Điều ít biết về xử lý tội danh khủng bố ở Việt Nam
Liên quan đến thông tin đối tượng Nguyễn Trọng Phương trong vụ đe dọa Chủ tịch tỉnh và các cán bộ chuyên môn tỉnh Bắc Ninh bị khởi tố về tội Khủng bố, theo đánh giá của giới luật sư, không nhiều đối tượng bị khởi tố tội danh này thời gian qua.
Theo Luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP. Hà Nội, tội Khủng bố nằm ở Điều 230a của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 đã quy định:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Hoàng Hải Trai (áo đen) cách đây hơn một năm bị kết án về tội Khủng bố (ảnh Zing.vn).
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội xhủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
Video đang HOT
“Thông thường các điều trong Bộ luật hình sự được kết cấu theo dạng mức hình phạt tăng dần, nghĩa là khoản 1 của điều luật có mức án nhẹ hơn so với khoản 2, khoản 2 mức hình phạt nhẹ hơn so với khoản 3… Tuy nhiên với các điều 84 tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, điều 230a tội Khủng bố và điều 93 tội Giết người thì kết cấu hình phạt nặng nhất nằm ở khoản 1, các khoản sau đó mức hình phạt giảm dần. Kết cấu như vậy khi xem vào điều luật đã thấy ngay sự nghiêm khắc, nhằm đảm bảo sự răn đe, phòng ngừa chung” – luật sư Tiến nói.
Liên quan đến vụ án đe dọa Chủ tich tỉnh và các cán bộ chuyên môn của Bắc Ninh, cơ quan điều tra đã khởi tố đối tượng Nguyễn Trọng Phương về tội Khủng bố. Theo các thẩm phán ở TAND thành phố Hà Nội và TAND Tối cao, trong quá trình xét xử các vụ án hình sự rất ít khi xử tội Khủng bố.
“Thời tôi còn công tác, cũng có trường hợp bị xét xử về tội khủng bố nhưng rất ít” – ông Nguyễn Thân – nguyên Thẩm phán TAND Tối cao cho hay.
Gần đây nhất, vào ngày 23.3, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Hoàng Hải Trai (quê Bắc Ninh) mức án một năm tù về tội Khủng bố.
Theo hồ sơ vụ án, Hoàng Hải Trai là giám đốc công ty kinh doanh lông mi giả và dụng cụ bấm mi. Khoảng tháng 4.2015, anh này nảy sinh ý tưởng quảng cáo mặt hàng này nên chỉ đạo người em họ ở Hà Nội lập tài khoản Facebook bằng tên tiếng Anh có nội dung “một tiếng nổ lớn không chính thức”. Trai lấy ảnh đại diện là một người phụ nữ bịt mặt để cho thấy đây là tổ chức bí mật, huyền bí, gây sự chú ý của nhiều người.
Sau đó, vị giám đốc này lên kế hoạch đặt các thùng carton được ngụy trang thành bom ở những địa điểm đông người ở Hà Nội và TP.HCM để quảng cáo cho sản phẩm của công ty. Hoàng Hải Trai dùng các hộp carton có kích thước 50×50 cm, bên ngoài có hình ảnh máy bay và tòa tháp đôi (gợi lại vụ khủng bố 11.9.2001 ở Mỹ) cùng một số chữ Ả Rập. Bên trong các hộp, anh này bỏ đồng hồ đang chạy kêu tích tắc, giả âm thanh của bom hẹn giờ. Bên trong các hộp sẽ bỏ kèm sản phẩm của công ty.
Trong thời gian này, trang Facebook của công ty Hoàng Hải Trai cũng thường xuyên đăng nội dung về “sứ mệnh khủng bố”. Theo kế hoạch, sau khi thực hiện vụ “đánh bom giả” tạo hiệu ứng dư luận, trang Facebook này sẽ đồng loạt đăng sản phẩm công ty để quảng cáo.
Tối 18.5.2015, người em họ của Hoàng Hải Trai mang một quả bom giả đến sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) nhưng thấy vắng người nên chuyển địa điểm sang Nhà văn hóa Mai Dịch, đang tổ chức một sự kiện có đông người. Tuy nhiên, “quả bom” này nhanh chóng bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.
Tại TP.HCM, trong 2 ngày 18, 19.5.2015, Hoàng Hải Trai cùng một số người khác mang bom giả đến đặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên 30.4 (nằm giữa nhà thờ Đức Bà và Dinh Độc Lập). Những “quả bom” khiến lực lượng chức năng TP. HCM vất vả xử lý.
Mặc dù chỉ là đặt bom giả nhưng xét tính chất mức độ nghiêm trọng gây hoang mang, lo lắng cho người dân nên hành vi của Hoàng Hải Trai đã bị cơ quan tố tụng đã xử lý hình sự.
Theo Danviet
Đối tượng đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị khởi tố tội Khủng bố
Ngày 11.4, nguồn tin riêng của Dân Việt cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng trong vụ đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh và các cán bộ chuyên môn của Bắc Ninh.
Bộ GTVT đã tạm dừng dự án nạo vét đường thủy kết hợp tận thu sản phẩm ở sông Cầu. (Ảnh minh họa).
Theo đó, đối tượng Nguyễn Trọng Phương (37 tuổi, trú ở Ba Đình, Hà Nội) bị khởi tố về tội Khủng bố, đối tượng Trần Anh Thuận (36 tuổi, ở Bắc Ninh) bị khởi tố về tội Không tố giác tội phạm.
Trước đó Cơ quan điều tra đã tạm giữ hình sự hai đối tượng kể trên, bước đầu hai nghi can này khai nhận là người của một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát nhưng không phải người thuộc công ty được cấp phép nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng Phương nhắn tin đe doạ lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cát của các công ty được cấp phép và tranh giành bến bãi.
Trước đó chiều 16.3, UBND tỉnh Bắc Ninh họp báo về việc một số cán bộ, lãnh đạo sở ngành và Chủ tịch tỉnh bị đe doạ, vì đã đề nghị dừng dự án khai thác cát, nạo vét luồng lạch tận thu sản phẩm trên tuyến sông Cầu.
UBND tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân sự việc, điều tra các cá nhân từ Trung ương đến địa phương đứng ra bảo kê, đe dọa các cán bộ chuyên môn, lãnh đạo Sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, làm sự việc ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Sau công văn đề nghị của tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc các đối tượng đứng sau "bảo kê", đe dọa cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.
Sau đó, Thượng tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an vào cuộc để làm rõ.
Liên quan đến dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu. theo UBND tỉnh Bắc Ninh, quá trình triển khai dự án đã xảy ra việc lợi dụng để khai thác cát trái phép. Bên cạnh đó, ngày 1.3.2016 tại vị trí K74 400 - K74 500 đê hữu sông Cầu đã xảy ra sạt lở đứng với chiều dài 50m, ăn sâu vào bãi 5 - 10m. Tỉnh Bắc Ninh đã phải bố trí 30 tỷ đồng để xử lý sự cố.
Có thời điểm, trên địa bàn dự án nạo vét luồng có 40 tàu hoạt động gây mất an ninh tại các xã Việt Thống, Quế Tân, Phù Lương (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
UBND tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định toàn tuyến sông Cầu không có đoạn cạn theo quy định, không có phương tiện thủy nội địa mắc cạn nếu đi đúng trọng tải và đúng luồng. UBND tỉnh Bắc Ninh đã nhiều lần kiến nghị tạm dừng triển khai dự án nạo vét đường thủy kết hợp tận thu sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Tội Khủng bố được quy định ở Điều 230a của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 đã quy định: 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
Theo Danviet
Nhắn tin đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh có thể bị xử lý thế nào? Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng Văn phòng luật sư An Phát Phạm (Hà Nội) cho biết, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, hành vi đe dọa người thi hành công vụ, trong đó có đe dọa thông qua tin nhắn điện thoại, có...