Điều ít biết về thành phố đông dân nhất Trung Quốc
Thành phố nằm trên hợp lưu sông, sở hữu hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ 2 thế giới và phố cổ còn tồn tại từ Trung Hoa cổ.
Thượng Hải là nơi giao thoa giữa văn hóa truyền thống của Trung Quốc và nét hiện đại từ phương Tây. Dưới đây là những điều ít người biết về thành phố này.
Đông dân nhất Trung Quốc
Theo dữ liệu mới nhất của Worldometer , dân số Thượng Hải ước tính khoảng 22,3 triệu người. Cộng đồng người nước ngoài cư trú tại Thượng Hải cũng lớn nhất Trung Quốc đại lục với khoảng 200.000 người.
Tên gọi của thành phố ghép từ 2 chữ Hán. “Thượng” nghĩa là trên,”Hải”là biển, nghĩa là “trên biển”. Đây là vị trí đắc địa, nơi sông Hoàng Phố đổ ra biển. Tên Thượng Hải lần đầu tiên được đề cập vào thế kỷ 11, khi nó mới chỉ là một thị trấn nhỏ. Đến nay, thành phố này đã phát triển và mở rộng đến tận sông Dương Tử và biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Thượng Hải nằm trên hợp lưu sông Hoàng Phố, sông Dương Tử và biển.
Trở thành đô thị từ thế kỷ 19
Ban đầu, Thượng Hải là một làng chài nhỏ, sau trở thành một thị trấn vào năm 1074, và trở thành một quận lỵ vào năm 1272. Dưới triều đại nhà Thanh, nơi đây là một cảng quan trọng trong thế kỷ 18. Năm 1842, người Anh chiếm Thượng Hải và không lâu sau đó, cảng mở cửa cho thương mại quốc tế. Nơi đây trở nên thịnh vượng và nhanh chóng trở thành một đô thị vào thế kỷ 19.
Phố cổ vẫn tồn tại
Phố cổ Thượng Hải vốn nằm trong bức tường thành hình tròn bao quanh. Bức tường đã bị phá hủy hầu hết vào thế kỷ 20. Tuy nhiên, một phần nhỏ của nó vẫn tồn tại. Tại đây vẫn còn sót lại những di tích lịch sử ấn tượng. Vườn nhà Dự Viên, chùa Phật Ngọc… là những minh chứng cho đặc điểm kiến trúc từ thời Trung Hoa cổ.
Phố cổ tạo dấu ấn cổ kính giữa các công trình hiện đại tại Thượng Hải.
Đa dạng kiến trúc trên Bến Thượng Hải
Vào đầu thế kỷ 20, thành phố bùng nổ với thương mại quốc tế. Các công ty lớn mạnh đã mở văn phòng của họ tại khu vực bờ kè, tạo nên hình ảnh Bến Thượng Hải nổi tiếng thế giới. Bạn có thể chiêm ngưỡng các tòa nhà theo kiến trúc tân cổ điển và tất cả các loại phong cách kiến trúc phục hưng, bao gồm Romanesque, Gothic, Renaissance và Baroque, thậm chí là kiến trúc Art Deco hiện đại.
Phố đi bộ
Một trong những điều khiến thành phố cảng này trở thành một trong những nơi đáng sống là nó có rất nhiều khu vực chỉ dành cho người đi bộ. Một trong số những khu vực nổi tiếng nhất là vườn Dự Viên trong phố cổ, khu xung quanh tô giới Pháp, khu mua sắm Xintiandi, hay phố Tianzi Fang chuyên về thủ công và nghệ thuật.
Khu nhà ở công cộng ở Thượng Hải có tên gọi riêng là Longtang hoặc Lilong. Trong các Lilong có những căn nhà theo phong cách Shikumen, có nghĩa “cổng đá”. Đây là một kiểu nhà ở đặc trưng của Thượng Hải, pha trộn giữa cấu trúc nhà ở Trung Quốc và phương Tây, cao hai đến ba tầng, với sân trước được bảo vệ bởi một bức tường gạch cao. Lối vào mỗi con hẻm thường được bao bọc bởi một vòm đá kiểu cách. Nhiều tài liệu ghi nhận đã từng có tới 9.000 Shikumen trên khắp Thượng Hải. Nhiều ngôi nhà vẫn được bảo tồn và tồn tại đến ngày nay.
Các Shikumen tại Thượng Hải được bảo tồn đến ngày nay. Ảnh: Shanghai Street Stories
Hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ 2 thế giới
Thượng Hải đã xây dựng hệ thống tàu điện ngầm trong suốt 30 năm. Sau Thế chiến thứ hai, chính quyền Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm tại 4 thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Thẩm Dương. Tuy nhiên, phải đến năm 1986 Thượng Hải mới bắt đầu xây dựng. Phần đầu tiên mở cửa vào năm 1993.
Ngày nay, hệ thống tàu điện ngầm đây gồm 16 tuyến tàu với tổng chiều dài dài hơn 670 km. Đây là hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ hai thế giới sau Bắc Kinh. Bên cạnh đó, thành phố còn vận hành chuyến tàu nhanh nhất thế giới “Maglev Thượng Hải” kết nối thành phố với sân bay quốc tế Phố Đông.
Thành phố Sydney mở thêm phố đi bộ để thúc đẩy nền kinh tế ban đêm thời COVID-19
Một số đề xuất mới đã được đưa ra nhằm giúp duy trì nền kinh tế ban đêm của thành phố Sydney, Australia trong mùa đại dịch COVID-19.
Du khách tham quan khu vực Nhà hát Opera ở Sydney, Australia ngày 22/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong đó có việc mở thêm các phố đi bộ và các địa điểm trên tầng thượng các tòa nhà để khuyến khích các hoạt động ăn uống ngoài trời.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp ở hai bang đông dân nhất Australia là Victoria và New South Wales, chiến lược phát triển kinh tế 24 giờ của chính quyền bang New South Wales, với thủ phủ là thành phố Sydney, dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận trong tháng này, với những sửa đổi phù hợp để thích ứng với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh do đại dịch gây ra.
Ủy ban vì Sydney, một nhóm vận động hành lang, đang kêu gọi thay đổi cách thức hoạt động của các quán cà phê, nhà hàng và quán rượu với lý do người dân sẽ cảm thấy an toàn hơn khi đến các địa điểm ngoài trời áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội phù hợp.
Giám đốc điều hành của Ủy ban, ông Gabriel Metcalf, nói các cuộc thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế ban đêm cần tập trung vào các biện pháp chuyển đổi cần thiết để cứu các doanh nghiệp trong bối cảnh chính quyền và người dân bang New South Wales vẫn cảnh giác cao đối với rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Ông Metcalf cho rằng cần dành đường phố cho cuộc sống về đêm và thúc giục chính quyền các khu phố tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh ngoài trời khi người dân ngày càng tránh các địa điểm ăn uống trong nhà.
Ông Metcalf nói: "Mọi người muốn có thêm nhiều đường phố và không gian mở hơn cho cuộc sống về đêm, ví dụ như ăn uống và biểu diễn ngoài trời. Chính quyền các khu phố cần đóng cửa một số đường phố không cho xe cộ qua lại để có thêm không gian cho người dân tụ tập".
Theo ông Metcalf, điều quan trọng là phải làm cho mọi người cảm thấy thoải mái khi ra ngoài và thành phố Sydney có thể tận dụng tốt hơn các không gian ngoài trời, bao gồm tầng thượng các tòa nhà. Bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm trong nhà không chỉ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 mà còn giúp mọi người cảm thấy an toàn khi ra khỏi nhà.
Bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến bang New South Wales, trong tuần trước đã kêu gọi giới trẻ hạn chế giao tiếp xã hội sau khi một thanh niên trong độ tuổi 20 tuổi ở Sydney mắc COVID-19 nhưng vẫn tới 7 nhà hàng, quán rượu và siêu thị Woolworths trong vòng 48 giờ. Những người trong độ tuổi 20 chiếm tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhất ở bang New South Wales và trên toàn quốc.
Chính quyền bang New South Wales không có ý định áp đặt giới hạn số địa điểm mà một người có thể lui tới trong một đêm nhưng đã cảnh báo về sự nguy hiểm của những người bị nhiễm bệnh đi tới nhiều quán bar và quán rượu khác nhau.
Phó thị trưởng thành phố Sydney, Jess Scully, cho biết Hội đồng thành phố đã nhanh chóng cho phép mở các dịch vụ ăn uống trên các lối đi bộ trước khi thành phố áp dụng các lệnh hạn chế vào cuối tháng 3 để đảm bảo các địa điểm kinh doanh tiếp tục hoạt động một cách an toàn.
Vào tháng Sáu, Hội đồng thành phố đã cho phép thử nghiệm trong vòng 12 tháng việc cấm các loại xe máy qua lại phố Kensington ở khu Chippendale từ thứ Năm đến Chủ Nhật hàng tuần để các nhà hàng ở đây có thể bày bàn ăn ra ngoài đường.
Phố Kensington là nơi tập trung nhiều nhà hàng, quán rượu và phòng tranh, cũng như một dãy các quầy bán hàng ăn châu Á. Vào đầu năm nay, trước khi đại dịch xảy ra, "phố ăn uống " này đã đón tới 4.000 lượt du khách mỗi ngày.
Đại diện của phố Kensington cho biết, việc ngăn không cho các loại xe máy qua lại từ 11 giờ sáng vào bốn ngày trong tuần là " cứu cánh" cho nhiều nhà hàng trên phố, khi nhiều người dân đã bắt đầu coi đây là một địa điểm an toàn có thể lui tới./.
Phú Quốc hòn đảo đầu tiên lên Thành phố Với dân số gần 180.000 dân, diện tích đảo rộng 573 km 2, Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Phú Quốc trở thành thành phố là dấu mốc quan trọng, cùng Rạch Giá, Hà Tiên là ba trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang và đồng bằng sông Cửu Long. TP Phú Quốc có...