Điều ít biết về Tổng giám đốc WHO Tedros và nhiệm kỳ sóng gió của ông
“Chúng ta có thể yêu cầu Tedros chịu trách nhiệm nhưng hãy nhìn vào thực tế, chưa có 1 Tổng giám đốc WHO nào đối mặt với cuộc khủng hoảng như hiện nay”.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đang có một nhiệm kỳ đầy sóng gió khi không chỉ đối diện với những thách thức cam go từ bản thân đại dịch Covid-19 mà còn những vấn đề chính trị xoay quanh đại dịch này.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc ông Tedros “thiên vị Trung Quốc” và không đưa ra cảnh báo sớm với thế giới về một đại dịch nguy hiểm toàn cầu. Trên mạng xã hội, nhà lãnh đạo WHO cũng bị tấn công bằng những hình ảnh phân biệt chủng tộc và những lời lẽ đe dọa.
“Tôi có thể nói với các bạn rằng tôi đã bị công kích cá nhân suốt hơn 2- 3 tháng. Họ dùng những lời lẽ xúc phạm và phân biệt chủng tộc với tôi, thậm chí dọa giết nhưng tôi không quan tâm đến điều đó”, ông Tedros nói với báo giới trong cuộc họp ngày 8/4, đồng thời kêu gọi Mỹ và Trung Quốc hợp tác với nhau, và khẳng định: “Nếu các bạn không muốn thấy nhiều túi xác hơn thì hãy dừng chính trị hóa dịch Covid-19″.
Ông Tedros trở thành lãnh đạo của WHO vào năm 2017 và là một người châu Phi đầu tiên giữ vị trí này.
Những người ủng hộ ông nói rằng ông là một người tận tụy, cuốn hút và ấm áp, một “nhà lãnh đạo ưu tú”. Tuy nhiên, những người chỉ trích ông thì nhận định ông giống một chính trị gia hơn là một người trong ngành y và cho rằng ông có cái tôi quá lớn. Một nữ lãnh đạo y tế phàn nàn rằng ông từng gọi bà là “một trong những lính của tôi” – một điều khiến bà cảm thấy mình bị hạ thấp.
Đối với công việc, ông Tedros đã khẳng định sẽ cải cách WHO và thúc đẩy các chương trình phản ứng khẩn cấp của tổ chức này sau khi dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Mục tiêu đó được định hình từ chính xuất thân và học vấn của ông.
Ông Tedros lớn lên ở vùng Tigray ở phía bắc Ethiopia. Khi ông đang nghiên cứu về sinh học tại Đại học Asmarra ở Eritrea thì em trai của ông qua đời khi chỉ mới 4 tuổi, nghi là mắc bệnh sởi.
“Tôi không thể chấp nhận điều đó. Thậm chí đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể chấp nhận điều đó”, người đứng đầu WHO chia sẻ với tạp chí Time năm 2019, đồng thời bày tỏ về sự “bất công” khi nhiều trẻ em ở Ethiopia tử vong vì không thể tiếp cận hệ thống y tế cơ bản.
Video đang HOT
Vào những năm 1990, ông Tedros học tiến sĩ tại Đại học Nottingham và nhận bằng thạc sĩ tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London trước khi quay trở về Ethiopia và có những bước tiến trong chính phủ.
Từ năm 2005 – 2012, ông Tedros là Bộ trưởng Y tế Ethiopia trước khi dành 4 năm với vai trò là Ngoại trưởng của nước này.
“Ông ấy rất thông minh, suy nghĩ thấu đáo và có tư duy chiến lược”, Matthew Kavanagh – giáo sư về y tế toàn cầu tại Georgetown, Mỹ nhận định.
“Một phần khiến ông Tedros là một nhà lãnh đạo đặc biệt là những kỹ năng chính trị của ông ấy. Và đó là một vấn đề quan trọng bởi y tế cũng là chính trị. Tôi nghĩ chúng ta đều thấy rõ điều này trên trường quốc tế trong năm 2020″.
“Chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc có một Tổng giám đốc là người châu Phi. Ông ấy có khả năng khiến mọi người lưu tâm hơn đến những vấn đề từng bị xem nhẹ”, Clare Wenham, giáo sư về chính sách y tế toàn cầu tại Trường Kinh tế London cho biết.
“Mang thiên hướng chính trị là một đặc điểm quan trọng để biết cách phản ứng cũng như giải quyết các công việc trong một tổ chức có những thách thức tài trợ đáng kể”, giáo sư Wenham cho biết.
Bà Wenham cũng nhận định mặc dù những nỗ lực cải cách WHO không tiến xa như một số người kỳ vọng, song tổ chức này đã có những bước tiến trong vấn đề bình đẳng giới và hiện diện rộng rãi hơn dưới sự lãnh đạo của ông Tedros.
Tuy nhiên, hướng tiếp cận “mang tính chính trị” cũng khiến ông Tedros vấp phải chỉ trích.
“Tôi hoàn toàn thất vọng về ông ấy. Ông ấy hoạt động trong chính trị nhiều hơn là bắt tay vào công việc này”, một chuyên gia y tế công cộng giấu tên cho biết.
Dù vậy, hầu hết các chuyên gia về y tế đều nhận định rằng ông Tedros là một người phù hợp để lãnh đạo WHO trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay.
“Ông ấy chăm chú lắng nghe, đặt những câu hỏi hợp lý, cân nhắc các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau rồi sử dụng chúng và đưa ra quyết định”, David Heymann, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từng làm việc cho WHO cho biết.
“Chúng ta có thể yêu cầu ông ấy phải chịu trách nhiệm nhưng hãy nhìn vào thực tế, chưa từng có một Tổng giám đốc WHO nào phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng như hiện nay. Tôi cho rằng trong phần lớn thời gian, ông ấy đều ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan”, giáo sư Wenham nhận định./.
Kiều Anh
Bác sĩ Indonesia mặc áo mưa thay đồ bảo hộ
Phải dùng chung kính và áo mưa rẻ tiền, các bác sĩ ở Indonesia vật lộn với Covid-19 trong những bệnh viện ọp ẹp và thiếu thốn thiết bị.
20 bác sĩ đã tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát ở Indonesia và các nhà phê bình cảnh báo rằng con số 459 người chết là quá thấp so với thực tế ở một quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm nCoV thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Các bệnh viện không có đủ thiết bị bảo hộ cơ bản và các máy thở tinh vi là thứ xa xỉ, khiến nhiều bác sĩ phải chiến đấu với nCoV chỉ bằng áo mưa giấy.
Muhammad Farras Hadyan, bác sĩ ở Jakarta, cho hay vật tư y tế đang ngày càng cạn kiệt ở bệnh viện của anh, đến mức một số đồng nghiệp phải nhờ gia đình hỗ trợ tiền để mua vài trang phục bảo hộ chuyên dụng.
"Những người còn lại trông chờ vào nguồn cung của bệnh viện và họ phải chờ đợi", anh nói.
Bác sĩ Muhammad Farras Hadyan mặc áo mưa, cầm tờ giấy có dòng chữ "Tôi đi làm vì các bạn, các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi" tại bệnh viện ở Jakarta, Indonesia hôm 19/3. Ảnh: AFP
Handoko Gunawan, một chuyên gia về phổi 79 tuổi, đã ở trên tuyến đầu cho đến khi ông buộc phải tự cách ly vì nghi ngờ mình nhiễm nCoV.
"Tôi vô cùng run rẩy và người y tá cũng thế", Gunawan, người đã có kết quả âm tính, nói về việc điều trị cho các bệnh nhân. "Những y bác sĩ trẻ có chồng con ở nhà, nhưng họ vẫn đương đầu với thử thách này. Bác sĩ rất hiếm hoi ở Indonesia và nếu họ chết, chúng tôi sẽ có rất ít người để điều trị bệnh nhân".
Indonesia có chưa đến 4 bác sĩ trên 10.000 người, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thấp hơn nhiều so với con số 40 ở Italy và 24 ở Hàn Quốc. Hiệp hội Bác sĩ Indonesia cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 tồi tệ hơn nhiều so với những gì được báo cáo và phản ứng của chính phủ "rất rời rạc".
Theo số liệu chính thức mới nhất, Indonesia xác nhận khoảng 5.136 ca nhiễm nCoV, nhưng mới chỉ 36.000 người được xét nghiệm tại đảo quốc có hơn 260 triệu dân, quốc gia đông dân thứ tư thế giới. Bộ Y tế Indonesia tuần này cho hay gần 140.000 người đang được theo dõi vì nghi nhiễm nCoV.
"Số liệu chính thức của chính phủ không phản ánh bức tranh thật về số ca nhiễm trong nước", Halik Malik, phát ngôn viên của Hiệp hội Bác sĩ Indonesia, nói.
Số liệu của chính quyền thủ đô Jakarta, tâm dịch tại Indonesia, cho thấy hơn 1.000 người nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV đã được chôn cất tại các nghĩa trang địa phương theo quy trình xử lý liên quan tới Covid-19, cao gấp khoảng 5 lần con số tử vong mà chính phủ đưa ra.
Số ca mai táng ở thành phố Ban Dung, tỉnh Tây Java, giáp với Jakarta, đã tăng gấp đôi lên khoảng 400 trường hợp trong một tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, thống đốc Ridwan Kamil cho biết.
"Đó là hiện tượng tương tự như ở Jakarta," Kamil nói. "Chúng tôi không thể xác nhận tất cả những người qua đời này đều mắc Covid-19, nhưng số người chết cao hơn bình thường."
Số lượng ca nhiễm gia tăng đã khiến các bác sĩ như Raditya Nugraha và đồng nghiệp tại một bệnh viện ở Tây Java phải vật lộn để ứng phó và chia sẻ thiết bị với nhau.
"Chúng tôi không có đủ kính bảo hộ nên thay phiên nhau đeo", ông nói.
Anh Ngọc
Dịch Covid-19 tối 16/4: Vợ chồng tỷ phú Billl Gates tài trợ 250 triệu USD cho WHO Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới, vợ chồng tỷ phú Billl Gates đã tài trợ thêm 150 triệu USD cho tổ chức này, nâng tổng số tiền tài trợ lên 250 triệu USD. Theo Daily Mail, trong tuyên bố mới nhất, tỷ phú Mỹ Billl Gates và vợ thống nhất...