Điều ít biết về trực thăng siêu tải CH-53E của Hoa Kỳ
Máy bay trực thăng siêu tải CH-53E (CH-53E Super Stallion) của Mỹ đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ trong chiến đấu cũng như trong cứu trợ nhân đạo, sau đây là một vài hành động đáng chú ý của dòng trực thăng “khủng” này.
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện đổ bộ từ trực thăng CH-53
Trong thời gian chiến tranh Vùng Vịnh, trực thăng vận tải CH-53E đã thực hiện được rất nhiều nhiệm vụ, cũng là một trong những máy bay tác chiến xâm nhập sớm nhất vào không phận của Iraq.
Trước khi thực hiện chiến dịch “Bão táp sa mạc”, CH-53E đã vận chuyển lực lượng đặc nhiệm xâm nhập sâu vào lãnh thổ Iraq, thực hiện phá hủy hệ thống radar cảnh báo sớm, dọn đường cho quân các nước đồng minh của Mỹ tập kích.
Là lực lượng nòng cốt trong việc hỗ trợ đặc nhiệm tác chiến, nó đã thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và chi viện cho lực lượng mặt đất của các nước đồng minh. Đồng thời, nó cũng là một trong những loại máy bay đầu tiên đã hoàn thành nhiệm vụ cứu hộ thành công phi công bị bắn rơi trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”.
Video đang HOT
Sau chiến tranh Vùng Vịnh, CH-53E tiếp tục tham gia hành động cứu trợ nhân đạo cho người Kusd, hoạt động cứu hộ tại cuộc khủng hoảng Panama và các hoạt động cứu hộ tại Nam Tư.
CH-53E Super Stallion là trực thăng quân sự lớn nhất và nặng nhất hiện đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, do hãng Sikorsky Aircraft chế tạo. Nó là phiên bản phát triển từ CH-53 Sea Stallion, với thay đổi đáng kể là tăng thêm 1 động cơ, 1 cánh quạt nâng và nghiêng trục quay của cánh quạt đuôi chừng 20 độ.
CH-53E đã vận hành rất tốt tại Mỹ, Israel, Đức và Nhật Bản, chủ yếu là vận tải các hàng hóa và thiết bị hạng nặng. Trọng tải của nó hơn 14 tấn, cho nên đối với việc nâng tải một chiếc xe bọc thép nặng khoảng 12 tấn là “chuyện nhỏ” đối với dòng trực thăng này.
Theo_An ninh thủ đô
Rút ruột quỹ người nghèo, găm khối tài sản "khủng"
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang tiến hành thủ tục để tịch thu khối bất động sản trị giá 12,5 triệu USD từ Janet Lim-Napoles nữ doanh nhân được coi là chủ mưu trong vụ biển thủ quỹ dành cho người nghèo gây xôn xao dư luận Philippines. Đáng chú ý, nhân vật này được cho là sở hữu khối tài sản "khủng" với hơn 30 căn nhà và hơn 400 tài khoản ngân hàng từ việc làm ăn phi pháp.
3 năm sau khi thực hiện dự án "ma" để rút ruột công quỹ, Janet Lim-Napoles đã mua 3 ngôi nhà ở California, Mỹ
Nhà đất tại Mỹ cũng bị tịch thu
Trong tháng 7-2015, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn lên tòa án Los Angeles nhằm giành quyền kiểm soát khối tài sản cá nhân của nữ tỷ phú Lim-Napoles, bao gồm một căn hộ tại khách sạn Ritz-Carlton, một nhà nghỉ gần Disneyland và một chiếc Porsche Boxter mà bà này mua cho cô con gái út tên Jeanne Catherine Lim Napoles, học ngành thiết kế thời trang ở Mỹ.
Trong đơn gửi đến tòa án, Bộ Tư pháp Mỹ chỉ rõ, Lim-Napoles đã hối lộ các chính trị gia và các quan chức Philippines hàng chục triệu đôla trong giai đoạn 2004-2012 để giành được nguồn tiền từ Quỹ Hỗ trợ phát triển ưu tiên (PDAF) - một dạng quỹ hỗ trợ người nghèo, trị giá khoảng 200 triệu USD. Kể từ năm 2008, các nghị sỹ Quốc hội Philippines được quyền phân bổ các dự án trị giá nhất định từ PDAF. Nhưng trong khoảng thời gian nói trên, một số nghị sỹ đã chủ ý lựa chọn một số tổ chức phi chính phủ và quỹ do Lim-Napoles "vẽ" ra.
Thực tế, Lim-Napoles làm dự án "ma", tiền được giải ngân từ quỹ, sau khi "lại quả" cho các nghị sỹ đã bị bà này chiếm đoạt để dùng vào chi tiêu cá nhân. "Bộ Tư pháp Mỹ sẽ không cho phép nước Mỹ trở thành sân chơi của những kẻ tham nhũng hoặc là nơi cất giấu, đầu tư nguồn tiền bị đánh cắp", Trợ lý Tổng chưởng lý Leslie Caldwell tuyên bố.
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima nhận định, nhiều khả năng Mỹ sẽ tịch thu được tài sản của Lim-Napoles tại Mỹ và chuyển giao cho Philippines. Tháng 4-2014, tòa án Manila đã ra lệnh đóng băng tài khoản ngân hàng và tài sản của Lim-Napoles bởi bà này sở hữu một khối tài sản "khủng" rất bất minh. Ủy ban chống tham nhũng của Philippines tiết lộ, cùng với một số bất động sản ở Mỹ, Lim-Napoles sở hữu ít nhất 28 ngôi nhà ở Metro Manila, Laguna, Cavite, Batangas và một số thành phố khác tại Luzon, Philippines. Còn theo Bộ Tư pháp, bà này đứng tên khoảng 415 tài khoản ở 17 ngân hàng. Gia đình Napoles cũng duy trì đội xe gồm 30 chiếc, tất cả đều đăng ký thuộc sở hữu của Tập đoàn JLN do bà ta đứng đầu.
Lim-Napoles đã nhiều lần giải thích, lối sống xa hoa và khối tài sản khổng lồ của gia đình mình là từ nguồn gốc hợp pháp. Là doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, bà ta khẳng định giàu có là nhờ được thừa kế từ cha mẹ mình và thu lời từ việc kinh doanh trong ngành than, chủ yếu ở Indonesia. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy đó chỉ là những lời
gian dối.
Đường dây tham nhũng liên quan đến 100 người
Lim-Napoles, sinh năm 1964, hiện đang thi hành án tại trại tù dành cho nữ phạm nhân ở thành phố Mandaluyong. Hôm 14-4-2015, bà này đã bị tòa án khu vực Makati tuyên án chung thân vì tội giam giữ người trái pháp luật. Lim-Napoles và anh trai mình, Reynald Luy Lim đã cố tình giam giữ người em họ Benhur Luy tại nhà bà ta tại Pacific Plaza Towers ở Fort Bonifacio từ tháng 12-2012 đến tháng 3-2013 cho đến khi ông này được nhân viên Cục Điều tra quốc gia giải cứu.
Benhur Luy khai ông ta bị các anh chị em họ bắt giữ nhằm ngăn cản ông ta tiết lộ những hành vi sai trái của Lim-Napoles. Trong hơn 10 năm, ông ta là cánh tay phải của Napoles trong các hoạt động phi pháp, song sau đó bị Lim-Napoles nghi ngờ là có dấu hiệu "đi đêm", trộm tiền của bà này. Chính Benhur Luy là người tố cáo Napoles và các nghị sỹ, quan chức cấu kết rút ruột quỹ dành cho người nghèo.
Sau khi nhà chức trách treo thưởng 10 triệu peso cho thông tin giúp bắt giữ đối tượng truy nã Lim-Napoles, nữ quái này đã ra đầu thú ngày 28-8-2013. Năm ngoái, bà này đã nộp cho các công tố viên danh sách hơn 100 người có liên quan đến vụ bê bối, dẫn đến việc cơ quan chức năng Philippines bắt giữ Thượng nghị sĩ Juan Ponce Enrile, một trong những chính trị gia quyền lực nhất của Philippines; Thượng nghị sĩ Jose Estrada, con trai của một cựu Tổng thống nước này và Thượng nghị sĩ Ramon Revilla, một ngôi sao phim hành động, cùng một số nhân vật khác.
Bê bối lạm dụng quỹ dành cho người nghèo của Chính phủ Philippines hiện đang ở giai đoạn điều tra và chắc chắn còn nhiều quan chức khác thời gian tới sẽ phải ngồi tù vì liên quan đến vụ tham nhũng lớn này.
Theo_An ninh thủ đô
Nga ngừng sử dụng đường băng chính ở căn cứ Hmeimim Ảnh vệ tinh của Airbus Defence and Space đã cho thấy, một chữ "X" lớn, thường được sử dụng để ám chỉ một đường băng không hoạt động, đã được sơn ở cuối đường băng phía tây căn cứ không quân Hmeimim tại Syria. Những bức ảnh này được chụp từ hôm 29-3 và đến ngày 15-4, vẫn chưa có bất kì dấu...