Điều khiển môtô “khủng”: bằng A2 chưa đủ
Theo quy định của pháp luật, giấy phép lái xe hai bánh hạng A2 dành cho các loại xe có dung tích xilanh từ trên 175cm3 đến… không giới hạn!
Những chiếc môtô phân khối “khủng” tham gia bảo vệ đoàn đua xe đạp – Ảnh: Tấn Phúc
Theo tôi, đó là một bất hợp lý cần thay đổi.
Cách đây bốn năm, tôi đi thi lấy bằng lái xe hạng A2. Xe tôi sử dụng là loại Honda LA 250cm3. Ngay từ lúc ấy tôi đã nhận thấy việc thi lấy bằng A2 không hợp lý. Cụ thể: phần thi lý thuyết cũng đơn giản như thi lấy bằng A1, đó là trắc nghiệm 10 câu hỏi trên máy tính.
Còn ở phần thi thực hành, tôi thấy tất cả người thi đều sử dụng các loại xe có dung tích xilanh tối đa là 250cm3. Trong lúc ngồi chờ đến lượt thi thực hành (cũng chạy vòng số 8), tôi nghe có nhiều người bảo “mượn xe 250cm3 để thi cho dễ”!
Video đang HOT
Vừa rồi, nhân vụ tai nạn chết người do chiếc môtô 1.000cm3 gây ra đối với ông Lìn Mã Sáng – thành viên Hội Môtô TP.HCM tham gia bảo vệ đoàn đua xe đạp nữ, tôi nghĩ đã đến lúc phải đặt ra vấn đề quản lý môtô phân khối “khủng”.
Trước đây, do điều kiện công tác, tôi thường tham gia các cuộc đua xe đạp nên đã sắm một chiếc LA 250cm3. Trong hội môtô, có người hỏi tôi sao không mua một chiếc có dung tích xilanh lớn hơn để đi đường xa cho khỏe.
Tôi mượn một chiếc 750cm3 chạy thử và lập tức bỏ ngay ý định nâng cấp. ơn giản bởi chiếc môtô 750cm3 khác xa chiếc 250cm3.
Sự khác biệt dễ thấy nhất là tốc độ. Một chiếc 750cm3 đời mới chỉ cần vô số 1 và sau 30 giây dễ dàng đạt đến tốc độ 100 km/giờ, mạnh hơn hẳn chiếc 250cm3. Và dĩ nhiên tốc độ cao hơn, xe nặng hơn nên cũng khó điều khiển hơn.
Và đó chỉ mới là 750cm3, trong khi hiện nay trong làng chơi môtô 1.000cm3 là bình thường, thậm chí 1.200cm3 và cả 1.800cm3 cũng không hiếm.
Anh Ý, một thợ sửa xe nổi tiếng trong làng môtô TP.HCM, thường tháp tùng đoàn môtô và lo về vấn đề bảo trì máy móc, cũng đồng tình với tôi. Anh nói: “Xe 400cm3 đã khác với 250cm3 rồi, huống gì 1.000cm3 hay 1.200cm3, 1.800cm3. Những chiếc 1.000cm3 trở lên cực mạnh, nhanh chóng đạt tốc độ tối đa, và xin lỗi, xe hơi cũng khó mà bì được”.
ến đây hẳn mọi người đã hiểu vì sao khi đi thi bằng A2, người ta thường mượn xe 250cm3 chứ không dám sử dụng xe của mình có dung tích xilanh lớn hơn nhiều lần. Và như vậy rất cần việc phân cấp bằng lái, ví dụ từ
175cm3-250cm3 một loại bằng, từ 250cm3-700cm3 một loại bằng, rồi 700cm3 trở lên là một loại bằng…
Bên cạnh chuyện cần phân nhiều loại bằng đối với việc điều khiển môtô phân khối “khủng”, anh Ý còn nêu thêm ý kiến khác: “iều khiển môtô phân khối lớn từ 750cm3 trở lên đòi hỏi phải có thể lực, sức vóc và cả kỹ năng. Có nhiều anh chỉ cao có 1,6m, chống chân không tới mà điều khiển một chiếc môtô dềnh dàng cả ngàn phân khối, có tốc độ cao thì quả là vất vả.
Về kỹ năng, ngày xưa chúng tôi được các chuyên gia của Hãng Honda, Yamaha sang huấn luyện kỹ năng điều khiển xe phân khối lớn cho các thành viên hội môtô. Nhờ đó chúng tôi mới hiểu rằng điều khiển một chiếc môtô có dung tích xilanh “khủng” không đơn giản chút nào.
Vì vậy, tôi nghĩ những người chơi môtô từ 750cm3 trở lên nên tham gia hội đoàn để được đào tạo, rèn luyện kỹ năng điều khiển xe an toàn”.
Dĩ nhiên, mọi quy định (nếu có thay đổi) cũng chỉ là một phần, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp. Một điều quan trọng không kém là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức: một thanh niên dù có thể lực, sức vóc và kỹ năng điều khiển môtô phân khối “khủng” thật điệu nghệ, nhưng lại có máu bốc đồng, ưa lấy le với phái đẹp (một căn bệnh rất phổ biến trong giới chơi môtô) thì mọi quy định đều vô nghĩa.
Và nữa, quy định cho nhiều nhưng các thành phần tham gia thực thi lại xé rào thì “mèo cũng hoàn mèo”. Sở dĩ tôi nói điều này là vì trước đây Nhà nước hạn chế tối đa môtô trên 175cm3, nhưng người ta cũng có “đường dây” chạy để lấy thẻ hội viên hội môtô, lấy bằng A2!
Phải sát hạch như xe hơi
Một số thành viên phụ trách Hội Môtô TP.HCM đồng tình với quan điểm phải quản lý kỹ hơn việc sử dụng môtô phân khối “khủng”, từ 750cm3 trở lên.
Tuy nhiên, mọi người ngại lên tiếng vì dễ bị cho rằng ủng hộ điều đó để vơ quyền quản lý về mình. Họ chỉ xác nhận về mặt kỹ thuật, đó là việc điều khiển xe có dung tích xilanh từ 175cm3 – 250cm3 đơn giản hơn rất nhiều so với các loại xe có dung tích xilanh 400, 750, 1.000, 1.200, 1.800cm3.
Vì vậy, việc gom chung từ trên 175cm3 trở lên đến vô tận nằm trong một loại giấy phép hạng A2 là bất hợp lý. ặc biệt, các bài thi, sát hạch để cấp giấy phép điều khiển môtô phân khối “khủng” phải có độ khó như đối với sát hạch cấp phép lái xe hơi, và vấn đề sức khỏe, chiều cao của người chơi môtô cũng cần được lưu ý.
Theo Tuổi Trẻ