Điều khiển xe số tự động bằng 2 chân: Hiểm họa khôn lường
Việc nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh luôn để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Để tránh tối đa rủi ro này, bạn hãy bỏ ngay thói quen lái xe số tự động bằng cả 2 chân.
Lái xe số tự động chỉ sử dụng chân phải
Khi điều khiển xe số sàn, cả 2 chân người lái đều phải hoạt động nhịp nhàng linh hoạt, “côn ra- ga vào”. Thậm chí, chỉ những người lái thâm niên, biết thao tác 2 chân nhuần nhuyễn mới điều khiển xe “ngọt”, không bị “gắt côn” (xe không giật cục, chết máy, rồ ga…).
Thế nhưng, với xe số tự động- loại xe đang ngày càng phổ biến hiện nay, hệ thống điều khiển dưới chân chỉ có chân ga và phanh, không có chân côn.
Những người lái xe số sàn lâu năm, hoặc những người học lái xe số sàn sau đó bắt đầu làm quen với ô tô số tự động, khi ngồi lên xe thường có chút lúng túng vì họ quen điều khiển xe bằng cả 2 chân. Kết quả là có không ít người sử dụng chân trái đặt vào bàn phanh và chân phải là ga.
Đây là thói quen cực kỳ tai hại và tiềm ẩn hậu họa rất lớn. Bạn hãy nhớ, ngay cả đối với xe số sàn thì hai bàn ga- phanh cũng chỉ sử dụng chân phải để điều khiển.
Chỉ một nhầm lẫn nhỏ sẽ có thể dẫn tới hậu quả rất lớn (ảnh minh họa).
Lên số tự động, chân trái được hoàn toàn giải phóng. Bạn hãy quên đi bàn chân này và tập trung vào chân phải. Đặt chân lên bàn ga khi muốn tăng ga và nếu thả ga thì chân lại chuyển về đặt “thường trực” ở bàn phanh. Luôn luôn là như vậy.
Video đang HOT
Việc nhầm lẫn giữa chân phanh- chân ga đã gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc, trong đó phải kể đến hiện tượng “xe điên”. Thực tế trong những trường hợp nhầm chân, chiếc xe không hề có tội lỗi gì. Vấn đề ở người điều khiển mà thôi.
Đây là nguyên tắc cơ bản trong vận hành xe số tự động. Ngay cả khi bạn đã trót quen với việc sử dụng chân ga- chân phanh bằng hai chân, hãy tìm tới nơi trống trải để sửa lại thói quen này.
Nếu là người có thói quen sử dụng 2 chân, bạn hãy nhìn xuống xe và quan sát. Bàn đạp phanh có thiết kế nằm sát chân ga chứ không đặt hẳn sang bên trái, do vậy việc đạp phanh bằng chân trái cũng không hề dễ dàng thoải mái.
Trong việc lái xe, không có chỗ cho nhầm lẫn. Sai 1 li, đi 1 dặm. Chỉ cần nhầm lẫn dù chỉ 1 lần, chúng ta sẽ phải trả giá.
D ành cho lái mới khi lùi xe số tự động
Khi lùi xe, bạn chú ý động tác lái và cách quan sát gương trên xe số tự động giống hệt số sàn. Tuy nhiên phần điều khiển ở chân thì lại khác nhau.
Đối với số tự động, khi xe bắt đầu vào số (cả tiến hoặc lùi) là xe có khuynh hướng chầm chậm trôi. Dù lùi hay tiến, bạn cũng chỉ sử dụng chân phải.
Khi lùi, bạn hãy mặc định đặt chân lên bàn chân phanh và rà phanh, quan sát gương, đánh lái để xe lùi theo ý muốn. Luôn lưu ý đặt chân mặc định lên bàn phanh. Chỉ khi việc thao tác chân rất nhuần nhuyễn, bạn mới nên chuyển chân sang tăng thêm ga theo ý muốn.
Bảo Khánh
Theo dantri
Xe số tự động dừng đèn đỏ nên về số D, P hay N?
Những ai lái xe số tự động thường băn khoăn về việc dùng số nào trong 3 lựa chọn: D, P và N mỗi khi dừng đèn đỏ. Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là lý giải thuyết phục nhất.
Các lựa chọn mức số trên xe số tự động
Ngày nay, xe hơi với hộp số tự động đã trở nên rất phổ biến. Việc lái xe số tự động đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với xe số sàn bởi không phải điều khiển chân côn và không cần nhớ các mức số rắc rối. Tuy nhiên, chính từ sự đơn giản ấy khiến nảy sinh những thắc mắc, trong đó nhiều nhất là về công dụng của số N và hiệu quả của nó khi dừng đèn đỏ.
Hầu hết người lái xe số tự động có thói quen chỉ chuyển qua lại giữa số P và số D (hoặc số R để lùi xe). Số D tất nhiên là dùng khi chạy xe, còn số P dùng lúc đỗ xe hoặc thậm chí nhiều người dùng lúc dừng xe trong thời gian dài mà vẫn để nổ máy. Số N ít khi được dùng đến, trừ khi gặp phải lúc xe bị hư hỏng cần đẩy hoặc kéo đi.
Riêng đối với trường hợp dừng đèn đỏ, có nhiều cách xử lý khác nhau. Có người để số D và giữ phanh rồi nhả khi cần đi tiếp. Người khác lại chuyển về số P cho rảnh chân. Cuối cùng là ý kiến chuyển về số N. Cách nào cũng có ưu/nhược điểm riêng. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích từng cách:
1. Để số D và giữ phanh
- Ưu điểm: đỡ phải thao tác nhiều, có thể nhanh chóng chuyển xe từ trạng thái dừng sang di chuyển.
- Nhược điểm: động cơ vẫn tải, gây tiêu tốn nhiên liệu và hao mòn hệ thống phanh; người lái dễ mỏi chân.
Như vậy, cách này xem ra chỉ phù hợp với những lúc dừng đèn đỏ không quá lâu.
2. Chuyển về số P
- Ưu điểm: động cơ dừng tải, không hao phí nhiên liệu vô ích; người lái rảnh chân; bánh xe khóa lại nên không bị trôi.
- Nhược điểm: để di chuyển lại cần nhiều thao tác hơn, mất thời gian hơn; nếu bị tác động sẽ làm hỏng hộp số.
Nhìn sơ qua thì cách này có vẻ tốt hơn cách thứ 1, nhưng thực chất cũng không hề tốt. Số P là dùng để đỗ xe chứ không phải dừng xe. Nếu trong lúc dừng xe mà gài số P, chỉ cần một tác động vừa đủ cho xe di chuyển sẽ khiến hộp số hỏng luôn - tốn tiền sửa chữa và rất nguy hiểm.
3. Chuyển về số N
- Ưu điểm: động cơ dừng tải, không hao phí nhiên liệu vô ích; người lái có thể rảnh chân tùy trường hợp.
- Nhược điểm: thao tác nhiều giống số P; bánh xe không khóa nên xe vẫn có thể bị trôi nếu gặp tác động.
Với cách này, sẽ là hợp lý nếu dừng đèn đỏ lâu. Tuy nhiên, người lái cũng cần lưu ý là chỉ nên áp dụng khi đường bằng phẳng. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cao nhất sẽ cần giữ phanh chân và kéo cả phanh tay nữa.
Tóm lại, chọn cách xử lý nào sẽ tùy thuộc vào thời gian dừng đèn đỏ và quan điểm của bạn về việc dồn sự "vất vả" cho xe (giữ động cơ tải, nguy cơ hỏng hộp số) hay nhận lấy về mình (thao tác nhiều, giữ phanh mỏi chân)... Không có cách nào là toàn vẹn cả, hãy hiểu rõ cả 3 cách và ứng biến sao cho phù hợp với từng thời điểm nhất.
Theo GS (Autovina.vn)
10 suy nghĩ 'ngây thơ' về tiết kiệm nhiên liệu của xe Khi giá xăng dầu tăng, các chủ xe tìm cách nâng khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), chỉ có hai cách hiệu quả nhất: lựa chọn xe tiết kiệm nhiên liệu ngay từ đầu và bảo dưỡng thường xuyên. Hầu hết các nỗ lực khác đều mất thời gian, tiền bạc, thậm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bảng giá xe Mitsubishi tháng 12: Mitsubishi Outlander tiếp tục nhận ưu đãi 50 triệu đồng

Toyota Avanza và Toyota Veloz lắp ráp trong nước sẽ ra mắt ngay trong năm 2022

Triệu hồi Porsche Taycan do lỗi hệ thống treo

Nhiều mẫu ôtô được giảm giá dịp cuối năm

Cập nhật bảng giá xe Mercedes mới nhất tháng 12/2022

Triệu hồi xe điện Audi e-tron GT và Porsche Taycan vì lỗi hệ thống treo

Yamaha Augur 155 VVA trình làng: Thiết kế độc đáo, trang bị xịn xò

5 xe ô tô điện có lưới tản nhiệt xấu xí và không cần thiết

Mazda3 sắp có bản chạy điện

Mitsubishi Xpander trúng biển ngũ quý 2 'sang tay' giá gần 2 tỷ đồng

Thế khó của Vinfast VF8 tại Mỹ, phải chăng giá quá cao?

Toyota Yaris Cross GR Sport 2023 ra mắt tại thị trường Úc
Có thể bạn quan tâm

Triệu Lệ Dĩnh khiến giới điện ảnh kinh ngạc vì 1 nét diễn cùng cực dưới đáy XH
Sao châu á
13:51:35 12/03/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 12: Bố ruột Việt giở kế bẩn triệt đường làm ăn của bố Bình
Phim việt
13:45:24 12/03/2025
Trung Quốc: Nghịch lý khi giới trẻ quan tâm đến thú cưng nhiều hơn sinh con
Thế giới
13:12:41 12/03/2025
Sốc: Bé trai 10 tuổi bị mẹ nuôi nặng 154kg ngồi đè lên người tới ngưng thở, camera ghi lại những cảnh tượng cuối cùng kinh hãi
Netizen
13:06:29 12/03/2025
Noo Phước Thịnh bật mood "mỏ hỗn" khi bị yêu cầu hợp tác một nam nghệ sĩ: "Quan trọng là đạo đức"
Nhạc việt
12:59:28 12/03/2025
Bạn thân ngành giải trí đăng ảnh Kim Sae Ron, ẩn ý giữa "phốt" chấn động của Kim Soo Hyun: "Mình chưa từng rời đi..."
Nhạc quốc tế
12:57:05 12/03/2025
Cầu thủ Việt kiều nhận vinh dự giống Công Phượng, HLV Việt Nam tiết lộ kế hoạch ở châu Âu
Sao thể thao
12:50:44 12/03/2025
Vụ ngụy trang đất hiếm 'tuồn' ra nước ngoài: Bộ Công an truy nã Lưu Đức Hoa
Pháp luật
11:26:18 12/03/2025
Điều đặc biệt ở sa mạc Sahara trông như một viễn cảnh ngoài hành tinh
Lạ vui
11:02:21 12/03/2025
Người phụ nữ 31 tuổi sống một mình trong căn hộ tối giản, đẹp mê: Đi đâu cũng không bằng về nhà
Sáng tạo
10:57:13 12/03/2025