Điều ít biết về ngôi đền thờ vợ đại gia Xuân Trường trong quần thể chùa Tam Chúc
Những ngày này, du khách đến chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi đền thờ mang tên “Đền Tứ Ân – Thờ cư sĩ Phật tử Diệu Liên”, ngôi đền được xây hoành tráng chếch bên phải Điện Tam Thế, tâm điểm của chùa Tam Chúc.
Đền Tứ Ân được xây dựng với lối kiến trúc không giống như bất kỳ ngôi đền nào tại Việt Nam. Ngôi đền này gồm hai tầng, tầng 1 là nơi tiếp các đoàn khách, ở giữa đặt bức tượng phật.
Tượng Phật được đặt giữa nơi tiếp khách tại tầng 1.
Cách sắp xếp thảm đỏ và hàng loạt ghế ngồi hai bên cho thấy nơi này chỉ để tiếp những đoàn khách đặc biệt.
Trên tầng hai của đền Tứ Ân là nơi thờ cư sĩ Phật tử Diệu Liên, tức bà Phạm Thị Lan, sinh năm 1961, mất năm 2018. Nhiều du khách đọc thông tin về công lao của bà được ghi bên ngoài ngôi đền, nhưng không nhiều người biết bà chính là người vợ quá cố của đại gia Nguyễn Văn Trường – Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường, Chủ đầu tư khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
Điểm nhấn của ngôi đền chính là nơi thờ tự với pho tượng cư sĩ Diệu Liên bằng đồng, xung quanh là những dòng chữ, câu đối thể hiện niềm tiếc thương của người xây nên ngôi đền này.
Không giống như những ngôi đền thờ khác, ngôi đền không có “Hậu cung” và chỉ thờ duy nhất bà Phạm Thị Lan.
Tượng bà Phạm Thị Lan được thờ trong đền.
Bà Phạm Thị Lan (cư sĩ Diệu Liên) hưởng dương 57 tuổi, nguyên quán xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Theo lời giới thiệu của nhà đền, bà là người có công lớn trong việc tôn tạo, xây dựng và quản lý Quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình), để được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thiên nhiên Thế giới vào năm 2014.
Video đang HOT
Bảng giới thiệu công lao của người được thờ trong ngôi đền.
Bà Phạm Thị Lan cũng được giới thiệu là người có công xây dựng những ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc (Hà Nam), các ngôi chùa tại quần thể Tràng An – Bái Đính như: chùa Vàng, chùa Bạc, chùa Báo Hiếu, chùa Thiên Phúc, chùa Am Tiên,…
Đặc biệt, bà Lan được nhắc đến với công lao xây dựng các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa như: Song Tử Tây, Đảo Đá Tây A, Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn Đông, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Để đến được với ngôi đền, du khách đi bộ qua các hạng mục chính của chùa Tam Chúc như Điện Quán Âm (thờ Quán Âm Bồ Tát) và Điện Giáo Chủ (thờ Đức phật Thích Ca Mâu Ni). Đền nằm phía bên phải của Điện Tam Thế, nơi được coi là trung tâm của chùa Tam Chúc.
Một con đường nội bộ không dành cho du khách, có thể đi xe từ ngoài cổng chùa vào thẳng đền Tứ Ân. Việc xây dựng và hoàn thiện ngôi đền chỉ trong vòng hơn 1 năm kể từ ngày bà Phạm Thị Lan qua đời vì bạo bệnh đã cho thấy tiến độ thi công thần tốc của Công ty Xuân Trường. Bà có lẽ cũng là người đầu tiên ở Việt Nam được lập đền thờ to và nhanh như vậy.
Chùa Tam Chúc nhìn từ Đền Tứ Ân.
Trước khi ngôi đền được hoàn thành, bà được lập bàn thờ trong Điện Tam Thế của chùa Tam Chúc, điều này đã gây nên những điều tiếng về việc đại gia Xuân Trường đã quá “ưu ái” vợ mình.
Chồng bà Lan, doanh nhân Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963, tại Hoa Lư, Ninh Bình, là Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường. Ông được biết đến là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.
Trong nhiều năm qua, vị đại gia này đã đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào khu du lịch Tràng An – chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, và gần đây là khu du lịch Tam Trúc – Ba Sao (Hà Nam), khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hà Nam)….
Hiền Anh
Theo infonet.vietnamnet.vn
Những điểm du lịch ấn tượng không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình
Ninh Bình những năm qua nổi lên là địa phương có nhiều điểm đến được ưa thích của không chỉ du khách nội địa mà còn cả bạn bè và truyền thông quốc tế. Nhiều điểm đến không ngừng "gây bão" cộng đồng.
Ninh Bình là địa phương sẽ đăng cai Năm du lịch quốc gia năm 2020. Vùng đất này hiện có khá nhiều sản phẩm nổi trội trong đó đặc biệt là du lịch sinh thái kết hợp tâm linh. Một số khu du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ như: khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, khu du lịch sinh thái Vân Long, rừng quốc gia Cúc Phương...
"Nàng thơ của Tam Cốc"
Tuy năm du lịch quốc gia chưa chính thức bắt đầu nhưng du lịch Ninh Bình đã bắt đầu có những biến động. Theo thông tin mới nhất, giá vé vào khu du lịch sinh thái Tràng An sẽ tăng thêm 50.000 đồng/người lớn và 20.000 đồng/trẻ em bắt đầu từ ngày 19/1/2020.
Dẫu Tràng An tăng giá vé cận Tết 2020 thì Ninh Bình vẫn là điểm hút khách du Xuân với loạt danh thắng nổi tiếng.
Hang Múa tọa lạc ở thôn Khê Đầu Hạ (xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư), được mệnh danh "nàng thơ của Tam Cốc," hay "Vạn lý trường thành phiên bản Việt," nhiều du khách còn ví von nơi đây là thánh địa sống ảo "hot" nhất thời gian qua. Không thể phủ nhận đây chính là chốn được giới trẻ yêu thích nhất năm qua của Ninh Bình.
Với hơn 400 bậc thang rêu phong dẫn lên đỉnh núi Múa, nơi có thể ngắm toàn ảnh vùng Tam Cốc, nơi đây sở hữu vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc. Điểm đến này cũng từng được kênh truyền hình nổi tiếng Hàn Quốc đến đây ghi hình.
Đặc biệt, khi đến Hang Múa, điểm "check-in" được giới trẻ gây bão mạng xã hội thời gian qua chắc chắn không thể thiếu khu vực đầm sen nở giữa mùa Đông, tháp trên đỉnh núi Múa... Các điểm này vẫn rất vô cùng hấp dẫn cho du khách thoả sức sáng tạo những bức hình ảo diệu.
Đầm Vân Long
Không quá đông đúc như Tràng An, đến với đầm Vân Long những ngày đầu Xuân du khách sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp nên thơ, trữ tình nơi này. Mùa hoa lau tạo cho không gian đầm giống như bức tranh sơn thủy hữu tình, đẹp đến nao lòng.
Nếu trải nghiệm đi thuyền trên Tràng An tốn 250.000 đồng thì ở đây bạn chỉ 100.000 đồng cho một thuyền hai người. Khung cảnh yên tĩnh và cảm giác như được mình với thiên nhiên là một cảm xúc đẹp nên có vào ngày đầu Xuân.
Chùa Bái Đính
Đầu năm đi lễ chùa, một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt. Và chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình. Đây là địa danh thu hút rất đông du khách mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Quần thế chùa có kiến trúc ấn tượng cùng những tượng Phật khổng lồ, độc đáo vẫn là điểm nhấn trong du lịch Ninh Bình nhiều năm qua.
Tam Cốc-Bích Động
Thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, vẻ đẹp Tam Cốc-Bích Động được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động." Khung cảnh nơi đây là sự kết hợp hài hòa của sơn và thủy hữu tình.
Giống như là tiên cảnh, để thăm thú nơi này, du khách sẽ di chuyển bằng thuyền, xuôi theo dòng sông Ngô Đồng trong veo và mềm mại vào sâu bên trong khu danh thắng.
Động Am Tiêm
Địa danh từng từng xuất hiện trên nhiều bộ phim, MV ca nhạc này cũng thực sự là điểm đến hấp dẫn dịp Tết 2020. Đây là di tích quốc gia nằm trong quần thể Hoa Lư, nó cũng được giới trẻ gọi với cái tên "Tuyệt tình cốc phiên bản Việt."
Động Am tiên có địa thế vô cùng đặc biệt khi được bao bọc trong lòng núi, cùng mặt hồ xanh biếc soi bóng núi. Con đường bao quanh trong lòng động đẹp và lãng mạn với tiếng vó ngựa chiều vang vẳng.
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Những địa danh đẹp nhất để du xuân ở Ninh Bình Năm 2020, Ninh Bình sẽ đăng cai Năm du lịch quốc gia. Mảnh đất cố đô những năm qua được biết đến là một trong những địa phương phát triển du lịch tốt nhất cả nước với nhiều danh thắng như Tràng An, Bái Đính, Hang Múa, đầm Vân Long... Tĩnh lặng tản bộ tại Tam Cốc - Bích Động Khi năm du...