Điều ít biết về nữ cố vấn đầy quyền lực của Tổng thống Obama
Hôm 23-5-2016, trong ngày làm việc đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Việt Nam, một phụ nữ mặc đầm màu xanh duyên dáng luôn đi bên cạnh ông chủ Nhà Trắng. Nhưng không phải ai cũng biết về bà, cũng như vị trí đầy quyền lực mà bà đang nắm giữ trong chính quyền của Tổng thống Obama.
Bà Rice là người trực tiếp báo cáo với ông Obama về tình hình an ninh quốc gia hàng ngày
Điều phối chính sách cho Chính phủ Mỹ
Người phụ nữ đầy quyền lực đó là bà Susan Rice, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama. Với nhiệm vụ cố vấn, bà là người trực tiếp báo cáo với ông chủ Nhà Trắng về tình hình an ninh quốc gia hàng ngày, cũng như chịu trách nhiệm điều phối và phối hợp các chính sách đối ngoại, tình báo và quân sự cho chính phủ.
Việc bổ nhiệm bà Susan Rice diễn ra vào năm 2013 khi ông Obama cải tổ nhóm chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của mình. Khi đó, bà Rice kế nhiệm ông Tom Donilon, người nắm giữ vai trò Cố vấn an ninh quốc gia trong Chính phủ Mỹ kể từ khi ông Obama trở thành Tổng thống năm 2008.
Bà Rice được biết đến là một trong những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Obama, nhưng bà cũng là nhân vật gây tranh cãi và từng bị một số đảng viên Cộng hòa chỉ trích nặng nề. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ không thể làm gì để bác bỏ việc bổ nhiệm này bởi vì vị trí mới của bà Rice không cần sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ.
Video đang HOT
Trước khi trở thành Cố vấn an ninh quốc gia, bà Rice được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, và là một thành viên trong Nội các. Như vậy, bà là Đại sứ Mỹ trẻ thứ hai tại Liên hợp quốc, đồng thời là nữ Đại sứ Mỹ gốc Phi đầu tiên của cơ quan này.
Tại Liên hợp quốc, bà Rice đã nỗ lực thúc đẩy các lợi ích của Mỹ, bảo vệ các giá trị phổ quát, tăng cường an ninh và thịnh vượng chung của thế giới.
Dưới thời bà Rice làm Đại sứ, phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Liên hợp quốc đã đề xuất thành công các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất chống lại Iran và CHDCND Triều Tiên, một hành động chưa từng có tiền lệ để ngăn chặn vũ khí hạt nhân; hỗ trợ tình hình chiến sự tại Libya và Bờ Biển Ngà, hợp tác trong cuộc trưng cầu dân ý về độc lập ở Nam Sudan…
Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết
Bà Susan Rice sinh ngày 17-11-1964 tại Thủ đô Washington D.C của Mỹ, cha bà, ông Emmett J. Rice là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Cornell, còn mẹ bà là Lois Dickson Fitt, một nhà nghiên cứu chính sách giáo dục và học giả lâu năm tại Viện Brookings – tổ chức tư vấn chính sách nổi tiếng của Mỹ. Lớn lên, bà Rice theo học ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Stanford và Đại học Oxford.
Trong khoảng thời gian từ năm 1993-1997, bà Rice đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong chính quyền của Tổng thống Bill Clinton như Trợ lý đặc biệt cho Tổng thống kiêm Giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Phi tại Hội đồng An ninh Quốc gia.
Năm 2002, bà Rice tham gia Viện Brookings với vai trò là thành viên cao cấp trong các chương trình chính sách đối ngoại. Tại Viện Brookings, bà tập trung vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, những tác động của nghèo đói toàn cầu, và các mối đe dọa xuyên quốc gia đối với an ninh.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2004, bà Rice là cố vấn chính sách đối ngoại của ông John Kerry (người hiện đang là Ngoại trưởng Mỹ).
Năm 2008, bà Rice rời Viện Brookings để tham gia cố vấn chính sách đối ngoại cho ứng cử viên Barack Obama trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông. Sau khi ông Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, bà Rice được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc.
Mặc dù được xem là đồng minh thân cận của Tổng thống và là ứng viên sáng giá cho chức Ngoại trưởng Mỹ, nhưng vào tháng 12-2012, bà Rice đã rút tên khỏi danh sách ứng viên kế nhiệm bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ.
Vào thời điểm đó, bà Rice là tâm điểm chỉ trích của Đảng Cộng hòa về sự phản ứng của chính quyền ông Obama đối với cuộc tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở Libya.
“Nếu được đề cử, tôi tin rằng quá trình phê chuẩn sẽ kéo dài, gây phiền hà và tốn kém – đối với ông và đối với các ưu tiên quốc gia và quốc tế áp lực nhất chúng ta đang phải đương đầu”, bà Rice viết trong thư gửi Tổng thống Obama.
Khi đó, ông chủ Nhà Trắng nói rằng ông rất lấy làm tiếc về các cuộc chỉ trích không công bằng và gây hiểu nhầm về bà Susan Rice, đồng thời khẳng định, quyết định của bà chứng tỏ một tính cách mạnh mẽ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Về đời tư, bà Rice kết hôn với nhà sản xuất chương trình của Đài ABC, Ian Cameron, hiện họ có hai người con.
Theo_An ninh thủ đô
Hillary Clinton: Chính sách đối ngoại của Donald Trump gây nguy hiểm
Ứng viên tổng thống Hillary Clinton cho rằng các lập trường chính sách đối ngoại của Donald Trump đe dọa trực tiếp đến Mỹ.
Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton, ứng viên tổng thống tiềm năng của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Ảnh: CBS
Cựu ngoại trưởng Mỹ hôm qua bày tỏ quan ngại trước những lập trường của ông Trump riêng trong tuần vừa qua, như việc ông công kích Anh, nước được bà cho là đồng minh thân cận nhất của Mỹ, ca ngợi lãnh đạo Triều Tiên, tái khẳng định lời kêu gọi rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Nói về việc để cho các nước khác có vũ khí hạt nhân. Ủng hộ quay lại hình thức tra tấn và thậm chí sát hại gia đình các nghi phạm khủng bố. Điều đó là vượt quá giới hạn. Và nó gây nguy hiểm trực tiếp", Guardiandẫn lời bà Clinton nói về ứng viên tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa.
Bà Clinton cho rằng ông Trump không đủ trình độ làm tổng thống. "Tôi tin tưởng sâu sắc vào điều đó", bà nói. "Tôi không muốn người Mỹ và, bạn biết đấy, những người Cộng hòa với ý tốt, cả những người Dân chủ và Độc lập, bắt đầu tin rằng đây là một sự ứng cử bình thường. Sự ứng cử này không bình thường".
Theo khảo sát của Wall Street Journal, ông Trump đang thu hẹp khoảng cách với bà Clinton, với tỷ lệ phần trăm cử tri ủng hộ tương ứng là 43 và 46. Tháng trước, bà Clinton còn dẫn trước ông Trump 11 điểm phần trăm, và đây là lần đầu tiên trong năm nay khảo sát của Wall Street Journal cùng NBC News cho thấy sự ủng hộ với bà Clinton tụt xuống dưới ngưỡng 50% trong cuộc cạnh tranh với ông Trump.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tổng thống Putin khẳng định luôn ưu tiên Việt Nam Tổng thống Vladimir Putin đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á và khẳng định Việt Nam luôn là một trong những ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: VGP Trong khuôn khổ chuyến thăm...