Điều ít thấy ở thôn quê
Có lẽ thật hiếm có ở một xã nông thôn mà công tác môi trường được làm bài bản như ở nơi đây. Cái xã “hiếm” ấy chính là Tam Hợp, thuộc huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
Nằm trong bối cảnh chung của toàn huyện, là vùng bán sơn địa, lại dồn đất cho các khu công nghiệp (KCN), bởi thế Tam Hợp đất chật, người đông, đất canh tác cạn dần.
Theo ông Tạ Văn Phòng, Chủ tịch UBND xã thì 40% đất của xã dành xây dựng các KCN. Có nghĩa là non nửa số đất (trong đó hầu hết là đất canh tác) đã bị các KCN “ngốn” mất. Trong cái khó đó, Tam Hợp lại “ló” ra nhiều cái khôn.
Đường làng ở xã Tam Hợp luôn sạch sẽ, phong quang
Vì biết “thu vén”, nên tuy ruộng đất ít mà thất nghiệp ở địa phương này hầu như không có. Đường xá khang trang, luôn phong quang, sạch đẹp.
Nhưng như trên đã nói, cái đặc biệt của Tam Hợp không phải là phát triển kinh tế, mà là công tác vệ sinh, xử lý rác và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp đã từ lâu được địa phương làm có bài bản, chất lượng, nề nếp. Dường như giữ cho môi trường cuộc sống trong lành, sạch sẽ, đã ngấm vào máu, thành ý thức tự giác của mỗi người dân.
Video đang HOT
Xây dựng lò đốt rác, nhưng để vận hành nó đều đặn, không phải đơn giản. HTX Dịch vụ môi trường được thành lập. HTX này có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác cho vào lò đốt. Rác được phân loại cẩn thận, cứ 2 ngày một lần, rác được xử lý. Những chiếc xe nhỏ gọn, luồn lách trong các ngõ xóm để thu gom.
Ban Quản lý có 7 – 8 người, thành lập các tổ thu gom. Tổ này do dân đóng góp, có nghĩa là do dân “nuôi”. Mỗi thôn cử ra 2 – 3 người thu gom rác. Khi chúng tôi về Tam Hợp, thấy ý thức người dân rất cao. Rác được cho vào túi, buộc kín, đặt ở đầu cổng hoặc một nơi cố định. Có gia đình còn đóng đinh treo lên tường.
Tam Hợp có 9 thôn, thành lập được 9 tổ thu gom rác. Có thôn dân góp tiền, trả lương cho người đi thu gom. Có thôn, Hội Phụ nữ lại đứng ra quản lý, cả nhân lực lẫn kinh phí. Các thành viên thu gom rác tự nguyện không nhận tiền công.
Khoản tiền thu được, dành cho việc thu gom rác, bảo vệ môi trường, được Hội Phụ nữ dành để tổ chức những chuyến tham quan, du lịch vào dịp cuối năm. Tất cả các thành viên đều được tham gia và rất phấn khởi. Đó chính là cách “trả công” rất có văn hóa.
Cũng theo ông Tạ Văn Phòng, lò đốt có giám đốc phụ trách, hoạt động với kỹ thuật cao. Xã đã dành ra hơn 3.000m2 để xây lò đốt rác. Tro từ lò đốt, dùng làm phân bón rất tốt. Xã đang có kế hoạch sản xuất phân bón sinh học từ loại tro này. Hy vọng sẽ có thêm một nguồn thu không nhỏ.
Cái được của Tam Hợp, chính là bảo vệ môi trường sống của dân. Nhưng cái được khác còn lớn hơn, là tạo một ý thức tự giác bảo vệ môi trường, nhất là giáo dục cho các cháu nhỏ, thế hệ ngày mai của chúng ta.
Theo Đỗ Bảo Châu (Nông Nghiệp Việt Nam)
Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo
Năm 2016 ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Lục Yên tiếp tục được tỉnh giao làm chủ đầu tư xây dựng 3 công trình hạ tầng thuộc hợp phần hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế...
Trong thời điểm này, ban quản lý dự án giảm nghèo của huyện Lục Yên (Yên Bái) đang tích cực kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công và nhân dân các xã vùng dự án tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hỗ trợ giảm nghèo, để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, thiết thực giúp nhân dân các thôn bản phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Chương trình giảm nghèo giúp cơ sở hạ tầng vùng khó khăn ở huyện Lục Yên được cải thiện
Năm 2016 ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Lục Yên tiếp tục được tỉnh giao làm chủ đầu tư xây dựng 3 công trình hạ tầng thuộc hợp phần hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, với tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Nguồn vốn được tập trung đầu tư chủ yếu cho xây dựng mở mới và sửa chữa nâng cấp các công trình đường giao thông thôn, bản và thủy lợi.
Trong đó nguồn vốn WB trên 3,9 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của huyện. Công trình cải tạo, nâng cấp đường thôn 5 xã Động Quan có giá trị đầu tư trên 1,6 tỷ đồng, được khởi công đầu tháng 1/2016 do Công ty TNHH Sơn Tùng thi công. Công trình gồm 2 nhánh đường bê tông rộng 3m, dài gần 1200m.
Thi công xây dựng công trình này, nhà thầu đã gặp không ít khó khăn, xong nhờ có phương án tổ chức thi công tích cực, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành, ước đạt khoảng 97% khối lượng công việc.
Hiện tại nhà thầu đang tập trung nhân lực vào thi công nốt phần đắp phụ lề để cuối tháng bàn giao đưa công trình vào phục vụ nhân dân, chị Hoàng Thị Mây- Thôn 5 xã Động Quan chia sẻ: "Trước đây tôi đi nương chở củi, chở sắn vất vả lắm, nay có đường mới đi lại thuận tiện lắm, cảm ơn nhà nước đã quan tâm đến chúng tôi để có con đường mới như ngày hôm nay".
Đối với các công trình như: công trình nâng cấp cải tạo cấp thủy lợi thôn 2 xã Khánh Hòa, cải tạo nâng cấp thủy lợi thôn 3 xã Phúc Lợi... đều thực hiện đạt từ 95 đến 100% khối lượng công việc.
Nhờ thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch, lựa chọn đầu tư, nhà thầu thi công; cũng như công tác quản lý, giám sát thi công công trình; nên các công trình đều được thi công xây dựng đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, có chất lượng, đảm bảo tiến độ, phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Từ năm 2010 đến nay, ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện Lục Yên đã triển khai thi công xây dựng được hàng chục công trình cơ sở hạ tầng hỗ trợ nhân dân các thôn bản vùng sâu, vùng xa của huyện phát triển kinh tế xã hội, với tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng.
Trong đó vốn WB đầu tư trên 95%, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh và của huyện. Ngoài ra còn triển khai thực hiện được hàng trăm tiểu dự án nhỏ thuộc hợp phần ngân sách phát triển xã giúp nhân dân sinh kế, đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng. Trong đó có khoảng 80% tiểu dự án tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn lại là trồng trọt, thâm canh ngô, lúa.
Qua đầu tư giai đoan 2 của chương trình giảm nghèo, cơ sở hạ tầng của nhiều thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa của Lục Yên đã được cải thiện nâng lên; đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, nước sạch, nhà văn hóa cộng đồng...đã và đang phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giúp nhân dân tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản vùng cao, khó khăn của huyện mỗi năm giảm từ 4 đến 4,5%.
Theo Khắc Điệp- Lê Long (Nông nghiệp Việt Nam)
"Quả ngọt" từ việc doanh nghiệp chi nghìn tỷ đầu tư về nông thôn Xác định sự tham gia của doanh nghiệp (DN) có vai trò rất quan trọng để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), TP.HCM đã xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích, thu hút DN đầu tư vào nông thôn và đã gặt hái những thành công bước đầu. Ông Thái Quốc Dân - Phó Chi cục trưởng Chi...