Điều ít biết về vai ông Phương trong ‘Sống chung với mẹ chồng’
Gây dấu ấn với hàng loạt vai phản diện trên màn ảnh, trong lần đầu hoánđổi làm ông bố hiền lành trên màn ảnh trong Sống chung với mẹ chồng,diễn viên NSƯT Trần Đức có cảm xúc khó tả.
“Ông Phương” không được phép lén lút ngoại tình!
Từng ghi điểm với những vai ác, phản diện nhưng lại nhận lời vào vai ông bố chồng điềm đạm có phần nhu nhược trong phim “Sống chung với mẹ chồng”, lý do là gì, thưa ông?
- Thực ra làm nghề của tôi nhận vai nào đều do cảm nhận của đạo diễn. Theo đó có những người đã có sẵn mẫu nhân vật chỉ việc lắp ghép vào, đỡ phải lo diễn viên có làm tốt hay không, chứ nhiều diễn viên chúng tôi hay gọi đùa đạo diễn phải ‘đẩy xe bò” vất vả lắm.
Tuy nhiên, với những đạo diễn muốn khám phá tìm tòi điều mới lạ sẽ tìm những mẫu nhân vật hoàn toàn mới. Ví dụ với tạo hình quen thuộc của mình tôi nên tham gia phim ‘Người phán xử’ nhưng nếu đạo diễn dùng lại sẽ như một tập khác của những bộ phim hình sự tôi từng đóng. Thay vào đó, đạo diễn Vũ Trường Khoa đã chọn tôi vào vai mới, mang đến cảm giác mới. Cũng như NSND Lan Hương, đó là sự thử nghiệm trái đi để mang đến cho khán giả cảm giác thích thú. Tôi nghĩ làm nghệ thuật cần phải như vậy để tạo ra những hiệu ứng mới.
NSƯT Trần Đức ngoài đời.
Ông từng nói thèm được đóng vai thiện nhưng các đạo diễn không cho. Với vai diễn này chắc ông thấy thỏa mãn?
- Đúng vậy bạn ạ, khi đọc kịch bản tôi cảm thấy hứng thú ngay lập tức. Buổi đầu gặp đạo diễn tôi còn hỏi có tin tưởng vào tôi không? Và anh ấy nói hoàn toàn tin tưởng và khẳng định tôi sẽ thích nhân vật. Quả không sai, tôi rất thích thú dù nhân vật này chỉ đệm cho nhân vật mẹ chồng, không đóng vai trò lớn lắm.
Với tôi, có thể xem đây là sự thử sức để thể hiện sự đa chiều trong diễn xuất. Bây giờ bảo tôi vào vai ông nông dân chuyên cuốc mướn, cày thuê chắc không ai tin nổi. Đương nhiên, cực chẳng đã không có ai và đạo diễn mong muốn, mình sẽ có cách thay đổi hình thức và diễn xuất sao cho phù hợp. Tôi nghĩ không có nhân vật nhỏ, chỉ có diễn viên nhỏ.
Có phải việc hoán chuyển từ vai diễn ác, phản diện sang vai hiền lành với ông không phải là thách thức?
- Với tôi đó không phải thách thức mà là điều khiến mình phải luôn luôn tỉnh táo, cân nhắc trong mọi hành vi, cử chỉ. Hành động quát vợ, nổi nóng của một người đàn ông trong gia đình khác với sự nổi nóng của một đại gia, của bề trên với đệ tử.
Quát để vợ giận nhưng vẫn phải nghe bởi đằng sau đó chứa đựng tình yêu thương và thành ý. Thế nên, mọi cái cần làm đến độ, đầu luôn phải nghĩ bởi những ánh mắt, cử chỉ đã thành thói quen trong những vai diễn phản diện của tôi nếu không cẩn thận sẽ bị bộc lộ. Chỉ một ánh mắt nhưng có thể làm hỏng cả nhân vật.
Những cử chỉ thân mật của ông Phương với cô thư kí khiến vợ phát ghen cũng là một trong những tình tiết hấp dẫn của bộ phim. Nhưng ông nghĩ thế nào nếu đặt giả thiết ông Phương giấu vợ ngoại tình?
- Bạn biết không, tôi còn đề nghị tác giả rằng nếu tôi có chút tình cảm gì với cô thư ký, yêu thương, quý mến ở cơ quan là điều rất bình thường. Thậm chí sớm một tý em sẽ là vợ của anh cũng không sao, nhưng tuyệt đối không có chuyện ngoại tình. Mặc dù trong kịch bản xuất hiện câu thoại có hơi hướng ngoại tình, tôi đã đề nghị không đưa vào.
Bởi tôi nghĩ, ông Phương chính là người giữ cân bằng cho cả gia đình, người mẫu mực, có chức quyền, cuộc sống phải giao du, yêu thương mọi người khi họ tử tế, nhưng không có nghĩa sẽ lén lút ngoại tình ở một khách sạn nào đó. Cô nhân viên cũng không phải người tình để mình qua lại vì vợ quái ác. Ông Phương không được phép như thế, có vậy mới ra một ông bố. Trong một gia đình hai người như bà Phương thực sự tan nát rồi.
NSND Lan Hương lúc nào cũng như sắp tăng xông
Trong phim, phân cảnh ông Phương phẫn nộ, lớn tiếng và định tát vợ gần như là tình tiết hiếm hoi về xung đột, căng thẳng của nhân vật. Cảnh quay ấy với ông có gì đáng nhớ?
Video đang HOT
- Đó là một cảnh quay rất khó bởi giữ làm sao để diễn đừng quá mới là điều quan trọng. Trong cuộc sống ai cũng có lúc phẫn uất khi mẹ mình bị xúc phạm. Người đàn ông nói vậy thôi chứ vẫn trọng mẹ hơn cả. Bạn đã nghe câu thoại trong phim rồi đấy, vợ không lấy người này thì người khác nhưng mẹ chỉ có một. Bởi vậy, nhiều người sẵn sàng đánh đổi, nhưng cũng không phải vì thế lấn át vợ và tôi cũng chỉ diễn trong khuôn khổ ấy.
Nghệ sĩ Trần Đức (trái) trong ‘Sống chung với mẹ chồng’.
Phân cảnh này tôi phải diễn đi diễn lại, bởi khi diễn thật chỉ một hành vi hơi quá cũng phải quay lại, có lần tôi còn bị tuột lời. Tình huống này đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm tuyệt đối, vì thế toàn thân tôi cứ run lên, nóng bừng người đến nỗi quên lời. Khán giả xem vậy thôi chứ không hề đơn giản đâu, rất tiêu tốn sức lực của diễn viên. Bởi vậy, tôi đánh giá cao và ghi nhận thể lực của các bạn diễn như NSND Lan Hương, vai diễn ấy lúc nào cũng căng như sắp tăng xông đến nơi.
Ngoài đời, nhiều ông chồng cũng vì mẹ sẵn sàng đánh vợ. Nhưng có thể có cũng có thể không, vậy phải diễn thế nào để vừa đủ, có thể mắng vợ vì xúc phạm đến mẹ nhưng ông Phương là người có học, bộc phát phần người, giơ tay tát vợ nhưng vẫn kiềm chế, chỉ dọa thôi. Bởi có khi một cái tát vợ cũng tan một gia đình, và nếu tác phẩm có tình tiết này tôi cũng đề nghị không đánh, đó là hình ảnh phản cảm. Nghệ thuật cho phép điều đó nhưng phải tính toán làm sao để mang đến cho khán giả cảm giác đủ đầy.
Thường xuyên bị vợ lấn lướt, uất ức khi vợ láo với mẹ nhưng không dám ra tay… xét trên khía cạnh nào đó đây có phải vai diễn ‘khổ’ nhất về mặt tinh thần ông từng đóng?
- Thực ra cũng khộng đến nỗi như thế, ông Phương bận việc xã hội nên hầu như việc trong gia đình đều để vợ quán xuyến. Có người vợ chu đáo và cặn kẽ quá mức đôi lúc cũng khó chịu thật nhưng cũng phải bằng lòng vì ở đời có phải ai cũng lo lắng được cho chồng con thế đâu.
Vả lại, nhân vật bố chồng cũng không xuất hiện nhiều, chỉ khó những đoạn phải lắng nghe người khác để tán thưởng, hoặc đồng ý hoặc không, cùng với đó cũng không nói ra mà chỉ dùng ánh mắt. Điều đó đòi hỏi khả năng diễn xuất phi ngôn ngữ. Thực ra ông Phương đôi lúc rất ức chế khi mong muốn của mình không được toại nguyện, đã kiệm lời còn phải cảm thụ ý kiến người xung quanh.
NSUT Trần Đức nói có những cảnh quay xem lại thấy mồ hôi ướt sũng khiến ông giật mình. Nhiều bạn diễn của ông như NSND Lan Hương, Bảo Thanh đã gặp phải tai nạn nghề nghiệp hay sự cố không mong muốn trong quá trình quay phim. Ông thì sao?
- Với tôi, mọi chuyện rất suôn sẻ tốt đẹp vì tôi tham gia vai diễn khá hạn chế trong khi các bạn diễn phải dãi dầu sương gió, nóng bức. Điều hoà tại trường quay cũng có mức, hơn thế tiếng gió lọt vào khi thu tiếng đồng bộ cũng không ổn. Nhân vật của tôi cũng thường quay những cảnh trong nhà, không đi đâu xa hay phải chịu đựng cái nắng.
Thế nhưng cũng không tránh khỏi những cảnh quay trong thời tiết khắc nghiệt. Nếu bạn để ý trên phim có đoạn đi ăn tiệc sinh nhật, tôi diễn mà mồ hôi ướt sũng áo. Xem lại cảnh ấy tôi thấy giật mình. Bởi vậy, người hoá trang phải liên tục chạy lại thấm mồ hôi, phẩy phấn bột để mặt không bóng.
Nhưng may mắn, được sự hỗ trợ rất tốt từ bộ phận hậu cần của đoàn làm phim, chúng tôi cũng cảm thấy được động viên an ủi và thoải mái khi được phục vụ rất chu đáo về ăn uống đến phục trang, đó là điều rất đáng khen.
- Xin cảm ơn ông!
Theo VNN
Phim Việt: Nơi Trinh thanh minh không làm gái, hot girl tìm chốn đổi đời
Không ít người mai mỉa, phim Việt dễ dãi tới mức chỉ là nơi cho Ngọc Trinh thanh minh mình không làm gái, hot girl tìm chốn đổi đời, và nhiều kẻ tìm kiếm cái mác đạo diễn.
Trong khi nền điện ảnh thế giới đã tiến những bước dài, mỗi năm cho ra mắt vô số phim bom tấn hấp dẫn, phim Việt vẫn loay hoay tung chiêu câu khách cho những sản phẩm nhảm nhí và dễ dãi.
Số lượng ngày càng tăng, nhà nhà làm phim, người người làm đạo diễn, nhưng nội dung và nghệ thuật trong những thước phim Việt lại đang đi lùi. Thêm vào đó là tư tưởng tự hài lòng "phim Việt làm được như vậy là tốt rồi", đã khiến phim Việt bị đào thải ngay trong lòng khán giả Việt.
Tràn lan "bom xịt"
Trong những năm gần đây, số lượng phim Việt liên tục tăng. Năm 2015, có hơn 40 phim được sản xuất và hơn 30 phim ra rạp. Phim Việt không còn giới hạn theo mùa mà gần như tháng nào trong năm cũng có 2 hoặc 3 được giới thiệu với công chúng. Năm 2016, có khoảng gần 45 phim ra rạp.
Cùng với số lượng phim tăng, các nhà sản xuất liên tiếp công bố nhưng con số doanh thu cao ngất ngưởng. Trên truyền thông, khán giả thấy những kỷ lục về doanh thu của phim Việt liên tiếp bị xô đổ.
Tuy nhiên, nhiều khán giả tỉnh táo nhận ra rằng, những con số doanh thu hàng mấy chục tỷ dường như chỉ là cách "nói cho vui" của các nhà sản xuất. Họ bắt tay với nhà phát hành phim để công bố doanh thu tăng thêm 15 - 20% so với con số thật để kéo thêm khán giả tới rạp, vớt vát danh tiếng cho đạo diễn và để nhà sản xuất dễ lôi kéo nhà đầu tư cho các dự án sau.
Bộ phim "Taxi em tên gì" công bố doanh thu 21 tỷ chỉ sau 5 ngày công chiếu
Trái ngược với sự phát triển không ngừng của số lượng phim, của những mức doanh thu hàng mấy chục tỷ mà nhà sản xuất công bố, chất lượng các tác phẩm điện ảnh Việt ngày càng xuống cấp. Nhiều người nói vui, thị trường phim Việt trong nhưng năm gần đây tràn ngập "bom xịt".
Tấm Cám - chuyện chưa kể có lẽ là phim đáng kể nhất trong năm 2016. Tác phẩm của Ngô Thanh Vân được đầu tư lớn (20 tỷ đồng), được chăm chút từng bộ trang phục, khuôn hình nhưng cũng bộc lộ hạn chế trong khâu kịch bản. Không khó để nhận ra, ở nửa cuối của phim, đạo diễn loay hoay và không biết xử lý các tình huống diễn ra ở đầu phim, khiến bộ phim trở nên ngô nghê một cách đáng tiếc.
Diễn xuất của các diễn viên cũng khiến người ta thất vọng. Lan Ngọc (vai Cám) và Ngô Thanh Vân (vai Dì ghẻ) lúc nào cũng trong trạng thái phùng má trợn mắt. Dường như, họ quá yêu nghệ thuật Tuồng nên khắc sâu suy nghĩ, cái gì cũng phải làm quá lên, dù chỉ là cái nhíu mày.
Với "Tấm Cám: Chuyện chưa kể", Ngô Thanh Vân khẳng định đã đóng vai ác là phải phùng má, trợn mắt
Còn hotgirl Hạ Vi trong vai Tấm khiến người xem ngán ngẩm vì cô chẳng thể hiện được gì trong phim ngoài một gương mặt đẹp, một nụ cười rạng rỡ. Thế nên mới có chuyện, phân đoạn Tấm bị chết khi đang hái cau lẽ ra phải khiến khán giả lặng người đi vì xúc động thì lại thu về những tràng cười không dứt từ người xem. Họ không thể khóc khi mà trước mặt là gương mặt vô cảm tới mức hài hước của nữ diễn viên.
Cảnh Tấm bị ngã khi hái cau trở thành cảm hứng cho cư dân mạng làm ảnh chế (Ảnh: Saostar)
Bộ phim Taxi, em tên gì? dù được đánh giá là thành công nhưng nhiều khán giả lại cảm thấy khó chịu vì diễn xuất của nam diễn viên chính, các tình huống trong phim chẳng khác gì những chương trình tấu hài đang tràn ngập trên truyền hình.
Một bộ phim khác không thể nhắc tới trong chuỗi thảm họa mới ra rạp là Vòng eo 56. Bộ phim được Ngọc Trinh đầu tư gần chục tỷ chỉ để thanh minh "tôi không phải là gái". Xem xong phim, khán giả chỉ biết thốt lên: "nhạt như đời Trinh, giả như phim Đãng". Bộ phim cũng khiến nhiều người nuôi tham vọng trở thành đạo diễn hoặc diễn viên điện ảnh vì thấy rằng, đó là cái nghề "dễ như ăn bánh".
Poster phim của Vòng eo 56 cũng chẳng ngại ngần mượn luôn ý tưởng của phimVẻ đẹp Mỹ
Sự xuống tay của những đạo diễn Việt kiều
Anh em Charlie Nguyễn - Johny Trí Nguyễn ở lần chào sân đầu tiên khiến giới chuyên môn sung sướng, khán giả ngỡ ngàng với Dòng máu anh hùng. Bộ phim làm le lói hy vọng một ngày nào đó, điện ảnh Việt Nam có thể tự tin so sánh với các nước trong khu vực.
Thế nhưng, sau Dòng máu anh hùng, Charlie Nguyễn và Johny Trí Nguyễn đột nhiên thay đổi gu làm phim. Họ đầu tư vào những bộ phim hài, ăn xổi như Để mai tính, Tèo em 1, Tèo em 2 và mới đây nhất là Fan cuồng.
Ba bộ phim đầu tiên, ê-kíp thắng về mặt doanh thu và đẩy nam diễn viên Thái Hòa lên thành "Ông vua phòng vé". Tuy nhiên, tới Fan cuồng, bộ phim thất bại thảm hại, không chỉ về yếu tố chuyên môn mà còn về mặt doanh thu.
Nam diễn viên Thái Hòa phải thừa nhận sự thua lỗ của Fan cuồng. Anh cho rằng, đó là "cú đánh" thẳng vào mặt anh và ê-kíp Charlie Nguyễn - Johny Trí Nguyễn để họ tìm hướng đi mới, nếu muốn tồn tại ở thị trường phim Việt.
Sau Fan cuồng, Thái Hòa từng nói vui anh là "ăn mày phòng vé"
Lưu Huỳnh là đạo diễn gây ấn tượng nổi bật ở thị trường Việt Nam khi theo đuổi dòng phim nghệ thuật. Tác phẩm gây tiếng vang của anh Áo lụa Hà Đông được khán giả bình chọn tại Liên hoan phim Quốc tế Pusan, đoạt 5 giải Cánh diều vàng 2006 và giúp Trương Ngọc Ánh xóa đi cái mác "bình hoa di động" sau hàng chục năm gắn bó với môn nghệ thuật thứ 7.
Sau Áo lụa Hà Đông, Lưu Huỳnh cũng chạm tới trái tim của khán giả với bộ phim Lấy chồng người ta. Tuy nhiên, hai tác phẩm sau đó của vị đạo diễn này lại khiến không ít người thất vọng. Phim Hiệp sỹ mù của anh khiến nhiều người nói vui là chỉ sản xuất với mục đích lăng-xê diễn viên trẻ Ngọc Thanh Tâm mà cũng không thành công.
Còn Hy sinh đời trai không đọng lại trong trí nhớ của khán giả, ngoại trừ việc sau thất bại của phim, đạo diễn phim Lưu Huỳnh, nhà sản xuất Trần Bảo Sơn, diễn viên chính Tấn Beo lao vào cuộc khẩu chiến, đổ lỗi cho nhau.
Cường Ngô chào sân ấn tượng với Ngọc Viễn Đông, tiếp đến là Hương Ga rồi lần lượt xuống phong độ với Ngày nảy ngày nay và Truy sát.
Lê Văn Kiều sau khi trình làng tác phẩm Ngôi nhà trong hẻm liên tiếp thụt lùi với 2 phim cấm chiếu là Rừng xác sống, Bẫy cấp 3 và bộ phim nhạt nhòa Nữ đại gia.
Sự xuất hiện của Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng không cứu vớt được bộ phim Nữ đại gia
Cùng với sự xuống tay nghề của các đạo diễn Việt kiều là sự nhiệt tình của nhiều "đạo diễn trẻ". Dường như hiện nay, ai ai cũng có thể trở thành đạo diễn điện ảnh, từ những người ngoại đạo cho tới những người có kinh nghiệm trong việc thực hiện các... video clip ca nhạc.
Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các phim Việt chiếu rạp đều có điểm chung là kịch bản yếu, hời hợt, phi logic, các nhân vật bị cường điệu trở nên quá lố. Các diễn viên được giao vai chính chỉ vì hot trên mạng xã hội hoặc là người đẹp đắt show sự kiện.
Theo VTC
"Tấm Cám" dễ xịt vì vướng chuyện ăn chia Vì không thể thống nhất tỉ lệ ăn chia doanh thu nên CGV quyết định không chiếu "Tấm Cám: Chuyện chưa kể". Khoảng 1 tuần trở lại đây, trên các diễn đàn phim ảnh,... xôn xao thông tin về việc CGV - hệ thống rạp chiếu Hàn Quốc đang chiếm 40% thị phần tại Việt Nam, sẽ không chiếu bộ phim Tấm Cám:...