Điều khó tin khi con cháu khai quật mộ cụ bà đã qua đời 10 năm ở Dominica
Gia đình cụ bà Margarita Rosario, ở cộng hòa Dominica vừa khai quật ngôi mộ của bà sau khi người phụ nữ này qua đời 10 năm, để di chuyển đến một nghĩa trang khác.
Điều bất ngờ là sau khi mở quan tài, xác của bà ở bên trong vẫn còn gần như nguyên vẹn, được bảo quản ở tình trạng hoàn hảo.
Đoạn video clip được quay ở nghĩa trang cho thấy, xác chết được đưa ra khỏi quan tài và vẫn có thể đứng nhờ phần xương nguyên vẹn. Một người phụ nữ khoác tấm áo ngủ màu trắng cho xác chết trong khi những người hiếu kỳ đổ đến hiện trường để chứng kiến sự việc.
Người thân của cụ bà quá cố mặc áo cho xác chết sau khi đưa ra khỏi quan tài (Ảnh cắt từ clip).
Nhiều nhân chứng cũng tỏ ra kinh ngạc khi thi thể của bà Rosario được giữ nguyên vẹn như vậy. “Bà ấy là người tốt bụng, đó có lẽ là lý do thi thể được giữ gìn tốt. Da còn nguyên như mới qua đời”, một người dân địa phương chia sẻ.
Trong khi đó, một số cư dân mạng lên án việc đưa thi thể ra ngoài rồi cho thi thể đứng như vậy. Họ cảm thấy khó hiểu về hành động của gia đình.
Antonio Abreu, một công nhân tại Nghĩa trang La Colonia cho biết, người thân của cụ bà bị sốc khi nhìn thấy thi thể của người quá cố vẫn còn nguyên vẹn và có cả một số vùng da bọc xương. Anh Antonio đã có 13 năm làm việc ở nghĩa trang nhưng chưa bao giờ chứng kiến sự việc tương tự như vậy.
Video đang HOT
Ông Rafael Domínguez, nhân viên điều tra của địa phương cho hay, trước đây từng có một trường hợp khác đã chết nhưng khi mở quan tài thi hài vẫn còn nguyên vẹn hồi năm 2007.
Ông Rafael nhận định, có thể do quá trình phân hủy bị gián đoạn ở khâu nào đó dẫn đến thi hài còn nguyên vẹn khi khai quật.
Tập tục đưa xác chết về nhà tắm rửa, thay quần áo của người dân một vùng ở Indonesia (Ảnh: News).
Hình ảnh xác chết của bà Margarita Rosario được ra khỏi quan tài gợi lại tập tục truyền thống của người Baruppu sống ở tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia.
Tại khu vực này, cứ 3 năm một lần, vào tháng 8, người dân ở đây sẽ đào mộ, mở quan tài và đưa người chết về nhà. Người trong nhà sẽ tắm rửa và làm sạch cho xác chết rồi mặc quần áo cho người đã khuất như còn sống.
Tập tục này dựa trên truyền thuyết về người thợ săn có tên là Pong Rumasek. Thời xưa, người này đi săn bắn thì gặp một xác chết giữa rừng. Nhìn xác chết bị bỏ lại, người đàn ông này không khỏi thương cảm. Anh chăm sóc, mặc quần áo cho thi thể. Từ đó, Pong Rumasek gặp nhiều may mắn. Câu chuyện được lan truyền, lâu dần mọi người cho rằng chăm sóc xác chết như vậy sẽ có được may mắn.
Để có thể làm được như vậy, trước khi chôn cất, người ta sẽ ướp xác. Kỹ thuật ướp xác đơn giản này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, bằng cách dùng dấm chua và lá trà. Tuy nhiên, hiện nay, các gia đình có thể dùng hóa chất để xác chết không phân hủy.
Sau khi xác chết được đưa về nhà, các gia đình sẽ làm những món ăn truyền thống để mọi người tưởng nhớ người đã khuất. Họ cho rằng, cách làm này sẽ giúp người đã qua đời dường như còn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, con cháu cũng mong muốn người đã khuất sẽ phù hộ cho các thành viên trong nhà tránh bệnh tật, mùa màng bội thu, không còn sâu bệnh phá hoại cây trồng.
Từ lâu nay, đây là tập tục không còn xa lạ với người Baruppu. Các gia đình thuộc tộc người này thực hiện phong tục một cách nghiêm túc, vì sợ rằng không tôn trọng người đã khuất sẽ không được phù hộ trong cuộc sống.
Vòng cổ bằng vàng và ngọc hồng lựu trong ngôi mộ cổ
Các nhà khảo cổ học ở Anh đã rất ngạc nhiên khi phát hiện chiếc vòng cổ bằng vàng và ngọc hồng lựu trong một ngôi mộ thời trung cổ.
Các nhà khảo cổ học ở Anh đã khai quật ra đồ trang sức thời trung cổ trong mộ của người phụ nữ, là thể là người lãnh đạo Cơ đốc giáo thời kỳ đầu.
Hình minh họa cho thấy người phụ nữ thời kỳ đầu thời trung cổ đã yên nghỉ với chiếc vòng cổ quý giá và những chiếc bình trang trí
Bên trong ngôi mộ cổ là một cây thánh giá bằng bạc tinh xảo có mặt người và một chiếc vòng cổ làm bằng vàng với đá quý và mặt dây chuyền bằng đồng xu La Mã.
Nhóm nghiên cứu đã khám phá ra trong quá trình khởi công xây dựng khu nhà ở Northamptonshire, Anh. Các vật phẩm là một phần trong nghi lễ chôn cất thời trung cổ dành cho một phụ nữ giỏi giang, ước tính có niên đại từ năm 630 đến năm 670 sau Công nguyên.
Các nhà bảo tồn của Bảo tàng Khảo cổ học London đã làm sạch và tái tạo lại chiếc vòng cổ. Mặt dây chuyền độc đáo mang lại cho món trang sức vẻ ngoài hiện đại, phần trung tâm là một cây thánh giá làm từ những viên ngọc hồng lựu dát vàng.
Do sự hiện diện của hai cây thánh giá ấn tượng, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng người phụ nữ chôn cất trong ngôi mộ đóng một vai trò nào đó trong nhà thờ buổi sơ khai.
Ngoài chiếc vòng cổ, các nhà nghiên cứu phát hiện hai chiếc bình trang trí đẹp mắt, một chiếc đĩa nông bằng đồng và một cây thánh giá trang trí bằng bạc.
Các nhà nghiên cứu gọi đó là "Kho báu Harpole" theo tên giáo xứ ở địa điểm tìm thấy ngôi mộ của người phụ nữ có địa vị cao thời trung cổ. Họ chưa từng tìm thấy gì đạt đến độ trang trí công phu như vậy.
Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, một vài mảnh men răng là tất cả những gì còn lại của bộ xương người phụ nữ.
Simon Mortimer, một nhà tư vấn khảo cổ học cho biết: "Phát hiện mới thực sự là khám phá đáng kinh ngạc, chỉ có một lần trong đời".
Các nhà nghiên cứu lên kế hoạch công việc tiếp theo là phân tích cặn xung quanh với hi vọng cung cấp thêm manh mối về cách sử dụng những chiếc bình trang trí. Gần đó, họ cũng tìm thấy một ngôi mộ khác nhưng không xác định được niên đại và không bao gồm các hiện vật có địa vị cao.
Kỳ bí quan tài vàng: Suốt 10 năm chuyên gia không dám mở! Được khai quật ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc hơn 10 năm trước, cỗ quan tài bằng vàng trở thành bí ẩn lớn khi các chuyên gia chưa mở ra. Điều này gây tò mò về những thứ bên trong quan tài. Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được một quan tài bằng vàng tại thành...