều nay, 17-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 112,0...