Điều khiển xe bọc thép Nga dễ như chơi điện tử
Nhà sản xuất cho biết, thiết bị điều khiển xe bọc thép tối tân Kurganets-25 vừa lộ diện của Nga gần giống tay cầm Playstation, nhằm giúp các binh sĩ trẻ dễ dàng làm chủ công nghệ.
Xe bọc thép chiến đấu Kurganets-25 mới của Nga. Ảnh: Itar-Tass
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Albert Bakov, phó chủ tịch CTP – một trong những công ty lớn nhất thế giới về chế tạo máy móc, đơn vị chế tạo Kurganets-25, cho biết: “Điều khiển xe bọc thép chiến đấu Kurganets-25 mới giống như chơi game. Chúng tôi mất 2 năm để phát triển thiết bị điều khiển tương tự tay cầm Playstation. Nó giúp các binh sĩ trẻ dễ làm chủ công nghệ hơn”.
Ông Bakov cũng nhận định thiết bị chơi game của Sony được hoàn thiện trong nhiều thập kỷ khiến nó trở thành mô hình tối ưu cho thiết bị điều khiển xe bọc thép mới nhất. Ngoài ra, nó an toàn và chiếm ít diện tích trong khoang lái hơn so với các lựa chọn khác.
Video đang HOT
Kurganets-25 là xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới của Nga, ra đời nhằm thay thế các phiên bản đang được sử dụng. Chúng lộ diện lần đầu trong cuộc diễu binh mừng 70 năm chiến thắng phát xít Đức trên Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, hôm 9/5. Hệ thống truyền động của Kurganets-25 gồm 7 bánh xe, tương đồng với khung gầm của dự án Armata.
Mẫu phương tiện này sở hữu lớp giáp có khả năng chống xuyên thấu cao, giúp nó chống chịu tốt trước vũ khí của đối phương. Tháp pháo của xe được điều khiển từ xa, pháo chính cỡ nòng 30 mm, có khả năng diệt mục tiêu ở khoảng cách 4 km. Xe được trang bị một súng máy đồng trục 7,62 mm và 4 tên lửa chống tăng Kornet-EM.
Kurganets-25 nặng khoảng 25 tấn, có khả năng chở khoảng 10 người, gồm cả kíp lái. Động cơ 800 mã lực cho phép nó di chuyển với vận tốc tối đa đạt 80 km/h. Nhiều khả năng quân đội Nga sẽ sản xuất hàng loạt xe Kurganets-25 trong năm 2016.
Theonews.zing.vn
Oanh tạc cơ Tu-160 mới sẽ vô hình trước các radar phòng không
Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 sẽ được trang bị một hệ thống tác chiến radio - điện tử hiện đại, có khả năng chống lại được các hệ thống tên lửa phòng không một cách có hiệu quả, Xí nghiệp Công nghệ Radio - Điện tử (KRET) của Nga cho biết.
KRET đang phát triển một hệ thống dẫn đường mới cho máy bay, một hệ thống định vị và xác định mục tiêu, cũng như một hệ thống điều khiển vũ khí và các thiết bị điện tử khác. Tổng cộng 800 doanh nghiệp và tổ chức đang tham gia vào kế hoạch hiện đại hoá các máy báy ném bom chiến lược Tu-160.
Máy bay ném bom Tu-160
Ngoài ra, KRET cũng đang thiết kế các hệ thống điều khiển động cơ và kiểm soát nhiên liệu tiêu thụ cũng như một văn phòng bảo trì riêng nhằm hỗ trợ phi công trường hợp bất khả kháng.
Vào hôm 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm nhà máy sản xuất máy bay ở Kazan và ra lệnh nối lại hoạt động sản xuất của máy bay ném bom Tu-160 do "đây là loại máy bay siêu âm với những tiềm năng mà Nga chưa khai thác được hết".
Tu-160 là một máy bay ném bom chiến lược, cũng như có khả năng mang theo tên lửa tấn công tầm xa, được thiết kế bởi Cục thiết kế Tupolev từ thời Liên-xô. Chiếc máy bay đã gia nhập quân đội Nga từ năm 1987.
Trong lực lượng không quân tầm xa của Nga, Tu-160 được gọi với cái tên Thiên Nga Trắng. Cấu trúc nguyên bản của nó có tính năng tàng hình và cho phép chiếc máy bay không bị phát hiện trong các nhiệm vụ chiến đấu tầm xa.
Tu-160 hiện đang giữ 44 kỉ lục thế giới về độ cao và tầm hoạt động. Kỉ lục gần nhất được thiết lập khi nó có thể bay được 18.000km liên tục trong 24h24".
Tu-160 là máy bay siêu âm lớn nhất, nặng nhất và mạnh nhất trong ngành hàng không quân đội của Nga. Việc hiện đại hoá sẽ bổ sung cho biết máy bay các hệ thống trao đổi thông tin liên lạc và định vị hiện đại, cũng như các hệ thống tác chiến điện tử mới.
Ban đầu, Tu-160 được thiết kế để mang theo 12 tên lửa hành trình Kh-55 với đầu đạn hạt nhân nhiệt hạch. Hiện tại, TU-160 được trang bị lại với những vũ khí hiện đại hơn như tên lửa Kh-101 hay Kh-555 với độ chính xác là 5m so với mục tiêu nhắm bắn.
Theo_An ninh thủ đô
Nhật Bản vượt Trung Quốc làm chủ nợ lớn nhất của Mỹ Số lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do Nhật Bản nắm giữ đã vượt qua Trung Quốc, đưa nước này trở thành chủ nợ lớn nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới sau gần 7 năm. Theo báo cáo tháng của Bộ Tài chính Mỹ, lượng trái phiếu chính phủ do nước ngoài nắm giữ giảm 0,9% từ mức 6,22 xuống...